Giáo án Lịch sử 7 bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI - XVIII (tiếp theo)

II. VĂN HÓA

1 Tôn giáo

- Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi

- Nhân dân vẫn giữ nếp văn hóa truyền thống qua các lễ hội

- Từ năm 1533, Đạo Thiên Chúa được truyền bá, đến thế kỉ XVII – XVIII hoạt động của các giáo sĩ càng tăng mặc dù bị các chúa Trịnh – Nguyễn cấm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI - XVIII (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 26	Ngaøy soaïn: 07/02/ 2015
Tieát : 49 Ngaøy daïy: 10/02/ 2015
Bài 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI – XVIII (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
Những nét chính về tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII
Những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học nghệ thuật
 2. Thái độ:
Nhận thức tinh thần lao động cần cù sáng tạo, khiếu thẩm mĩ, đời sống tinh thần của nhân dân ta thời bấy giờ. 
Bồi dưỡng tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm văn hóa dân tộc.
 3. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng rút ra nhận xét, so sánh
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án, hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài học
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, bài cũ, soạn bài mới theo yêu cầu GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:(1’) 7A17A2.7A3
 7A47A5.7A6.
 1. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Em hãy cho biết tình hình nông nghiệp nước ta ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nguyên nhân nào dẫn tới tình hình đó?
Trình bày tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta ở các thế kỉ XVI – XVIII. 
2.Giới thiệu bài mới: Đất nước bị chia cắt, mặc dù nền kinh tế, chính trị bị cản trở nghiêm trọng nhưng nền văn hóa nước Đại Việt thời kì này đạt được những thành tựu rực rỡ, biểu hiện của các thành tựu văn hóa như thế nào? Vì sao văn hóa lại có thể phát triển mạnh mẽ như vậy, chúng ta sẽ được tìm hiểu ở bài học hôm nay.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình tôn giáo Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (12’)
? Em hãy nhắc lại tình hình tôn giáo nước ta thời Lê Sơ?
HS: Dựa vào kiến thức đã học, trả lời
? Tình hình tôn giáo nước ta thế kỉ XVI – XVIII như thế nào? Điểm khác so với thời Lê Sơ?
HS: Suy nghĩ, thảo luận theo cặp 
GV: Hướng dẫn HS thảo luận cặp
Nhấn mạnh sự khác biệt của vai trò Nho giáo thời kì này so với thời Lê Sơ.
Khác với thời Lê Sơ Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế, Nho giáo độc tôn thì đến thời kì này Nho giáo mất vị trí độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi, sinh hoạt văn hóa dân gian tiếp tục nở rộ với các lễ hội truyền thống thể hiện tình đoàn kết, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
Đạo Thiên Chúa được các giáo sĩ truyền bá theo các thuyền buôn Bồ Đào Nha, đến thế kỉ XVII – XVIII hoạt động của các giáo sĩ càng tăng dù bị các chúa Trịnh – Nguyễn ngăn cấm.
? Em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt tôn giáo thời kì này so với thời Lê Sơ?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: Nhấn mạnh nguyên nhân sự khác biệt đó là do tình hình chính trị, xã hội, đất nước bị chia cắt chế độ phong kiến tập quyền thay bằng phân quyền, tư tưởng Nho giáo là bệ đỡ của chế độ phong kiến tập quyền không còn thích hợp nữa, nhân dân bị đói khổ, li tán, khát khao được thống nhất là nguyện vọng của nhân dân vì thế tôn giáo (Phật, Đạo, sinh hoạt truyền thống) chính là những thứ mà họ tìm đến để bày tỏ nguyện vọng tha thiết của mình.
? Vì sao đạo Thiên Chúa bị các chúa Trịnh – Nguyễn ngăn cấm mà vẫn tồn tại trong nhân dân?
HS ( khá, giỏi): Suy luận, trả lời
GV: HD HS trả lời Nêu tư tưởng của đạo Thiên Chúa, sử dụng câu hỏi gợi mở
? Chế độ chính trị xã hội nước ta làm cho nhân dân cuộc sống như thế nào? Mong muốn của họ khi lâm vào hoàn cảnh, cuộc sống như vậy?
GV: Tư tưởng của đạo Thiên Chúa phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân, an ủi cuộc sống bần cùng, cơ cực, bế tắc đương thời
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự ra đời của chữ Quốc Ngữ (12’)
GV: Dựa vào SGK em hãy cho biết:
? Tính đến thời kì Lê Sơ, nước ta có những loại chữ nào?
HS (yếu): Dựa vào kiến thức đã học, trả lời
Thời kì này một loại chữ mới ra đời đó là chữ Quốc Ngữ, chữ Quốc Ngữ chính là chữ ngày nay chúng ta đang dùng.
? Em hãy cho biết nguồn gốc của chữ Quốc Ngữ?
HS: Dựa vào SGK, khái quát
GV: Nhấn mạnh, sự ra đời của chữ Quốc Ngữ xuất phát trừ nhu cầu truyền đạo, vai trò to lớn của các giáo sĩ phương Tây, nhất là giáo sĩ - lếch- xăng đơ Rốt trong việc sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ.
cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng.
Một số giáo sĩ phương Tây trong đó có giáo sĩ A- lếch- xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng, đã dùng chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng Việt và truyền đạo.
? Đặc điểm của loại chữ mới này?
HS (yếu): Dựa vào SGK, trả lời
? Vai trò của chữ Quốc Ngữ trong đời sống văn hóa của dân tộc?
HS: Nêu được vai trò của chữ Quốc Ngữ
GV: Với những ưu điểm tiện lợi, khoa học, dễ học, chữ Quốc Ngữ đã trở thành chữ viết chính thức của dân tộc. Điều này thể hiện dân tộc ta là một dân tộc ham học hỏi biết tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới để làm giàu cho văn hóa dân tộc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về văn học và nghệ thuật dân gian ở thế kỉ XVI - XVIII (12’)
? Em hãy nêu tình hình văn học nước ta ở các thế kỉ XVI- XVII?
HS( yếu): Dựa vào SGK, trả lời
? Nêu các tác giả, tác phẩm truyện Nôm, nội dung của các truyện Nôm? Ở chương trình văn học 7 em đã được học truyện Nôm nào?
HS: Dựa vào SGK và kiến thức văn học, trả lời
? Đến thế kỉ XVIII, văn học nước ta có đặc điểm gì?
HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời
GV: Chốt, ghi bảng
Khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của nền văn học thời kì này.
? Vì sao văn học lại phát triển mạnh mẽ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Do bối cảnh lịch sử của đất nước, văn học là nơi để nhân dân bày tỏ tâm tư của mình, chế giễu chế độ xã hội bất công thối nát.
? Em hãy đặc điểm nghệ thuật dân gian nước ta thế kỉ XVI – XVIII?
HS: Dựa vào SGK, trình bày ngắn gọn
GV: chốt, nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc, nghệ thuật sân khấu như chèo tuồng, hát ả đào được khôi phục và phát triển
II. VĂN HÓA
1 Tôn giáo
- Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi
- Nhân dân vẫn giữ nếp văn hóa truyền thống qua các lễ hội
- Từ năm 1533, Đạo Thiên Chúa được truyền bá, đến thế kỉ XVII – XVIII hoạt động của các giáo sĩ càng tăng mặc dù bị các chúa Trịnh – Nguyễn cấm.
2. Sự ra đời chữ Quốc Ngữ
- Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. 
- Xuất phát từ nhu cầu truyền đạo Các giáo sĩ đã dùng chữ cái La Tinh ghi âm tiếng Việt.
- Đây là chữ việt tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến vì thế lan rộng ra nhân dân và ngày nay trở thành chữ Quốc Ngữ của nước ta
3. Văn học và nghệ thuật dân gian
- Thế kỉ XVI- XVII, văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh, tiêu biểu là truyện Nôm
- Thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh
- Nghệ thuật dân gian được khôi phục và phát triển.
 4. Củng cố: (1’)
 HS: Trả lời nhanh
- Nêu tên các tôn giáo nước ta thế kỉ XVI- XVIII
- Đạo Thiên Chúa do bộ phận nào truyền bá vào nước ta
- Chữ Quốc Ngữ ra đời là do nhu cầu gì?
- Ai là người góp phần quan trọng cho sự ra đời của chữ Quốc Ngữ ở nước ta?
- Thế kỉ XVIII, dòng văn học nào phát triển mạnh?
- Kể tên các nghệ thuật dân gian ở thế kỉ XVI- XVIII.
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
Em hãy tìm hiểu về tư tưởng của tôn giáo mà các em đang tôn thờ.
Học bài theo vở ghi Chuẩn bị bài 24.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docsu_7_tiet_49_20150726_022035.doc
Giáo án liên quan