Giáo án Lịch sử 6 – Trường THCS Duy Phong

Tiết 21, bài 19:Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế

 ( Từ giữa thế kỉ I- đến giữa thế kỉ VI )

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS hiểu từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta tành một bộ phận của Trung Quốc từ việc tổ chức sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt dân ta theo phong tục Hán. Chính sách đồng hoá được thực hiện triệt để.

2. Tư tưởng:

- Khâm phục tinh thần đấu tranh không ngừng của nhân dân ta.

3. Kĩ năng:

 

doc112 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 – Trường THCS Duy Phong, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áy chiếu.
-Người Hán trực tiếp nắm đến cấp huyện.
Thời
 kì
 bị 
đô 
hộ
Hào trưởng 
Việt
Nông dân
Công xã
Nô tì
Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội
Bị mất quyền thống trị, có thế lực ở địa phương, bị quan 
lại, địa chủ Hán chèn ép, khinh rẻ. 
Không có ruộng, lệ thuộc vào địa chủ
Địa chủ Hán
Tầng lớp có địa vị và nắm quyền thống trị.
Ngày càng giàu lên nhanh chóng và có quyền lực lớn.
Quan lại Hán
?
?
?
?
? 
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
 GV: chiếu cả hai sơ đồ phân tích sự phân hóa .
Qua đó, em nhận xét gì về sự phân hóa xã hội ở nước ta ?
GV: Gọi học sinh chú ý từ '' Chính quyền đô hộ -> hết.
 Chúng thực hiện chính sách văn hoá thâm độc như thế nào để cai trị nước ta?
HS:-Đưa nho giáo, phật giáo, đạo giáo và phong tục của người Hán vào nước ta.
GV: cho HS đọc phần in nghiêng/ SGK trang 55.
 GV: chính quyền đô hộ đưa văn hóa của chúng sang nhưng những nội dung đó có mặt tích cực. Có tác dụng giáo dục quan trong đối với con người. Dạy con người sống biết giữ đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín; nữ thì tu dưỡng: Công, Dung, Ngôn, Hạnh, con người sống lương thiện,
 Theo em, phong kiến Trung Quốc thực hiện chính sách văn hoá đó, nhằm mục đích gì?
 Kết quả việc đồng hoá này như thế nào?
HS:- Dân ta vẫn nói Tiếng Việt và giữ phong tục, tập quán của mình: nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, làm bánh chưng, bánh dày....
 GV: đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước khác -> làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. 
HS: thảo luận nhóm với câu hỏi.(3 phút) 
 Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
HS:-Từng nhóm trả lời -> GV nhận xét đáp án của từng nhóm.
 GV: chiếu đáp án đúng trên máy.
 - Chính quyền đô hộ mở trường học nhưng chỉ tầng lớp trên mới có quyền đi học, còn tuyệt đại đa số nhân dân ta không có quyền cho con theo học -> Họ vẫn giữ được phong tục tập quán của tổ tiên.
- Mặt khác tiếng nói và phong tục tập quán người Việt được hình thành lâu đời vững chắc nó đã trở thành bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Việt, có sức sống bất diệt.
 GV: không cam chịu kiếp sống nô lệ, chịu sự chèn ép, bóc lột tàn bạo, chính sách đồng hóa, nhân dân ta đã liên tiếp vùng lên khởi nghĩa. Một cuộc khởi nghĩa lớn thời kì này, đó là ..
*Hoạt động 2: HS hiểu và biết về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu - 248.
* Phương tiện: SGK, bảng phụ, lược đồ khởi nghĩa Bà Triệu, tranh ảnh về Bà Triệu.
- Học sinh đọc: Từ đầu -> cai trị
 GV: cho HS quan sát ảnh minh họa
 Quan sát hình minh họa kết hợp với SGK, cho biết: Do đâu mà cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ?
GV: Thái Thú Giao Chỉ là Tiết Tổng cũng phải thú nhận rằng: '' Giao Chỉ đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị''. Rồi, thứ sử Giao Châu-Đào Hoàng, dâng thư lên vua, xin đừng bớt quân đồn trú ở đây vì dân Giao Chỉ “chán sự yên vui, thích gậy bạo loạn”
Lời tâu của Tiết Tổng và lời tâu của Đào Hoàng nói lên điều gì ?
HS: nhân ta liên tiếp đấu tranh chống sự đô hộ xâm lược của chúng.
 GV: Một cuộc khởi nghĩa lớn -> khởi nghĩa của Bà Triệu.
 Em biết gì về thân thế Bà Triệu?
HS: Tên thật là Triệu Thị Trinh, em gái Triệu Quốc Đạt- một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (huyện Yên Định-Thanh Hóa). Là người có sức khoẻ, có chí lớn, mưu trí. Năm 19 tuổi bà đã cùng anh trai mài gươm luyện tập võ nghệ, chiêu tập nhiều binh sĩ trên đỉnh núi Nưa chuẩn bị khởi nghĩa. Mến mộ bà, nghĩa quân ngày đêm luyện tập chờ ngày nổi dậy.
 GV: Căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc-Thanh Hóa). Đấy là một thung lũng giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển lại vừa là cửa ngõ từ đồng bằng phía Bắc vào. Khi đó, có người khuyên bà lấy chồng, bà đã nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì tiếp cho người !”
Qua câu nói đó, em hiểu Bà Triệu là người như thế nào ?
-ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, kiên quyết đấu tranh để giành độc lập dân tộc không chịu làm nô lệ cho quân Ngô, tinh thần anh dũng hi sinh hạnh phúc cá nhân cho độc lập dân tộc.
 GV: trong dân gian còn lưu truyền truyền thuyết về việc bà thu phục con voi trắng một ngà:
 Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
- Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân, Giao Châu...
 Hình ảnh Bà Triệu khi ra trận được miêu tả ntn ?
 HS: Mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi trắng, trông rất oai phong, lẫm liệt.
 GV: chiếu ảnh vẽ minh họa Bà Triệu ra trận.
 GV: chiếu và thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa: năm Mậu Thìn 248 khởi nghĩa bùng nổ Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc -Thanh Hoá ), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân. Bọn cai trị kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép: “Năm 248 toàn thể Giao Châu đều chấn động”. Quân Ngô kinh hồn, bạt vía đã phải thốt lên:
“Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà Vương nan.
(Vung giáo chống hổ dễ, Giáp mặt vua bà khó”
Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu ?
HS: Đó là một cuộc nổi dậy lớn. gây nhiều khó khăn cho quân Ngô.
Thắng lợi đó khiến quân Ngô có hành động ra sao ?
-Sau khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ nhà Ngô sai Lục Dận-một tướng từng kinh qua trận mạc, rất quỷ quyệt, đem 6000 quân tinh nhuệ sang đàn áp, chúng vừa đánh vừa dùng tiền, chức tước mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân . 
 Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
GV: Tuy vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc không nao núng. Sau 6 tháng chống chọi với kẻ phản bội bà đã hy sinh trên núi Tùng. Bấy giờ bà mới có 23 tuổi. 
 Vậy, do nguyên nhân nào mà cuộc khởi nghĩa thất bại ? 
- Lực lượng chênh lệch.
-Quân Ngô lại lắm mưu nhiều kế hiểm độc.
 Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại, nhưng có ý nghĩa như thế nào ?
 Hiện nay còn đền thờ và lăng mộ của Bà Triệu ở Thanh Hóa.
 HS: quan sát H.46/ SGK T57. (Chiếu hình: Lăng thờ Bà Triệu)
 GV: Trên núi Tùng hiện có mộ Bà Triệu, dưới chân núi là đền thờ chính của Bà Triệu. Hội đền được tổ chức hằng năm vào ngày 21 tháng 2 âm lịch. Bà Triệu mất, nhưng hình ảnh Bà luôn sống mãi trong lòng dân người Việt. Nhân dân ta đời đời biết ơn Bà Triệu.
 GV: Gọi học sinh đọc bài ca dao cuối bài/T.57 
 Cho biết nội dung của bài ca dao ấy?
- Thấy rõ tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc và sự ghi nhớ công lao, lòng tôn kính, và sự ủng hộ của nhân dân với Bà Triệu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập.
Qua hành động, sự hy sinh anh dũng của Bà Triệu, theo em, mỗi người HS chúng ta cần có trách nhiệm và hành động gì ?
HS: gắng học hành, rèn luyện, bảo vệ các di tích lịch sử
 GV: Để nhắc nhở thế hệ trẻ, luôn rèn luyện và nhớ công lao các vị anh hùng, tên tuổi của bà Trưng, Bà Triệu... được dùng làm tên các con đường, phố lớn trong cả nước.
GV: Sau thất bại của cuộc kháng chiến chống xâm Ngô, tình hình nước ta ra sao ? Còn những phong trào đấu tranh nào nổ ra ...-> tiết sau....
->Phân hoá sâu sắc.
b-Văn hoá:
- Mở trường dậy chữ Hán.
-Đưa văn hóa, luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
-> Đồng hoá dân tộc ta.
2. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
a- Nguyên nhân:
 - Ách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Ngô.
-Đời sống nhân dân cực khổ -> Nổi dậy đấu tranh.
b- Diễn biến: 
-248 khởi nghĩa bùng nổ ở Thanh Hoá.
-Đánh ra khắp Giao Châu
-Quân Ngô cử sáu nghìn quân sang đàn áp.
c-Kết quả: khởi nghĩa bị đàn áp.
d- Ý nghĩa: 
- Tiêu biểu ý chí đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.
4. Củng cố: 	
? Qua bài học, chúng ta cần nắm được nội dung gì ?
? Những chuyển biến về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I-VI là gì ?
* Bài tập vui: GV: đưa các câu trả lời được gắn đảo lộn trên bảng, yêu cầu: mỗi tồ chọn một bạn đứng gần bục giảng. GV ghi tên nhóm lên bảng và đọc câu hỏi -> vạch phương án đúng của từng nhóm theo cách vạch đường thẳng -> đếm các đường thẳng đó. Sau khi HS chọn xong, GV nhận xét -> GV trưng đáp án đúng.
 -Nêu yêu cầu của bài tập: Nhìn kĩ các đáp án, khi cô đọc câu hỏi xong, bạn nào nhìn nhanh và chọn đúng đáp án và đập trúng vào đó, và đội nào tìm được nhiều phương án đúng nhất thì đội đó chiến thắng. 
 ? Hãy tìm các phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau, bằng cách đập vào đáp án đúng nhất trong số các đáp án đã cho sau:
TT
Nội dung câu hỏi
đáp án
1
Dưới chính sách cai trị của nhà Hán, nhà Ngô, xã hội nước ta phân hóa ntn?
sâu sắc
2
Chính quyền đô hộ mở trường học chữ Hán ở nước ta nhằm mục đích gì?
đồng hóa
3
Do đâu mà cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ?
thống trị, bóc lột tàn bạo
4
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm nào ?
248
5
Đầu tiên, nghĩa quân đánh chiếm các thành ấp ở đâu ?
Cửu Chân
6
Sau đó, nghĩa quân đánh ra khắp đâu ? 
Giao Châu
7
Toàn thể Giao Châu đều bị làm sao ? 
chấn động
8
Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ở đâu ?
Thanh Hóa
9
Quân Ngô lo sợ cử sáu nghìn quân sang đàn áp, do ai chỉ huy ?
Lục Dận
10
Chúng vừa đánh vừa mua chuộc và... còn thủ đoạn nào nữa ?
chia rẽ
11
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho điều gì ?
ý chí đấu tranh
5. Dặn dò.
- Học bài theo câu hỏi SGK
-Đọc và chuẩn bị bài: Bài 21: KHỞI NGHĨA LÍ BÍ -NƯỚC VẠN XUÂN ( 542 - 602 )
-Bổ sung kiến thức : ................................................................................................................
..................................................................................................................................................
---------------------------------------------
NS: 14/2/2011 
NG: 2/2011
Tiết 23, Bài 21: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ -NƯỚC VẠN XUÂN
( 542 - 602 )
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
-HS biết và hiểu: đầu thế kỉ VI nước ta chịu sự thống trị của nhà Lương chúng thực hiện chế độ áp bức, bóc lột tàn bạo đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
2. Tư tưởng:
- Sau hơn 600 năm chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi, nước Vạn Xuân ra đời chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta.
3. Kĩ năng:
- Học sinh biết nhận thức rõ nguyên nhân sự kiện.
- Biết đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
GV: H.47: Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí/59,
HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra : 
-Nêu những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các TK I - VI ?
-Trình bày cuộc khởi nghĩa Bà Triệu – 248 ?
3- bài mới:
Từ sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 đất nước ta tiếp tục bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ, dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân dân ta quyết không cam chịu cuộc sống nô lệ đã vùng lên theo Lý Bí tiến hành khởi nghĩa. Vậy cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào và nước Vạn Xuân ra đời trong hoàn cảnh nào bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
? 
*Hoạt động 1: HS hiểu và biết việc Nhà Lương xiết chặt ách đô hộ.
GV: Năm 502 Tiêu Điểm cướp ngôi nhà Tề lập ra nhà Lương ( 502 -507) Từ đó nước ta thuộc nhà Lương đô hộ.
 GV: Gọi học sinh đọc phần 1 SGK.
 Đầu thế kỉ VI, ách thống trị của nhà Lương đối với nước ta như thế nào?
GV: Giới thiệu khu vực hành chính - Lược đồ.
GV: Phần đất Âu Lạc cũ được nhà Lương chia lại như sau: gồm 6 châu
+ Giao Châu ( Đồng bằng và trung du Bắc Bộ )
+ ái Châu ( vùng Thanh Hoá )
+ Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu ( Nghệ Tĩnh )
+ Hoàng Châu ( Quảng Ninh )
 Theo em nhà Lương chia lại khu vực hành chính, lập thêm Châu, đặt thêm Quận để nhằm mục đích gì?
- Nhằm xoá bỏ vĩnh viễn nước ta, chúng chia nhỏ đất nước ta để chúng dễ bề cai trị.
 Tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Lương ở nước ta có gì thay đổi?
- Gọi học sinh đọc phần in nghiêng SGK.
GV: Phân biệt đối xử tàn bạo, thực hiện chế độ sĩ tộc chỉ sử dụng những tôn thất và những người dòng họ lớn giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
GV: Vì vậy mà Tinh Thiều có tài nhưng không được trọng dụng.
 Em biết gì về Tiêu Tư và chính sách cai trị của nhà Lương?
- Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo nổi tiếng tham lam, gian ác. Chính sử sách Trung Quốc đã phải ghi nhận'' Tiêu Tư tàn bạo mất lòng dân'', Tiêu Tư đặt ra hàng trăm thứ thuế, nhiều thứ thuế rất vô lí.
VD: Trồng cây dâu cao một thước (40 cm) cũng phải nộp thuế. Những người dân nghèo khổ con đường cùng là phải bán vợ đợ con để nộp thuế.
- Bọn quan lại từ lớn đến bé đều ra sức vơ vét của cải của nhân dân ta.
 Em có nhận xét gì về ách đô hộ của nhà Lương đối với Giao Châu? ( thảo luận nhóm)
- Tàn bạo, mất lòng dân.
GV: ách đô hộ của nhà Lương đối với nhân dân ta rất tàn bạo làm cho lòng dân ai cũng oán hận. Sự phân biệt đẳng cấp khắt khe trong nội bộ quan lại đô hộ cũ và mới ở Giao Châu rất sâu sắc. Nhất là giữa chính quyền đô hộ nhà Lương với tầng lớp quý tộc người Việt. Giữa lúc đó mâu thuẫn giữa nhân dân lao động và đô hộ đã sâu sắc, cực điểm. 
Những chính sách đó dẫn đến hậu quả gì ?
Đây chính là thời cơ chín muồi cho sự bùng nổ cuộc khởi nhgiã Lý bí ( 542).
*Hoạt động 2: HS hiểu và biết khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập.
 GV: Gọi học sinh đọc phần 2/ SGK. T.58
 Dựa vào SGK hãy trình bày những hiểu biết của em về Lý Bí?
HS:Tên thật là Lý Bôn, quê ở Thái Bình.
-Tổ tiên của ông là người Trung Quốc.
 Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
Khởi nghĩa bùng nổ như thế nào ?
- Mùa xuân -> Tinh Thiều.
-Hào kiệt nổi dậy hưởng ứng.
 Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lí Bí?
- Nhân dân các nơi rất căm phẫn sự thống trị của nhà Lương.
GV: Tiêu Tư hoảng sợ bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
 Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân?
- Nghĩa quân chủ động đánh địch rất kiên quyết, thông minh, sáng tạo, có hiệu quả, làm cho quân Lương thất bại nặng nề trong thời gian ngắn.
GV: Tường thuật diễn biến trên lược đồ.
HS: lên bảng trình bày lại trên lược đồ.
 Kết quả của cuộc khởi nghĩa?
GV: quân Lương mười phần chết chết đến bảy tám phần, tướng địch bị giết gần hết.
 Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?
- Tài cầm quân của Lí Bí và các tướng.
- Sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân.
 Sau khởi nghĩa thắng lợi, Lí Bí đã làm gì?
 Lý Bí lên ngôi đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
- Vì mong muốn đất nước độc lập lâu dài với vạn mùa xuân độc lập.
- Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc
GV: Lí Bí lên ngôi Hoàng Đế, sự kiện đó chứng tỏ rằng, nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, không còn lệ thuộc vào Trung Quốc.
 Sau khi Lý Bí lên ngôi đã tổ chức lại bộ máy nhà nước như thế nào?
- Thành lập triều đình với 2 ban văn, võ. 
- Đứng đầu ban văn là Tinh Thiều.
- Đứng đầu ban võ là Phạm Tu.
GV: Đây là bộ máy nhà nước phong kiến độc lập trung ương tập quyền sơ khai tuy còn rất sơ sài nhưng có ý nghĩa lớn lao.
GV: Sự thống trị tàn bào của nhà Lương là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lí Bí với ý chí quyết tâm giành độc lập, nghĩa quân đã kiên quyết chiến đấu giành thắng lợi - Thành lập nước Vạn Xuân độc lập. 
1. Nhà Lương xiết chặt ách đô hộ như thế nào?
- Chia lại các quận, huyện và đặt tên mới.
-Chỉ dùng người trong tôn thất.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế.
=>Ách đô hộ tàn bạo,phân biệt đẳng cấp
2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập.
* Nguyên nhân:
- Chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của nhà Lương.
* Diễn biến:
- Năm 542 - Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình.
- Nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện.
-Tháng 4/542 nhà Lương kéo quân sang đàn áp, nghĩa quân đánh bại.
- Đầu năm 543 nhà Lương kéo quân sang lần 2, ta chủ động đánh chúng ở Hợp Phố, quân Lương đại bại.
* Kết quả:
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
-Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế ).
- Đặt tên nước: Vạn Xuân.
- Niên hiệu: Thiên Đức.
- Tổ chức lại bộ máy nhà nước.
4. Củng cố 
* Nội dung:
- Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
- Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?
* Bài tập trắc nghiệm. Đánh dấu ( X ) vào ô em cho là đúng nhất.
1. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ vào năm nào?
A - 548 TCN. C - Năm 542.
B - 542 TCN. D - Năm 248.
2. Tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
A- Lí Nam Đế mong muốn một năm có bốn mùa xuân.
B - Lý Nam đế mong muốn hoa nở khắp đất nước.
p
C - Lý Nam Đế mong muốn đất nước trường tồn.
D - Tất cả các ý kiến trên.
5. Dặn dò.
- Về học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 22:KHỞI NGHĨA LÍ BÍ -NƯỚC VẠN XUÂN (542 - 602) Tiếp theo
-Bổ sung kiến thức : ................................................................................................................
..................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------
NS: 21/2/2011
NG: 25/2/2011
 Tiết 24, Bài 22: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ -NƯỚC VẠN XUÂN (542 - 602) (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, các thế lực phong kến Trung Quốc (nhà Tùy, Lương) đã huy động lực lượng lớn sang xâm lược nước ta, hòng lập lại chế độ đô hộ.
- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta do Lý Bí, Triệu Quang Phục lãnh đạo.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục cho học sinh ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc.
3. Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, đọc bản đồ.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu, soạn bài, lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược.
HS: Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra : 
-Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
3- bài mới:
Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thắng lợi, nước Vạn Xuân được thành lập với mong muốn đất nước trường tồn, tươi đẹp. Nhưng phong kiến phương Bắc không để cho dân tộc ta được hưởng hoà bình. Nhà Tuỳ lại sang xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân Tuỳ xâm lược diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
? 
?
?
?
?
?
?
?
?
*Hoạt động 1: HS hiểu và biết việc chống quân Lương xâm lược
GV: Gọi học sinh đọc phần 3 SGK.
 Hãy nêu những khoảng thời gian, quân Lương sang xâm lược nước ta thời Lý Bí ?
HS: 5/542, 543 đàn áp lần hai và lần ba.
Sau hai lần thất bại, nhà Lương có từ bỏ mộng xâm lược nước ta không ?
HS:Tháng 5 /545 - Nhà Lương cử Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu và Trần Bá Tiên chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta.
 GV: Đây là những viên tướng rất hiếu chiến chỉ huy đội quân xâm lược, và đây cũng là cuộc chiến đấu không cân sức, nước Vạn xuân mới thành lập chưa được củng cố vững chắc về mọi mặt, hơn nữa nhà Lương lại dồn sức vào cuộc tấn công xâm lược lần này.
Kế hoạch tấn công của chúng như thế nào ?
+ Quân Lương theo hai đường thuỷ - Bộ tiến vào nước ta.
- Đường thuỷ: Chúng theo đường biển tiến vào cửa sông Bặch Đằng tiến vào đất liền.
- Đường bộ: Men theo ven biển tiến xuống sông Thương vào phía đông Bắc nước ta.
Quân ta dưới sự chỉ đạo của Lý Bí đã làm gì ?
* Quân ta: Do Lý Nam Đế chỉ huy đem ba vạn quân tiến đến vùng Lục Đầu để đánh địch. Tại đây đã diễn ra trận chiến đấu ác liệt vì lực lượng yếu hơn không cản được địch, Lý Bí phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội ). Tại đây nhiều cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra, quân địch kéo đến ngày càng đông và tấn công ác liệt, thành bị vỡ ( do thành làm bằng đất, luỹ bằng tre, gỗ, mới dựng nên không giữ được lâu ), lão tướng Phạm Tu tử trận, Lí Nam Đế đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh. Năm 546 quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế chạy đến miền núi Phú Thọ để củng cố lực lượng. Tại đây nhờ sự ủng hộ tích cực của nhân dân các dân tộc nên chỉ một thời gian ngắn Lý Bí khôi phục được lực lượng nâng quân số lên đến vài vạn người.
- Tháng 10 - 546 Lí Bí đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.
Hồ Điển Triệt có cấu tạo như thế nào ?
GV: Giới thiệu hồ Điển Triệt - Chữ in nghiêng SGK.
Có thuận lợi và khó khăn gì ?
-Khó có đường rút lui khi bị phục kích
GV:Hồ này thuộc lập Thạch-Vĩnh Phúc, cách sông Lô khoảng 15 km, địa th

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_SU_6_20150726_122447.doc