Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 23, Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (Tiếp theo) - Đặng Thị Hường

HS: Dựa vào kiến thức đã học trình bày khái niệm đánh du kích

? Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ chiến đấu?

HS: Suy nghĩ, trả lời

GV: Cho HS đọc về địa thế của vùng Dạ Trạch (SGK)- dựa vào địa thế hiểm trở để đánh du kích – đánh nhanh, mạnh, bất ngờ

GV: yêu cầu HS thảo luận theo bàn trong 3’ rồi trình bày

? Vì sao Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương?

HS: Thảo luận, trình bày kết quả và bổ sung nhận xét cho nhau.

GVKL: Triệu Quang Phục đã kết hợp được ba yếu tố: Thiên thời - lúc giặc loạn, bị động chán nản; địa lợi - tận dụng địa thế hiểm trở và nhân hòa - tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân để đánh giặc. Đó là nghệ thuật đánh giặc lấy ít địch nhiều lấy yếu đánh mạnh.

? Việc Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương có ý nghĩa gì?

HS: Suy nghĩ, trả lời

GV: Thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất, mưu trí dũng cảm của dân tộc

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 23, Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (Tiếp theo) - Đặng Thị Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn: 16/02/2016
Tiết: 23 Ngày dạy: 18/02/2016
Bài 22: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN (542-602) (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học học sinh cần:
Trình bày được diễn biến chính và kết quả của Cuộc kháng chiến chống quân Lương qua hai thời kì do Lý Bí lãnh đạo và Triệu Quang Phục lãnh đạo
2. Thái độ: - Nâng cao tinh thần chiến đấu chống giặc ngoãi xâm, bảo vệ Tổ Quốc. 
 3. Kĩ năng: - Biết đánh giá sự kiện, rút ra bài học kinh nghiệm
 - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng cơ bản về đọc lược đồ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh có liên quan.
2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập, học bài theo yêu cầu của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
Kiểm tra sĩ số lớp học:
Lớp 6A1.Lớp 6A2.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
 3. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Với bản chất tham vọng hiếu chiến, nhà Lương quyết tâm xâm lược Vạn Xuân. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Bí rồi Triệu Quang Phục đã chiến đấu như thế nào chống quân xâm lược, nước Vạn Xuân đã kết thúc ra sao bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 4. Bài mới: (33 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược thời Lý Bí lãnh đạo. (10 phút)
? Sau khi bại trận, quân Lương tỏ thái độ như thế nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời
Nhà Lương cử Dương Phiêu + Trần Bá Tiên chỉ huy đạo quân theo 2 đường thuỷ và bộ xâm lược nước ta.
GV chốt: Nhà Lương quyết tâm xâm lược bằng được Vạn Xuân
? Trước hành động xâm lăng của giặc ta đã làm gì?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: chuẩn kiến thức - ta chặn đánh địch không được, lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch, thành vỡ Lý Nam Đế về giữ thành Gia Ninh, rồi về hồ Điển Triệt, động Khuất Lão.
? Lý Bí mất nước Vạn Xuân đã kết thúc chưa? Tại sao? 
HS: Dựa vào SGK, trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược thời kì Triệu Quang Phục lãnh đạo. (15 phút)
GV: Sau khi Lí Bí qua đời Triệu Quang Phục được cử làm chỉ huy cuộc kháng chiến.
? Đánh du kích là gì?
HS: Dựa vào kiến thức đã học trình bày khái niệm đánh du kích
? Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ chiến đấu?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Cho HS đọc về địa thế của vùng Dạ Trạch (SGK)- dựa vào địa thế hiểm trở để đánh du kích – đánh nhanh, mạnh, bất ngờ
GV: yêu cầu HS thảo luận theo bàn trong 3’ rồi trình bày
? Vì sao Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương?
HS: Thảo luận, trình bày kết quả và bổ sung nhận xét cho nhau.
GVKL: Triệu Quang Phục đã kết hợp được ba yếu tố: Thiên thời - lúc giặc loạn, bị động chán nản; địa lợi - tận dụng địa thế hiểm trở và nhân hòa - tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân để đánh giặc. Đó là nghệ thuật đánh giặc lấy ít địch nhiều lấy yếu đánh mạnh.
? Việc Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương có ý nghĩa gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất, mưu trí dũng cảm của dân tộc
? Qua cách đánh giặc của Triệu Quang Phục để lại cho đời sau bài học gì về nghệ thuật quân sự?
HS: Nghệ thuật chiến tranh du kích, biết kết hợp các yếu tố thời cơ - đất - con người
GV tích hợp BVMT: Nước ta với diện tích rừng rất lớn, địa thế hiểm trở thuận lợi phát triển chiến tranh du kích, nhờ vậy đã tạo ra bao chiến công hiển hách đánh bại kẻ thù. Vì vậy, thiên nhiên nói chung và rừng nói riêng không chỉ có giá trị kinh tế, BVMT mà còn đóng vai trò quan trọng về mặt quân sự. Vì vậy ta phải bảo vệ tự nhiên, bảo vệ rừng
Hoạt động 3: Tìm hiểu nước vì sao Vạn Xuân kết thúc. (8 phút)
? sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục đã làm gì? 
HS: Dựa vào SGK trả lời	
GV: Dành thời gian nói về Lý Phật Tử cho HS hiểu thêmkhông chấp nhận lời để nghị hợp tác đánh Lương của Triệu Quang Phục nên đã cướp ngôi
3. Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược
a. Thời Lý Bí lãnh đạo: 
- Tháng 5/545, nhà Lương kéo vào xâm lược nước ta
- Ta yếu hơn nên đã lui về giữ thành 
- Năm 548, Lý Nam Đế mất
b. Thời kì Triệu Quang Phục lãnh đạo
- Triệu Quang Phục cho quân lùi về vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích.
- Năm 550, nhà Lương có loạn ¨ ta đánh tan quân xâm lược -> nhân dân gọi là Dạ Trạch vương
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Được dân ủng hộ
- Biết tận dụng địa thế hiểm trở
- Quân Lương chán nản, bị đông trong chiến đấu
c. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc
- Triệu Quang Phục lên ngôi vua – Hiệu: Triệu Việt Vương
- Ông cho tổ chức lại chính quyền (20 năm)
- Sau đó bị Lý Phật Tử cướp ngôi – Hậu Lý Nam Đế.
- 603, 10 vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị giải về TQ. 
5. Củng cố: (5 phút)
- Gọi HS lên bảng chỉ bản đồ và thuật lại cuộc kháng chiến chống quân Lương của Triệu Quang Phục.
- HS làm bài tập: 
+ Theo em, những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo? 
a. Được nhân dân ủng hộ.
b. Biết tận dụng ưu thế của vùng Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích phát triển lực lượng.
c. Do luôn bị động trong chiến đấu, quân Lương chán nản mất khí thế .
d. Cả ba đều đúng.
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
- Học bài cũ.
 - Đọc trước bài 23 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docLS_6_Tuan_24_Tiet_23.doc