Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 22, Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI)

HĐ 2: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I-thế kỉ VI có gì thay đổi ?

Kinh tế nước ta thế kỉ I-VI:

? Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?(công cụ hiệu quả cao-vù khí lợi hại->kìm hãm kinh tế, hạn chế đấu tranh)

? Mặc dù vậy nghề sắt vẫn như thế nào?

? Vì sao nghề sắt vẫn phát triển?(do yêu cầu cuộc sốngvà cuộc đấu tranh giành lại độc lập)-> Nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

? Nông nghiệp nước ta lúc bấy giờ như thế nào?Nêu những biểu hiện của sự phát triển đó?

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 22, Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Tiết : 22
Bài 19:TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (GIỮA THẾ KI I - GIỮA THẾ KI VI)
Ngày soạn: 15/01 /2014
Ngày dạy: 22/01 /2014
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương, PK TQ đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta thành một bộ phận của TQ, từ việc tổ chức, sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt dân ta theo phong tục và luật Hán...Chính sách đồng hoá được thực hiện triệt để ở mọi phương diện.
- Chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của các triều đại PK TQ nhằm không chỉ xâm chiếm nước ta lâu dài mà còn muốn xoá bỏ sự tồn tại của dân tộc ta.
- Nhân dân ta không ngừng đấu tranh để thoát khỏi tai hoạ đó.
2.Thái độ: HS biết phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của PKPB thời Bắc thuộc
3. Kĩ năng: Biết tìm nguyên nhân vì sao dân ta không ngừng đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của PKPB.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: + Lược đồ “Âu Lạc thế kỉ I-III.
- HS: + Đọc trước bài bài mới.
2. Phương pháp: -Vấn đáp, trực quan
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:(1’)
2. KTBC: (3’) Hai bà Trưng đã làm gì sau khi giành độc lập?
- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán của nhân dân ta?
3. Bài mới: Do lực lượng quá chênh lệch, mặc dù nhân dân chiến đấu rất dũng cảm ngoan cường nhưng cuối cùng cuộc KN Hai Bà Trưng đã thất bại, đất nước ta lại bị PKPB cai trị với những chính sách tàn bạo làm cho nhân dân ta trong cảnh khổ nhục.Tìm hiểu qua bài học: 
TG
Hoạt động thầy và trò
Nội dung ghi bảng
18’
HĐ 1: Chế độ cai trị của các triều đại PK phương Bắc đối với nước ta(thế kỉ I-thế kỉ VI):
GV: Chính sách cai trị tàn bạo của PKPB?
- GV dùng lược đồ Âu Lạc thế kỉ I-IIIđể trình bày:
? Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán đã làm gì? Miền đất Âu Lạc cũ bao gồm những quận nào của Châu Giao? (Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam)
GV: Đến TK III nhà Đông Hán suy yếuTQ bị phân chia thành 3 nước: Nguỵ-Thục-Ngô(thời kì Tam Quốc)nhà Ngô thay nhà Hán cai trị nước ta
? Đến thời Ngô cai trị đã có sự thay đổi gì?
? Thời kì này bộ máy cai trị có gì khác trước? Nhận xét? (các huyện lệnh là người Hán cai trị
->thắt chặt hơn bộ máy cai trị)
? Nhà Hán bóc lột nhân dân ta như thế nào?
Tàn bạo: các loại thuế, lao dịch và cống nộp)
GV giải thích các từ: lao dịch, cống nộp.
HS đọc đoạn tư liệu:
? Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ? (Đẩy dân ta vào cảnh khốn cùng, đó là nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa sau này)
? Ngoài chính sách bóc lột ra nhà Hán còn thực hiện âm mưu gì?
? Vì sao PKPB tiến hành đồng hoá nhân dân ta?
? Nhà Hán đã dùng thủ đoạn gì để “đồng hoá” nhân dân ta?
1. Chế độ cai trị của các triều đại PK phương Bắc đối với nước ta(thế kỉ I-thế kỉ VI):
a. Về bộ máy cai trị:
- Thời Hán vẫn giữ nguyên Châu Giao đưa người Hán sang cai trị đến huyện.
- Thời Ngô (thế kỉ III): tách Châu Giao thành: Quảng Châu (TQ) và Giao Châu (Âu Lạc)
b. Chính sách bóc lột:Tàn bạo: thuế, lao dịch và cống nộp
c.Chính sách đồng hoá: Tăng cường hơn
=> tàn bạo, thâm độc đẩy nhân dân ta đến cảnh khốn cùng.
19’
HĐ 2: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I-thế kỉ VI có gì thay đổi ?
Kinh tế nước ta thế kỉ I-VI:
? Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?(công cụ hiệu quả cao-vù khí lợi hại->kìm hãm kinh tế, hạn chế đấu tranh)
? Mặc dù vậy nghề sắt vẫn như thế nào?
? Vì sao nghề sắt vẫn phát triển?(do yêu cầu cuộc sốngvà cuộc đấu tranh giành lại độc lập)-> Nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
? Nông nghiệp nước ta lúc bấy giờ như thế nào?Nêu những biểu hiện của sự phát triển đó?
? về thủ CN có những nghề nào? Các sản phẩm ra sao?
? Những sản phẩm NN,TCN đạt đến trình độ nào? (cống phẩm)
Sơ kết: Chính sách thống trị PKPB dã man tàn bạo. Nhân dân ta vẫn phát triển SX, kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc
2.Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I-thế kỉ VI có gì thay đổi ?
a. Nông nghiệp
- Có công cụ sắt
- Biết dùng trâu, bò
- Đề phòng lũ lụt, kênh ngòi-> thuỷ lợi phát triển.
- Trồng lúa 2 vụ/năm
- Chăn nuôi phong phú, trồng cây ăn quả…
b. Thủ công nghiệp:
- Rèn sắt phát triển, đồ gốm dệt đều phát triển.
c. Thương nghiệp: 
- Xuất hiện chợ làng.
- Buôn bán với nước ngoài.
=> Tuy chậm chạp nhưng kinh tế có phát triển.
4. Củng cố: (3’) Bài tập:
1/ Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền và kiểm soát đồ sắt gắt gao?
a. Sắt là KL hiếm	
b. Công cụ sắt sử dụng trong SX và chiến đấu có hiệu quả
c. Hạn chế phát triển SX ở Châu Giao và hạn chế chống đối của nhân dân.
d. Câu b, c đúng
5. Dặn dò: (1’ ) Học bài cũ: câu hỏi 1,2,3/SGK
Soạn bài: Từ sau TV đến trước LNĐ (tiếp theo), nghiên cứu những câu hỏi cuối mục, cuối bài
IV. RÚT KINH NGHIỆM.................................................................................

File đính kèm:

  • doc23.doc