Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 12, Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

Hoạt động 2: Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?

GV giảng theo SGK.

H: Những dấu tích nào chứng tỏ người thời bấy giờ đã phát minh ra nghề trồng lúa nước ?

HS trả lời. GV nhấn mạnh: Khẳng định phát minh nghề trồng lúa nước. Dần dần, thóc gạo trở thành lương thực chính.

H: Vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn ?

GV hướng dẫn HS trả lời. GV giảng: Đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới, thuận lợi cho cuộc sống, và tổng kết toàn bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3109 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 12, Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12
Tiết : 12
Bài 10 NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ.
Ngày soạn: 30/10/2013
Ngày dạy : 06/11/2013
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm, hiểu được:
- Những chuyển biến lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của người nguyên thuỷ như: Nâng cao kĩ thuật mài đá, phát minh thuật luyện kim, phát minh nghề trồng lúa nước.
2. Kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tế.
3.Tư tưởng, tình cảm: Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động.
II. Chuẩn bị:
1. Phương tiện.
- Tranh ảnh trong SGK. Hiện vật phục chế, bảng phụ.
2. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, trực quan...
III.Tiến trình thực hiện bài học:
1.Ổn định tổ chức (1/)
2. Kiểm tra bài cũ (không).
3. Bài mới:	Sau thời Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn) (Cánh đây khoảng 12000 – 4000 năm) là thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc trên đất nước ta có những chuyển biến gì trong đời sống kinh tế. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
24'
Hoạt động 1: Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào? Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ?
Cho HS đọc SGK mục 1&2.
GV giảng theo SGK về quá trình di cư của con người, sản xuất được tiếp tục phát triển.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
H: Quan sát hình 28. 29. 30, so sánh với các công cụ thời trước, em có nhận xét gì ?
GV hướng dẫn HS trả lời theo bảng so sánh.
HS: thảo luận và trả lời. 
GV: tổng hợp và chuẩn xác.
GV: Theo em việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa gì?
HS: Tìm ra chất liệu mới bền hơn để làm công cụ.
1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?
Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ?
* Thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc.
- Công cụ đá: 
+ Hình dáng: cân xứng.
+ Được mài nhẵn toàn bộ.
- Đồ gốm: Có in hoa văn.
- Phát minh ra thuật luyện kim. (Kim loại được dùng đầu tiên là đồng)
Hãy so sánh thời Hòa Bình, Bắc Sơn với thời Phùng Nguyên , Hoa Lộc theo bảng sau:
- Đáp án thảo luận nhóm:
Nội dung so sánh
Người Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn) (Cánh đây khoảng 12000 – 4000 năm)
Người Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) (Cách đây khoảng 4000 – 3500 năm)
Công cụ đá
- Hình dáng: Chưa cân xứng
- Chỉ mài ở lưỡi
- Hình dáng: cân xứng.
- Được mài nhẵn toàn bộ.
Đồ gốm
- Chưa có hoa văn
- Có in hoa văn.
Công cụ bằng đồng
- Chưa có công cụ bằng đồng
- Cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng.
- Phát minh ra thuật luyện kim.
Hoạt động 2: Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?
15'
Hoạt động 2: Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?
GV giảng theo SGK.
H: Những dấu tích nào chứng tỏ người thời bấy giờ đã phát minh ra nghề trồng lúa nước ?
HS trả lời. GV nhấn mạnh: Khẳng định phát minh nghề trồng lúa nước. Dần dần, thóc gạo trở thành lương thực chính.
H: Vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn ?
GV hướng dẫn HS trả lời. GV giảng: Đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới, thuận lợi cho cuộc sống, và tổng kết toàn bài học.
2. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?
- Ở Hoa Lộc, Phùng Nguyên con người Phát minh ra nghề nông trồng lúa nước.
- Cây lúa dần dần trở thành cây lương thực chính của con người, từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng.
Bảng so sánh.
Nội dung so sánh
Người Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn) (Cánh đây khoảng 12000 – 4000 năm)
Người Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) (Cách đây khoảng 4000 – 3500 năm)
Trồng trọt
- Chưa phát hiện ra cây lúa.
- Phát hiện ra cây lúa.
- Phát minh ra nghề nông trồng lúa nước, cây lúa dần dần trở thành cây lương thực chính của con người, từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng.
4. Củng cố:(4/) GV cho HS nhắc lại nội dung bài học.
Bài tập : Hãy chọn câu trả lời đúng :
Câu 1: Di chỉ Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) có niên đại cách đây khoảng bao nhiêu năm?
A. 2000 – 1500 năm C. 4000 – 3500 năm
B. 3000 – 2500 năm D. 5000 – 4500 năm 
Câu 2: Thời Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) con người đã phát minh ra: 
A. Lửa C. Cung tên
B. Thuật luyện kim, nghề nông trồng lúa nước D. Cây bầu, bí
Câu 3: Công cụ bằng đá thời Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) có đặc điểm:
A. Ghe đẽo qua loa C. Được mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng
B. Chỉ mài ở lưỡi cho sắc D. Hình thù chưa rõ ràng. 
Câu 4: Trong các di chỉ tìm thấy thời Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) di chỉ nào chứng tỏ thuật luyện kim đã được phát minh.
A. Đồ trang sức. C. Cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng.
B. Đồ gốm có hoa văn D. Công cụ bằng xương, sừng. 
? Hai phát minh lớn góp phần tạo ra bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc là gì? (thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.)
5. Dặn dò:(1/) Học bài, làm bài tập, câu hỏi. Chuẩn bị trước bài 11 Những chuyển biến về xã hội.
Hãy so sánh thời Hòa Bình, Bắc Sơn với thời Phùng Nguyên , Hoa Lộc theo bảng sau:
Nội dung so sánh
Thời Hòa Bình, Bắc Sơn 
Người Phùng Nguyên, Hoa Lộc 
Thời gian cách ngày nay khoảng
12000 – 4000 năm
-
Công cụ đá
- Hình dáng: Chưa cân xứng
- Hình dáng: 
- Chỉ mài ở lưỡi
- 
Đồ gốm
- Chưa có hoa văn
-
Công cụ bằng đồng
- Chưa có công cụ bằng đồng
-
*Rút kinh nghiệm.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docs6tu12t12.doc