Giáo án Lịch sử 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Tố Loan
Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X
Chương 1: BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA.
Tiết 8. Bài 8: THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước Việt nam (địa điểm).
- Dấu tích của Người tinh khôn giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta (địa điểm).
2. Tư tưởng:
-Bồi dưỡng cho HS ý thức tự hào dân tộc: Nước ta có quá trình phát triển lịch sử lâu đời.
- HS biết trân trọng quá trình lao động của cha ông ta để cải tạo con người , cải tạo thiên nhiên, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng phong phú& tốt đẹp hơn.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS biết quan sát tranh ảnh lịch sử, rút ra nhận xét & so sánh.
II. Chuẩn bị:
- Lược đồ Việt nam, tranh về người nguyên thủy, bài soạn.Bộ mẫu phục chế về công cụ bằng đá thời nguyên thuỷ
III.Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các quốc gia thời cổ đại?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: biết và ghi nhớ: khái niệm dấu tích, đặc điểm của Người tối cổ, địa điểm tìm thấy dâu tích.
Gv đặt câu hỏi: Nước ta xưa kia là 1vùng đất như thế nào?
- Gv: Tại sao thực trạng cảnh quan đó lại rất cần thiết đối với người nguyên thủy?
- Gv: Khoảng từ những năm 1960 đến nay các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều di tích của Người tối cổ ở Việt nam.
- Gv Người tối cổ là người như thế nào?
-Hs: Cách đây khoảng 4->5 triệu năm,1 loài vượn cổ từ trên cây chuyển xuống đất kiếm ăn, biết dùng hòn đá ghè vào nhau để đào bới thức ăn.-> Đánh dấu Người tối cổ ra đời. Họ sống thành từng bầy trong các hang động,sống bằng hái lượm &săn bắt. Cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên
-Gv: Di tích của Người tối cổ tìm thấy ở đâu trên đất nước ta?
-Gv: Em có nhận xét gì?
Gv Khẳng định VN là 1 trong những quê hương của loài người.
Hoạt động 2: Nhận biết và ghi nhớ dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy được tìm thấy trên đất nước việt Nam ở giai đoạn đầu.
- Gv: Người tối cổ trở thành Người tinh khôn từ bao giờ trên đất nước Việt nam?
- Hs: Dựa vào SGK trả lời.
- Gv: Người tinh khôn khác người tối cổ như thế nào?
- Hs:+ Không sống theo bầy, sống từng nhóm nhỏ,có họ hàng gần gũi với nhau gọi là thị tộc.
+ Dáng thẳng,xương cốt nhỏ,đôi tay khéo léo, óc phát triển.
+ Cải tiến công cụ lao động.
-Gv:Cho Hs làm việc với SGK .
?Những địa điểm có dấu tích của người tinh khôn giai đoạn đầu?Nhận xét gì về việc phát hiện thêm các địa điểm này?
? Nêu & nhận xét về công cụ?
- Gv cho hs xem 1số hiện vật cổ.
- Gv: Em có nhận xét gì về cuộc sống người tinh khôn ở giai đoạn đầu?
- Hoạt động 3:nhận biết và ghi nhớ dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy được tìm thấy trên đất nước việt Nam ở giai đoạn phát triển.
- Gv: Gọi Hs đọc to mục 3 SGK, gv sơ lược về thời gian & địa điểm(Trên lược đồ)có dấu tích sinh sống của người tinh khôn hiai đoạn phát triển.
- Gv: Giải thích thêm (SáchTKBG trang 56)
- Gv: H/dẫn Hs xem H21,22,23 so sánh với H20&1 số mẫu vật được phục chế.
- Gv: ở giai đoạn này người tinh khôn có những điểm mới gì?
- Gv: Em có nhận xét gì về quá trình phát triển của người tinh khôn? 1. Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
- Cách đây khoảng 30-40 vạn năm, ngươi ta đã tìm thấy những dấu tích của người tối cổ
+ Ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) người ta tìm thấy những chiếc răng của người tối cổ
+ Ở Núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hóa), tìm thấy những chiếc rìu đá được ghè đẽo thô sơ
2. Giai đoạn đầu, Người tinh khôn sống như thế nào?
- Cách đây 3 -2 vạn năm Người tối cổ chuyển dần thành Người tinh khôn.
- Địa điểm: mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú thọ)& nhiều nơi khác :Lai châu,Sơn la,Bắc giang, Thanh hóa, Nghệ An.
- Công cụ:Bằng đá, ghè đẽo thô sơ có hình thù rõ ràng hơn.
->Nguồn thức ăn kiếm được nhiều hơn, cuộc sông ổn định hơn.
3. Giai đoạn phát triển Người tinh khôn có gì mới?
- Họ sống ở Hòa Bình, Bắc Sơn(Lạng Sơn), Quỳnh Văn(Nghệ an), Hạ Long(Quảng Ninh), Bàu Tró (Q/ Bình).
- Cách đây 10.000 - 4000 năm.
- Công cụ đá được cải tiến mài sắc nhọn .Ngoài ra còn có công cụ bằng xương , sừng.
- Đã biết làm đồ gốm.
=>Đây là bước nhảy vọt thứ 2, con người phát tiển cao hơn 1 bước.
ơm tẻ,rau ,cà, cá,thịt. + Trong bữa ăn họ biết dùng mâm, bát,muôi. + Biết làm muối,mắm &dùng gừng làm gia vị. -Về mặc: +Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất. +Nữ: Mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc để nhiều kiểu. -Về đi lại:Họ đi bằng thuyền là chủ yếu.Ngoài ra họ còn sử dụng voi ngựa để đi lại. 3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang: -Họ tổ chức lễ hội, vui chơi, ca hát ,nhảy múa,đua thuyền... - Nhạc cụ là trống đồng, chiêng, khèn. -Tín ngưỡng: +Thờ cúng các lực lượng tự nhiên. +chôn người chết cẩn thận trong mộ thuyền,thạp...kèm theo những công cụ & đồ trang sức quý. => Người Văn Lang có khiếu thẩm mĩ khá cao. 4. Củng cố - Dặn dò: - Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang? - Gv chuẩn bị 1bài tập trắc nghiệm ở bảng phụ gọi hs lên bảng làm. Dựa vào các câu hỏi cuối bài để học bài cũ. -Bài tập ở nhà : Tìm hiểu bài mới : Nước Âu Lạc ,suy nghĩ & tự trả lời những câu hỏi sgk đọc truyện cổ tích: Nỏ thần,Mị châu-Trọng Thủy. - Lập bảng tóm tắt: Những nét chính về đời sống vật chất & tinh thần của cư dân Văn Lang . Ngày 16 tháng 11 năm 2015 CM ký tuần 14 tiết 14 Đinh Thị Ánh Nguyệt Tuần 15 Ngày soạn: 21 /11/2015 Ngày dạy:6a / /2015 6b / /2015 Tiết 15. BÀI 14: NƯỚC ÂU LẠC I. Mục tiiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc, sự tiến bộ trong sản xuất (sử dụng công cụ bằng đồng, bằng sắt, chăn nuôi, trồng trọt, các nghề thủ công) 2. Tư tưởng: -Giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương,tinh thần cộng đồng & ý thức cảnh giác đối với kẻ thù cho Hs. 3. Kĩ năng: - Bồi dưỡng cho Hs kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử II. Chuẩn bị : - Bản đồ,bài soạn, SGK,SGV,sơ đồ cuộc kháng chiến ,tranh ảnh. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy điểm lại những nét chính về đời sống vật chất & tinh thần của cư dân văn Lang. 3. Bài mới: Họat động của GV &HS: Nội dung bài học: Hoạt động 1:Ghi nhí diÔn biÕn chÝnh cña cuéc kh¸ng chiÕn chèng qu©n TÇn -GV:Gọi hs đọc phần đầu mục 1& hỏi:Vì sao vào thế kỷ III TCN quân Tần xâm lược nước ta? -HS: trả lời: Đời Vua Hùng thứ 18 không lo sữa sang võ bị,chỉ ham ăn uống vui chơi... - Gv:Quân Tần đã xâm lược ở những nơi nào? Những ai đương đầu trực tiếp chốngquân xâm lược Tần? -Hs: Chúng chiếm vùng bắc Văn lang.Cả nhân dân Tây Âu &Lạc Việt đứng lên chống quân xâm lược. -GV: Tại sao họ khôngđầu hàng ? thế lực & cách đánh giặc của ta như thế nào? Em biết gì về người chủ tướng ? - HS: Trả lời ,Gv bổ sung. - GV: Kết quả của cuộc kháng chiến chống Tần như thế nào? - Hs: Quân ta giành thắng lợi - GV : H/dẫn hs thảo luận: Nguyên nhân nào quân ta giành được thắng lợi? Em nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của người Tây âu &Lạc việt? -Hs:Trình bày Gv bổ sung& kết luận vơi tinh thần đấu tranh anh dũng, đoàn kết 1lòng nên đã ta giành được thắng lợi,nhà nước Âu lạc ra đời. Gv chuyển mục. Hoạt động2:Ghi nhí sù ra ®êi cña Nhµ níc ¢u L¹c Ai là người có công nhất trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần? -Hs: Thục Phán. - GV:Tại sao Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc? - Hs: Trả lời Gv giải thích thêm. ? Vì sao An Dương Vương lại đóng đô ở Phong Khê? -Hs Trả lời, gv giải thích thêm. - Gv: yêu cầu hs vẻ sơ đồ nhà nước Âu lạc &nhận xét so với nhà nước Văn lang? Họat động 3: - Gv: H/dẫn hslàm bài tập theo nhóm: đất nước ta cuối thời Hùng Vương,đầu thời An Dương Vương có những biến đổi gì? -Gvhỏi tiếp :Theo em tại sao có tiến bộ này? -Hs: Do nghề luyện kim phát triển,công cụ Sx có nhiều tiến bộ,năng suất lao động tăng,của cải ngày càng nhiều,đời sống nhân dân no đủ hơn. - Gv: Khi sản phẩm xã hội tăng,của cải dư thừa nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng gì trong xã hội? -Gv sơ kết toàn bài. 1/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào? a.Hoàn cảnh: -Vua Hùng thứ 18 lơ là,mất cảnh giác. -Lụt lội xảy ra liên tiếp,nhân dân gặp khó khăn. b. Diễn biến:-Năm 214 TCN Nhà Tần xâm lược lảnh thổ củangười ÂU viiệt & Lạc việt. -Người Việt trốn vào rừng để kháng chiến.Ban ngày ở yên,ban đêm tiến ra đánh do Thục phán chỉ huy. c. Kết quả:Quân Tần thất bại. 2/ Nước Âu Lạc ra đời: -Năm 207TCN Thục Phán buộc Vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. (An Dương Vương.) -Hợp nhất 2vùng đất Tây Âu &Lạc việt thành 1nước mới có tên là Âu Lac. -Đóng đô tại Phong Khê (Đông Anh,Hà Nội). -Xây dựng bộ máy Nhà nước: Không có gì thay đổi so với nhà nước Văn Lang,chỉ có thay vua,uy quyền của vua lớn hơn nhiều. 3/Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi? - Nông nghiêp: Lưỡi cày đồng dùng phổ biến hơn. + Lúa,gạo,khoai, đậu rau...nhiều hơn. +Chăn nuôi,đánh cá,săn bắn đều phát triển. -Thủ công nghiệp: Có nhiều tiến bộ: đồ gốm,dệt,làm đồ trang sức... -Nghề xây dựng & luyện kim phát triển. -Trong xã hội có sự phân biệt giàu nghèo,mâu thuẩn giai cấp xuất hiện. 4. Củng cố - Dặn dò: Ngày tháng . năm 2015 CM Ký tuần 15 tiết 15 Đinh Thị Ánh Nguyệt Tuần 16 Ngày soạn: 1 /12/2015 Ngày dạy:6a /12/2015 6b / /2015 Tiết 16. BÀI 15: NƯỚC ÂU LẠC (tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: -Thành Cổ Loa và sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179TCN 2.Tư tưởng: -Giáo dục cho hs biết trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã xây dựng trong lịch sử. -Giáo dục cho hs tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù, trong mọi tình huống phải kiên quyết giữ gìn độc lập. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và kĩ năng nhận xét, đánh giá ,rút kinh nghiệm lịch sử. II. Chuẩn bị - Bản đồ ,tranh ảnh,bài soạn, tư liệu... III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt diễn ra như thế nào? -Hoàn cảnh nhà nước Âu Lạc thành lập? 3. Bài mới: Hoạt động của GV& HS: Nội dung bài học: Hoạt đông4: BiÕt sö dông kªnh h×nh ®Ó m« t¶ nÐt chÝnh vÒ thµnh Cæ Loa vµ gi¸ trÞ cña nã -Gv:Hướng dẫn Hs quan sát hình 41 và đọc mục 4 SGk ( trang 43, 44) và hỏi: Sau khi An Dương Vương lên ngôi, cho xây dựng thành Cổ Loa như thế nào? -Gv: Vì sao người ta gọi Cổ Loa là Loa thành ? -Hs: Thành có hình xoáy trôn ốc nên người ta gọi là Loa thành. -Gv: Dựa vào bản đồ mô tả thành Cổ Loa? - -Gv: bên trong thành nội là khu vực gì? -Gv: Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ loa? -Gv: Vì sao người ta gọi thành Cổ Loa là 1quân thành? -Hs: ở đây có có1 lực lượng quân đội lớn, khu thành phòng thủ, bảo vệ kinh đô... -Gv: H/dẫn hs làm bài tập theo nhóm : So với Nhà nước Văn Lang, Nhà nước Âu Lạc có gì giống & khác? - Hs: Dại diện từng nhóm trình bày. -Gv: Hoàn chỉnh: - Giống:+Vua có quyền quyết định tối cao. + Giúp Vua có lạc hầu, Lạc Tướng. - Khác:+ Kinh đô. +Âu Lạc có thành Cổ loa. + Vua An Dương Vương có quyền lực tập trung hơn. Hoạt động 5: NhËn biÕt vµ ghi nhí diÔn biÕn cña cuéc kh¸ng chiÕn ,nguyªn nh©n thÊt b¹i cña níc ¢u L¹c -Gv: Gọi hs đọc mục 5Sgk & hỏi : Trong thời gian An Dương Vương xây dựng đất nước, ở Trung quốc có có gì đáng chú ý? -Gv: Em biết gì về Triệu Đà? -Gv: Nói thêm dựa vào STK ( trang 107) -Gv: Triệu Đà đem quân xâm lược Âu lạc vào thời gian nào? Nhân dân Âu lạc đã chiến đấu ra sao? -Gv: Sau khi thất bại Triệu Đà dùng kế gì? Theo em truyện Mị Châu- Trọng Thủy nói lên điều gì? -Gv: giải thích thêm dựa vào STK (Trng 108) - Gv: Thất bại của An Dương Vương để lại bài học gì? -Gv: Bổ sung: Phải tuyệt đối cảnh giác,Vua phải tin tưởng ở trung thần, phải dựa vào dân để đánh giặc bảo vệ đất nước. -Gv Hiện nay nhà nước ta có những biện pháp gì bảo vệ nền độc lập? 4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng: -An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê 1 khu thành đất lớn => Gọi là Loa thành hay thành Cổ loa. -Thành Cổ Loa có 3 vòng khép kín tổng chiều dài chu vi 16 000 mét. Bên trong thành nội là khu vực nhà ở & làm việc của Vua, các lạc hầu lạc tướng. -Cổ Loa còn là 1 quân thành => Phòng thủ, bảo vệ kinh đô của An Dương Vương. 5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? -Năm 181-180 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Việt. -Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt & tinh thần chiến đấu dũng cảm đã đánh bại được quân Triệu, giữ vững nền độc lập đất nước -Năm 179 TCN, An Dương Vương đã mắc mưu Triệu Đà, Âu Lạc bị thất bại nước ta rơi vào ách đô hộ của bọn phong kiến phương bắc. 4.Củng cố-Dặn dò: - Dựa vào truyền thuyết lịch sử An Dương Vương, em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà? Ngày tháng . năm 2015 CM ký tuần 16 tiết 16 Đinh Thị Ánh Nguyệt Tuần 17 Ngày soạn: 01/12 /2015 Ngày dạy: 6a / /2015 6b / /2015 Tiết 17. BÀI 16: ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Qua bài học giúp hs củng cố: -Về kiến thức về lịch sử dân tộc từ khi xuất hiện con người đến thời kì dựng nước Văn Lang-Âu Lạc. 2. Tư tưởng: - Giáo dục cho hs biết trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã xây dựng trong lịch sử. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và kĩ năng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử. II. Chuẩn bị : Bản đồ ,tranh ảnh,bài soạn, tư liệu... III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV& HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs nêu đầy đủ các địa điểm Bắc, Nam, hiện vật thời gian tồn tại. - Gv: kết hợp bản đồ VN treo tường để giúp hs nắm lại các địa điểm. - Hướng dẫn hs lập sơ đồ: dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta( Thời gian ,địa điểm). - Hs: tiến hành lập theo nhóm ở bảng phụ. - HS: cử đại diện lên trình bày. Hoạt động 2 -Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu xã hội nguyên thuỷ trải qua những giai đoạn lớn nào. Trước hết đặt các câu hỏi nhỏ, bắt đầu từ công cụ(đá đéo sơ kì, đá đẽo phát triển,đá mài, kim loại đầu tiên). - Gv:Hướng dẫn hs lập sơ đồ: Xã hôi nguyên thuỷ trải qua những giai đoạn lớn nào(địa điểm, thời gian, công cụ sản xuất). - Hs: tiến hành lập theo nhóm ở bảng phụ. - HS: cử đại diện lên trình bày. Hoạt động 3 -Gv:Nhà nước Văn Lang ra đời trong điều kiện vùng cư trú như thế nào? -Hs: Tìm hiểu lại kiến thức để trả lời. Hoạt động 4 -Gv: Những công trình văn hoá tiêu biểu thời Văn Lang -Âu Lạc? - Hs: trống đồng và thành Cổ Loa. - GV: tỏ Cộng hũaức hs mô tả lại hoa văn trên trống đồng và cấu trúc thành Cổ Loa 1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian, địa điểm. - Cách đây hàng chục vạn năm đã có người Việt cổ sinh sống. Địa điểm Thời gian Hiện vật Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn) Cách đây khoảng 30 đến 40 vạn năm. Răng Nười tối cổ. Núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hoá), Xuân Lộc ( Đồng Nai) nt Công cụ đá ghè đẽo thô sơ... Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) Khoảng 3-2 vạn năm Hòn cuội được ghè đẽo thô sơ. Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long. Từ 12000-4000 năm Công cụ đá được mài lưỡi Phùng Nguyên 4000-3500 năm Nhiều công cụ đồng thau. 2. Xã hội nguyên thuỷ trải qua những giai đoạn lớn sau: Địa điểm (hay nền văn hoá) Thời gian Công cụ sản xuất Núi Đọ, Quan Yên, Xuân Lộc 40-30 vạn năm Giai đoạn đồ đá cũ- côngcụ đá ghè đẽo thô sơ Sơn Vi 3-2 vạn năm Giai đoạn đồ đá cũ- côngcụ đá ghè đẽo thô sơ Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long. Từ 12000-4000 năm Đồ đá giữa, công cụ đá được mài lưỡi Phùng Nguyên 4000-3500 năm Thời đại kim khí- công cụ sản xuất bằng đồng thau +sắt. 3.Những điều kiện đưa đến sự ra đời của nước Văn Lang-Âu Lạc: - Vùng cư trú được mở rộng. - Cơ sở kinh tế ngày càng phát triển. - Các quan hệ xã hội: nhu cầu hợp tác trong sản xuất, giải quyết các xung đột, trị thuỷ... 4. Những công trình văn hoá tiêu biểu thời Văn Lang -Âu Lạc: - Trống đồng. - Thành Cổ Loa (Loa Thành). 4. Củng cố-Dặn dò: - Gv viên đưa một vài bài tập trắc nghiệm để tổ chức hs củng cố lại những nội dung kiến thức cơ bản của bài. - Ôn tập tất cả các nội dung từ bài 3 đến bài 17, tiết sau kiểm tra học kì I. Ngày 7 tháng 12 năm 2015 CM Ký duyệt tuần 17 tiết 17 Đinh Thị Ánh Nguyệt Tuần 18 Ngày soạn: 05/12 /2015 Ngày dạy: 6a / /2015 6b / /2015 TIẾT 18 : KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Qua giờ kiểm tra giúp học sinh đánh giá kiến thức lịch sử ở học kỳ I. - Giúp học sinh đánh giá, so sánh, phân tích các sự kiện lịch sử. - Giáo dục học sinh tự giác khi làm bài, vận dụng kiến thức vào bài học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Nghiên cứu ra đề + Biểu điểm . - Học sinh: Ôn tập III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 3. Phát đề thi : Ma trận đề kiểm tra: Tên chủ đề Các cấp độ của tư duy Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Sơ luợc về môn lịch sử Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ %: 30% HS nhận biết lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Học lịch sử là cần thiết. Câu 1: 3 điểm Tổng số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30% Xã hội nguyên thuỷ Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ %: 30% HS phân biệt được người tối cổ và người tinh khôn về hình dáng, về công cụ lao động và về tổ chức xã hội. Câu 1: 3 điểm Tổng số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30% Thời kì Văn Lang – Âu Lạc Tổng số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ %: 40% Học sinh hiểu được sự ra đời của nhà nước Văn lang là tất yếu. Câu 1/2: 1 điểm HS vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang?rút ra được điểm giống & khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc? Câu 1/2: 3 điểm Tổng ố câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ 40% Cộng Tổng số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ %: 30% Tổng số câu: 1/2 Số điểm: 2 Tỉ lệ %: 20% Tổng số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ %: 30% Tổng số câu: 1/2 Số điểm: 2 Tỉ lệ %: 20% Tổng số câu: 3 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ %: 100% Đề ra: Câu 1: Lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? (3 điểm) Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ ( về con người, về công cụ,về tổ chức xã hội). (3 điểm) Câu 3: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang ?So với Nhà nước Văn Lang, Nhà nước Âu Lạc có gì giống & khác nhau? (4 điểm) (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Đáp án (Lịch sử 6): Câu 1 (3 điểm): + Ý 1: Lịch sử là gì? (1 điểm) - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. à Lịch sử là một môn khoa học. + Ý 2: Học lịch sử để làm gì? (2 điểm) - Hiểu được cội nguồn của tổ tiên, dân tộc mình. - Ông cha đã sống và lao động để tạo nên đất nước, quý trọng những gì mình đang có. - Biết ơn những người làm ra nó và biết mình phải làm gì cho đất nước. Câu 2 (3 điểm): Hs có thể trình bày theo bảng, mỗi nội dung phân biệt sẽ được 1 điểm. Đặc điểm Người tối cổ Người tinh khôn Con người - 2 tay tự do. - Trán thấp. - U lông mày cao. - Hộp sọ ,não nhỏ. - Cơ thể thô chậm . -Trên người có lớp lông mỏng. - 2 tay khéo léo. - Trán cao. - U lông mày phẳng. - Hộp sọ, não lớn. - Cơ thể gọn, linh hoạt. -Trên người không còn lớp lông. Công cụ lao động Đá, cành cây Đá, sừng, tre, gỗ, đồng Tổ chức xã hội Sống theo bầy Sống theo thị tộc Câu 3 (4 điểm): + Ý 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang: (2 điểm) - Các bộ lạc lớn được hình thành. - Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư. - Mâu thuẫn giàu nghèo nảy sinh. - Nhu cầu trị thuỷ, bảo vệ mùa màng. - Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt. à Nhà nước Văn Lang ra đời. + Ý 2 Hùng Vương Lạc hầu- Lạc tướng ( trung ương) Lạc tướng (bộ) Bồ chính ( chiềng, chạ) Lạc tướng (bộ) + Ý 3 - Giống:+Vua có quyền quyết định tối cao. + Giúp Vua có Lạc Hầu, Lạc Tướng. - Khác: + Kinh đô. +Âu Lạc có thành Cổ loa. + Vua An Dương Vương có quyền lực tập trung hơn. 4. Củng cố -Dặn dò: Giáo viên khái quát nội kiểm tra Ngày tháng năm 2015 CM Ký tuần 18 tiết 18 Đinh Thị Ánh Nguyệt HỌC KÌ II Tuần 20 Ngày soạn: 03/01 /2016 Ngày dạy: 6a /01 /2016 6b / /2016 CHƯƠNG III .THỜI KỲ BẮC THUỘC & ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LÂP Tiết 19. BÀI 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG NĂM 40 I.Mục tiêu 1. Kiến thức: -Trình bày được một số nét khái quát tình hình Âu Lạc thế kỉ II TCN đến hết thế kỉ I: Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta (xóa tên nước ta và bóc lột tàn bạo dân ta ). - Cuộc k/n Hai Bà Trưng :công việc chuẩn bị sự ủng hộ của nhân dân , diễn biến, kết quả 2. Tư tưởng:-Giáo dục cho Hs ý thức căm thù quân xâm lược ,ý thức tự hào ,tự tôn dân tộc -Giáo dục cho Hs lòng biết ơn Hai Bà Trưng & tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam. 3. Kĩ năng: -Rèn luyện cho hs biết tìm nguyên nhân & mục đích của sự kiện LS. -Bước đầu rèn luyện kĩ năng biết vẽ & đọc lược đồ LS. II. Phương tiện dạy học: - Tranh ảnh, bản đồ. III.Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1.NhËn biÕt t×nh h×nh ¢u L¹c tõ thÕ kØ II TCN ®Õn thÕ kØ I -Gv: Gọi Hs đọc mục 1 Sgk& hỏi: Sau cuộc k/c của An Dương Vương chống Triệu Đà thất bại , nước ta bước vào tình trạng gì? -Hs: Dân tộc ta bước vào tình trạng hơn 1000 năm bắc thuộc. -Gv: Sau khi nhà Hán đánh bại nhà Triệu, chúng đã thực hiện c/s gì ở nước ta? -Hs:Năm 111 TCN nhà Hán thay nhà Triệu thống trị Âu Lạc. -Gv: Nhà Hán gộp Âu lạc với 6 quận của TQ nhằm mục đích gì? -Hs: Nhằm xoá bỏ hẳn Âu lạc cũ, xem Âu Lạc là 1 vùng đất của TQ ở phía Nam. -Gv: Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán? -Hs:Nhà Hán mới bố trí người cai quản đến cấp quận,cònở huyện xã nhà Hán chưa nắm được. -Gv: H/dẫn hs thảo luận c/sthống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta? - Gv: Em biết gì về thái thú Tô Định? -Gv: Nhà Hán đưa người Hán sangChâu Giao sinh sống lâu dài nhằm mục đích gì? -Hs:Nhằm bắt người Việt phải theo phong tục ,tập quán của người Hán để thực hiện mưu đồ biến người Việt thành người Hán. Gv: Em có nhận xét gì về c/s cai trị của nhà Hán? -Gv: Trong hoàn cảnh đó nhân dân Giao chỉ phải làm gì? Gv chuyển mục. Hoạt động2:NhËn biÕt , ghi nhí diÔn biÕn chÝnh cuéc k/n Hai Bµ Trng -Gv: Yêu cầu Hs đọc mục 2 Sgk & hỏi:Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà TRưng bùng nổ? -Hs : Dựa vào Sgk trả lời ,Gv bổ sung. -Gv: Em biết gì về Hai Bà Trưng? -Gv: Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? -Hs: Dựa vào bản đồ tường thuật. -Gv: bốn câu thơ trong Thiên Nam Ngữ Lục nói lên mục đích của K/n là gì? -Gv: Việc khắp nơi kéo quân về tụ nghĩa nói lên đIều gì?(Liên hệ câu nói của Lê Văn Hưu) -Hs: ách thống trị tàn bạo của nhà Hán khiến nhân dân ta căm giận & nổi dậy khởi nghĩa. -Gv: Kết quả cuộc k/n ra sao? -Gv:H/d hs thảo luận nguyên nhân thắng lợi & ý nghĩa của cuộc k/n? 1/ Nước Âu Lạc từ thế kỷIITCN đến thế kỷ I có gì thay đổi: -Năm 179 TCN, Triệu Đà sát nhập Âu lạc vào Nam Việt, biến Âu Lạc thành 2 quận của TQ là Giao Chỉ & Cửu Chân. -Năm 111TCN, nhà Hán thống trị Âu Lạc ,chia Âu Lạc thành 3 quận:Giao Chỉ, Cửu Chân & Nhật Nam. - Nhà Hán hợp nhất 3 quận của ta với 6 quận của TQ thành Châu giao.Đặt các chức quan Thứ sử, Thái thú, Đô uý,để cai trị .ở huyện vẫn các Lạc tướng cai quản như cũ. -Nhà Hán bóc lột nhân dân ta: +Hàng năm phải nộp thuế, các vật quý hiếm: sừng tê, ngà voi... + Bắt dân ta theo phong tục,tập quán của người Hán,âm mưu đồng hóa dân tộc ta 2/ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ: a/ Nguyên nhân: - Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán. -Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị Thái thú Tô Định giết hại. b./Diễn biến: -Mùa xuân năm 40 (Tháng 3 dương lịch) hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây) -Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa & Luy Lâu. c/ Kết quả: -Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. 4. Củng cố -Dặn dò - Học bài theo câu hỏi cuối bài.Tìm đọc LSVN bằng tranh tập 6. -Làm bài tập (SBT) & 1số bài tập nâng cao gv h/dẫn. -Tìm hiểu bài mới, suy nghĩ & trả lời những câu hỏi SGK. Sưu tầm tranh ảnh về Hai Bà Trưng. Ngày 04 tháng 01Năm 2016 CM Ký duyệt tuần 20 tiết 19 Đinh Thị Ánh Nguyệt Tuần 21 Ngày soạn: 8/01/2016 Ngày dạy: 6a /01/2016 6b / /2016 Tiết 20. BÀI 18: TRƯNG VƯƠNG & CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN. I. Mục tiêu: 1. kiến thức: - Giúp Hs nắm được : - Công Cuộc xây dựng đất nước sau khi
File đính kèm:
- Bai_1_So_luoc_ve_mon_Lich_su.doc