Giáo án Lịch sử 4
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức :
- HS biết sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
2.Kĩ năng:
- HS nắm được sự ra đời của đất nước Đại Cồ Việt và tên tuổi, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh.
3.Thái độ:
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta .
II Đồ dùng dạy học :
- Tranh trong SGK
- Phiếu học tập : Bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất ( chưa điền )
ỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 8 phút 8 phút 10phút 2 phút Khởi động: Hát Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hoạt động theo nhóm - GV phát cho mỗi nhóm một bản thời gian và các nhóm ghi nội dung của mỗi giai đoạn . Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - GV treo trục thời gian lên bảng va yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục : khoảng 700 năm TCN , 179 TCN , 938 . Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận . - GV nhận xét Củng cố - Dặn dò: Về nhà ôn bài . Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân - HS hoạt động theo nhóm . - Đại diện nhóm báo cáo sau khi thảo luận . HS lên bảng ghi lại các sự kiện tương ứng Nhóm 1: Vẽ tranh về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. Nhóm 2: kể lại bằng lời về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa & kết quả của cuộc khởi nghĩa? Nhóm 3: Nêu diễn biến & ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng - Đại diện nhóm báo cáo . Giấy, bút Giấy, màu Các ghi nhận, lưu ý : Môn: Lịch sử Tuần : 9 Ngày : ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức : - HS biết sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên - Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. 2.Kĩ năng: - HS nắm được sự ra đời của đất nước Đại Cồ Việt và tên tuổi, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh. 3.Thái độ: - Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta . II Đồ dùng dạy học : - Tranh trong SGK - Phiếu học tập : Bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất ( chưa điền ) Thời gian Các mặt Trước khi thống nhất Sau khi thống nhất Lãnh thổ Triều đình Đời sống của nhân dân Bị chia thành 12 vùng Lục đục Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, đổ máu vô ích Đất nước quy về một mối Được tổ chức lại quy củ Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 2 phút 5 phút 12phút 10phút 5 phút Khởi động: Hát Bài mới: Giới thiệu: - Người nào đã giúp nhân dân ta giành được độc lập sau hơn 1000 năm bị quân Nam Hán đô hộ? (bài cũ) - Ngô Vương lên làm vua 6 năm thì mất, quân thù tiếp tục lăm le bờ cõi, trong nước thì rối ren, ai cũng muốn được nắm quyền nhưng không đủ tài. Vậy ai sẽ là người đứng lên củng cố nền độc lập của nước nhà & thống nhất đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Hoạt động1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS dựa vào SGK thảo luận vấn đề sau: + Tình hình đất nước sau khi Ngô Vương mất? Hoạt động2: Hoạt động nhóm - GV đặt câu hỏi: + Em biết gì về con người Đinh Bộ Lĩnh? GV giúp HS thống nhất: +Ông đã có công gì? GV giúp HS thống nhất: + Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? GV giúp HS thống nhất: GV giải thích các từ + Hoàng: là Hoàng đế, ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa + Đại Cồ Việt: nước Việt lớn + Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc & chiến tranh - GV đánh giá và chốt ý. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất Củng cố Dặn dò: GV cho HS thi đua kể các chuyện về Đinh Bộ Lĩnh mà các em sưu tầm được. - Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981) - Ngô Quyền - HS hoạt động theo nhóm - Các nhóm cử đại diện lên trình bày - HS dựa vào SGK để trả lời - Đinh Bộ Lĩnh sinh ra & lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình, truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã có chí lớn - Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn. - Lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình - HS làm việc theo nhóm - Đại diện nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm - HS thi đua kể chuyện SGK Bảng so sánh Chuyện về Đinh Bộ Lĩnh Các ghi nhận, lưu ý : Môn: Lịch sử Tuần : 10 Ngày : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (Năm 981) I Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: HS biết: - Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân - Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. - Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến. 2.Kĩ năng: - HS nêu được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến . 3.Thái độ: - HS tự hào về chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng và người anh hùng dân tộc Lê Hoàn cùng toàn dân đã làm nên những chiến thắng vang dội đó. II Đồ dùng dạy học : - GV: + Lược đồ minh họa + Tìm hiểu hành động cao đẹp của Dương Vân Nga trao áo long cổn cho Lê Hoàn: Dương Vân Nga: Dương Vân Nga trao áo long cổn cho Lê Hoàn thực chất là từ bỏ ngôi vua của dòng họ mình cho một dòng họ khác. Bởi vì Dương Vân Nga là vợ Đinh Bộ Lĩnh, bấy giờ con của Dương Vân Nga là Đinh Toàn mới 6 tuổi đang ở ngôi vua, chưa đủ tài trí để lãnh đạo nhân dân chống lại giặc ngoại xâm. (Thời Lê Hoàn, sử ghi là Tiền Lê) - HS: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 2 phút 9 phút 12phút 8 phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân - Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? - Đinh Bộ Lĩnh lấy nơi nào làm kinh đô & đặt tên nước ta là gì? - GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: - Buổi đầu độc lập của dân tộc, nhân dân ta phải liên tiếp đối phó với thù trong giặc ngoài. Nhân nhà Đinh suy yếu, quân Tống đã đem quân sang đánh nước ta. Liệu rồi số phận của giặc Tống sẽ ra sao? Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981) Hoạt động1: Hoạt động cả lớp - Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào ? - Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không ? GV nêu vấn đề: “Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có hai ý kiến khác nhau: + Thái hậu Dương Vân Nga yêu quý Lê Hoàn nên đã trao cho ông ngôi vua. + Lê Hoàn được tôn lên làm vua là phù hợp với tình hình đất nước & nguyện vọng của nhân dân lúc đó. Em hãy dựa vào nội dung đoạn trích trong SGK để chọn ra ý kiến đúng.” GV kết luận: Ý kiến thứ hai đúng vì: Đinh Toàn khi lên ngôi còn quá nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược. Lê Hoàn giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê Hoàn lên ngôi được quân sĩ tung hô “Vạn tuế” GV giảng về hành động cao đẹp của Dương Vân Nga trao áo lông cổn cho Lê Hoàn: đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của dòng họ, của cá nhân. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: Quân Tống sang xâm lược nước ta vào năm nào? Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào? Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không? Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta? Củng cố Dặn dò: - Nhờ sức mạnh đoàn kết của dân tộc, nhờ tinh thần yêu nước mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân ta, Lê Hoàn cùng các tướng sĩ đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, tiếp tục giữ vững nền độc lập của nước nhà. Chúng ta tự hào sâu sắc với quá khứ đó - Chuẩn bị : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long - HS trả lời - HS nhận xét Vua Đinh & con trưởng là Đinh Liễn bị giết hại Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vì vậy không đủ sức gánh vác việc nước Lợi dụng cơ hội đó, nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta Đặt niềm tin vào “Thập đạo tướng quân” (Tổng chỉ huy quân đội) Lê Hoàn và giao ngôi vua cho ông. HS trao đổi & nêu ý kiến HS dựa vào phần chữ & lược đồ trong SGK để thảo luận Đại diện nhóm lên bảng thuật lại cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân trên bản đồ. Giữ vững nền độc lập dân tộc, đưa lại niềm tự hào và niềm tin sâu sắc ở sức mạnh & tiền đồ của dân tộc. SGK Lược đồ trận đánh Các ghi nhận, lưu ý : Môn: Lịch sử Tuần : 11 Ngày : NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG I Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức - Kĩ năng: HS biết - Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long (nay là Hà Nội). Sau đó, Lý Thái Tông đặt tên nước là Đại Việt - Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh. 2.Thái độ: - Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc: có một kinh đô lâu đời – kinh đô Thăng Long – nay là Hà Nội. II Đồ dùng dạy học : - GV: chiếu dời đô + một số bài báo nói về sự kiện năm 2010, Hà Nội chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. - Tranh ảnh sưu tầm - Bảng đồ hành chính Việt Nam - Phiế học tập ( chưa điền ) Vùng đất Nội dung so sánh Hoa Lư Đại La Vị trí Địa thế Không phải trung tâm Rừng núi hiểm trở, chật hẹp Trung tâm đất nước Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 2 phút 7 phút 12phút 8 phút 4 phút Khởi động: Bài cũ: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981) Vì sao quân Tống xâm lược nước ta? Ý nghĩa của việc chiến thắng quân Tống? GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: - Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý . Nhà Lý tồn tại từ năm 1009 nđến năm 1226 . Nhi65m vụ của chúng ta hôm nay là tìm hiể xen nhà Lý được ra đời trong hoàn cảnh nào ? Việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La , sau đổi thành Thăng Long diễn ra như thế nào ? Vài nét về kinh thành Thăng Long thời Lý . Hoạt động1: Làm việc cá nhân Hoàn cảnh ra đời của triều đại nhà Lý? Hoạt động 2: Hoạt động nhóm - GV đưa bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam rồi yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư & Đại La (Thăng Long) - GV chia nhóm để các em thực hiện bảng so sánh - Tại sao Lý Thái Tổ lại có quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La? - GV chốt: Mùa thu 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La & đổi Đại La thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt. GV giải thích từ: + Thăng Long: rồng bay lên + Đại Việt: nước Việt lớn mạnh. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào? Củng cố Dặn dò: - GV đọc cho HS nghe một đoạn chiếu dời đô . - GV chốt: Việc chọn Thăng Long làm kinh đô là một quyết định sáng suốt tạo bước phát triển mạnh mẽ của đất nước ta trong những thế kỉ tiếp theo. - Chuẩn bị: Chùa thời Lý HS trả lời HS nhận xét - Năm 1005 , vua Lê Đại Hành mất , Lê Long Đỉnh lên ngôi , tính tình bạo ngược. Lý Công Uẩn là viên quan có tài , có tài có đức . Khi Lê Long Đĩnh mất , Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua . Nhà Lý bắt đầu từ đây . - HS xác định các địa danh trên bản đồ HS hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo . Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no . - HS thảo luận => Thăng Long có nhiều cung điện, lâu đài, đền chùa . Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố , nên phường . SGK Bản đồ Bảng so sánh Hình ảnh chùa Một Cột… Chiếu dời đô Các ghi nhận, lưu ý : Môn: Lịch sử Tuần : 12 Ngày : CHÙA THỜI LÝ I Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: HS biết: - Đến thời Lý, đạo Phật phát triển thịnh đạt. - Chùa được xây dựng & phát triển ở nhiều nơi. - Chùa là công kiến trúc đẹp . 2.Kĩ năng: - HS kể được một số chùa thời Lý. 3.Thái độ: - HS tự hào về trình độ văn hóa và nghệ thuật kiến trúc, xây dựng thời nhà Lý. II Đồ dùng dạy học : - Hình ảnh chùa Một Cột, chùa Keo , tượng Phật A di đà - Phiếu học tập Họ và tên: …………………………………………….. Lớp: Bốn Môn: Lịch sử PHIẾU HỌC TẬP Em hãy đánh dấu x vào o sau những ý đúng: + Chùa là nơi tu hành của các nhà sư. o + Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật. o + Chùa là nơi hội họp & vui chơi của nhân dân. o + Chùa nhiều khi còn là lớp học. o + Sân chùa là nơi phơi thóc. o + Cổng chùa nhiều khi là nơi họp chợ. o III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 2 phút 5 phút 2 phút 7phút 10phút 10phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long Vì sao Lý Thái Tổ chọn Thăng Long làm kinh đô? Sau khi dời đô ra Thăng Long, nhà Lý đã làm được những việc gì đưa lại lợi ích cho nhân dân? GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: - Đạo Phật từ Aán Độ du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc độ hộ . Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối sống của nhân dân ta. Đạo Phật và chùa chiền được phát triển mạnh mẽ nhất vào thời Lý. Hôm nay chúng ta học bài: Chùa thời Lý. Hoạt động1: Hoạt động nhóm - Vì sao đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất? Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân GV đưa ra một số ý kiến phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý, sau đó yêu cầu HS làm phiếu học tập GV chốt: Nhà Lý chú trọng phát triển đạo Phật vì vậy thời nhà Lý đã xây dựng rất nhiều chùa, có những chùa có quy mô rất đồ sộ như: chùa Giám (Bắc Ninh), có chùa quy mô nhỏ nhưng kiến trúc độc đáo như : chùa Một Cột (Hà Nội). Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp GV cho HS xem một số tranh ảnh về các chùa nổi tiếng, mô tả về các chùa này. - GV yêu cầu HS mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà em biết ? Củng cố - Dặn dò: - Kể tên một số chùa thời Lý. - Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077) HS trả lời HS nhận xét - Cả lớp đọc từ đầu đến “triều đình” - Vì nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân ta cũng theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa. - HS làm phiếu học tập - HS xem tranh ảnh , mô tả => khẳng định đây là một công trình kiến trúc đẹp . - HS mô tả bằng lời hoặc tranh ảnh SGK Phiếu học tập Hình ảnh chùa chiền Các ghi nhận, lưu ý : Môn: Lịch sử Tuần : 13 Ngày : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077) I Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: - HS biết ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân ta . Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt . 2.Kĩ năng: - HS trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý. - HS mô tả sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu. 3.Thái độ: - HS tự hào về tinh thần dũng cảm và trí thông minh của nhân dân ta trong cộng cuộc chống quân xâm lược. II Đồ dùng dạy học : - Lược đồ kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai . - Phiếu học tập . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 8 phút 8 phút 8 phút 7 phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Chùa thời Lý - Vì sao đạo Phật lại phát triển mạnh ở nước ta? - Nhà Lý cho xây nhiều chùa chiền để phát triển đạo Phật chứng tỏ điều gì? GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hoạt động nhóm đôi Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau: + Để xâm lược nước Tống. + Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao? GV chốt: Ý kiến thứ hai đúng bởi vì: Trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược. Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống , triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước. Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp GV yêu cầu HS thuật lại diễn biến trận đánh theo lược đồ. GV đọc cho HS nghe bài thơ “Thần” Bài thơ “Thần” là một nghệ thuật quân sự đánh vào lòng người, kích thích được niềm tự hào của tướng sĩ, làm hoảng loạn tinh thần của giặc. Chiến thắng sông Cầu đã thể hiện đầy đủ sức mạnh của nhân dân ta. GV giải thích bốn câu thơ trong SGK Hoạt động 3: Thảo luận nhóm Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến ? Hoạt động 4 : Hoạt động cả lớp - Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược? - Sau chiến thắng ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt chủ trương giảng hoà mở đường thoát thân cho giặc, Quách Quỳ vội vàng nhận giảng hoà. GV chốt: Đây là đường lối ngoại giao nhân đạo, thể hiện tinh thần yêu hoà bình của nhân dân ta. Đường lối đó đã tránh cho 2 dân tộc thoát khỏi binh đao. Củng cố - Dặn dò: - Kể tên những chiến thắng vang dội của Lý Thường Kiệt. - Chuẩn bị bài: Nhà Trần thành lập HS trả lời HS nhận xét HS đọc SGK đoạn: “Năm 1072 … rồi rút về” HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trình bày ý kiến . - HS xem lược đồ & thuật lại diễn biến . - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo - do quân dân ta rất dũng cảm . Lý Thường Kiệt là một tướng tài ( chủ động tấn công sang đất Tống ; lập phòng tuyến sông Như Nguyệt ) Quân Tống chết đến quá nửa, số còn lại suy sụp tinh thần. Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hoà để mở đường cho giặc thoát thân. Quách Quỳ vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho tàn quân kéo về nước. SGK Bài thơ “Thần” Giấy, bút Các ghi nhận, lưu ý : Môn: Lịch sử Tuần : 14 Ngày : NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: HS biết được: - Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. - Nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau. 2.Kĩ năng: - HS nêu được cơ cấu tổ chức của nhà Trần và một số chính sách quan trọng. 3.Thái độ: - Thấy được sự ra đời của nhà Trần là phù hợp lịch sử. Các vua Trần làm rạng rỡ non sông, dân tộc. II Đồ dùng dạy học : - Tìm hiểu thêm về cuộc kết hôn giữa Lý Chi
File đính kèm:
- LICH SU LOP 4.doc