Giáo án Lịch sử 12 - Chuyên đề: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam từ 1919 đến 1945 (2 tiết)

- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 ở Xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho yêu nước.

 - Dưới chế độ thực dân phong kiến, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản nhất (mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp). Hai mâu thuẫn ấy vừa là nguồn gốc, vừa là động lực làm nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống thực dân phong kiến ở nước ta. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta nổ ra ngay từ khi chúng đến xâm lược (1858), kéo dài suốt nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, song tất cả đều thất bại chỉ vì thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn và thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên phong. Muốn giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản ấy của xã hội Việt Nam cần phải có một chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Như đáp ứng yêu cầu của lịch sử chính lúc ấy NAQ đã xuất hiện. Ngày 05/06/1911 Nguyễn Ái Quốc rời cảng Nhà rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước. Hướng đi của người đã khác với cụ Phan Bội Châu là sang phương Đông (các nước đồng văn đồng chủng). Mục đích tìm đường cứu nước của Người là “xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào? rồi về giúp đồng bào. Sau nhiều năm tìm kiếm, Người đã đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, từ đó Người quyết định đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga – con đường cách mạng vô sản.

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 12 - Chuyên đề: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam từ 1919 đến 1945 (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người khác sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.
 - Người tham gia sáng lập báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, đặc biệt biên soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên đã được bí mật chuyển về nước góp phần thúc đẩy phong trào dân tộc trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.
 - Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự Hội Nghị Quốc tế Nông dân (10-1923), Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924) .Tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V (1924), NAQ trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cm các nước thuộc địa. 
 - Năm 1927, những bài giảng của NAQ tại Quảng Châu được tập hợp và xuất bản thành cuốn sách Đường Kách Mệnh => Báo Thanh niên và sách Đường Kach mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội.
 - Năm 1928, thực hiện chủ trương „vô sản hóa“, đưa hội viên thâm nhập vào nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ để cùng sinh hoạt và lao động cùng công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
*Chuẩn bị về tổ chức:
 - Ngày 11-11-1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước. Ngày 21/6/1925 báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội xuất bản số đầu tiên.
3. Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
- Cuối năm 1929 ở Việt Nam cùng một lúc có 3 tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động, tình hình đó làm cho quần chúng không biết đi theo sự lãnh đạo của tổ chức nào. Yêu cầu đặt ra cho dân tộc Việt Nam là phải hợp nhất các tổ chức trên thành một chính đảng duy nhất. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, NAQ đã từ Thái Lan về Hương Cảng (TQ) triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, Hội nghị diễn ra từ 6/1/1930.
- Hội nghị đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do NAQ soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam – một bản cương lĩnh đúng đắn, khoa học, sáng tạo và nhân văn.
II. VAI TRÒ CỦA NAQ ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng 
- Ngày 28/1/1941, sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Từ ngày 10 đến 19/5/1941, tại Pác Bó – Hà Quảng – Cao Bằng, Người đã chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương. Nghị quyết số Tám đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám.
2. Hồ Chủ tịch có công lớn trong xây dựng lực lượng cách mạng
- Để có lực lượng chính trị, Người cho thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941) và đề ra Cương lĩnh mười điểm cho Mặt trận.
- Trên cơ sở lực lượng chính trị phát triển, Người cho xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng như: Lập Đội tự vệ chiến đấu ở Cao Bằng (cuối năm 1941), ngày 22/12/1944 Người cho xây dựng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
- Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kì (4/1945) và thành lập Ủy ban quân sự Bắc Kì; hợp nhất Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Đội Việt Nam giải phóng quân.
3. Hồ Chủ tịch có công lớn trong việc xây dựng căn cứ địa cách mạng
- Người đã cho xây dựng căn cứ Pác Bó (Cao Bằng) và mở rộng ra nhiều nơi ở các tỉnh Cao – Bắc – Lạng.
- Ra chỉ thị “Nam tiến” để mở rộng dần căn cứ xuống các tỉnh miền xuôi.
- Người lại cùng Trung ương cho thành lập khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh: Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái (6/1945). Khgu giải phóng ngày càng vững mạnh và trở thành hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới – Nước VNDCCH đang hình thành.
4. Hồ Chủ tịch có công lớn trong lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám
- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ngay từ ngày 13/8/1945, khi nhận được tin Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1” chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Từ ngày 14 đến 15/8/1945, Hội nghị Toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào – Tuyên Quang thông qua những quyết định quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
- Từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào (Tuyên Quang) do Người chủ trì đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và thông qua 10 chính sách của Việt Minh, củ ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cả nước đã đứng lên tến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công.
5. Thảo và đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945)
- Sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi, Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập do chính tay Người thảo, trịnh trọng tuyên bố với thế giới khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của Cách mạng tháng Tám.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được:
+ Khái quát về tiểu sử, quá trình ra đi tìm đường cứu nước của NAQ từ 1911 đến 1930.
+ Vai trò to lớn của NAQ đối với cách mạng tháng Tám năm 1945
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế đồng thời đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng kính yêu vô hạn đối với lãnh tụ HCM, giáo dục cho HS ý thức vươn lên trong học tập để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tái hiện hiện tượng, sự kiện lịch sử về tiểu sử, quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc; quá trình tích cực chuẩn bị cho sự thành lập Đảng của NAQ; 
+ Năng lực hình thành bộ môn: khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch sử, lược đồ liên quan đến nội dung chuyên đề.
+ Năng lực giải quyết mối quan hệ, ảnh hưởng của quá trình ra đi tìm đường cứu nước của NAQ đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
+ So sánh, phân tích sự khác nhau trong con đường ra đi tìm đường cứu nước của NAQ đối với các bậc tiền bối đi trước.
+ Biết thể hiện quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử như nhận xét, đánh giá về công lao của NAQ đối với cách mạng Việt Nam; đánh giá vai trò của Đảng cộng sản đối với cách mạng Việt Nam; đánh giá về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án Word, giáo án Power poin
- Máy chiếu
- Sưu tầm phim tư liệu và lược đồ về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của NAQ; NAQ tại HN Quốc tế Nông dân; NAQ tại Đại hội QTCS; NAQ tại Hội nghị thành lập Đảng.
- Phiếu học tập
- Giấy A0, bút phớt
2. Học sinh- Nghiên cứu lại chuyên đề
- Sưu tầm tư liệu
- Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu của giáo viên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giới thiệu của Giáo viên
GV: cho học sinh xem bức ảnh sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu hỏi: Những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của nhân vật này? 
HS: suy nghĩ trả lời, báo cáo kết quả với giáo viên
GV chốt: Bức ảnh trên là chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người có vai trò to lớn đối với cách mạng Việt Nam, sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. Dưới ánh sáng của Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Để hiểu hơn về vai trò của NAQ đối với Cách mạng tháng Tám, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập trong tiết học hôm nay.
2. Tổ chức các hoạt động học tập
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930)
a) Tìm đường cứu nước
Hoạt động cá nhân
GV: Cho HS xem đoạn phim tư liệu về buổi đầu tìm đường cứu nước của NAQ sau đó trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1) Tại sao NAQ lại ra đi tìm đường cứu nước?
 Câu 2) Con đường đi tìm chân lý của Nguyễn Ái Quốc có những điểm gì khác với con đường đi của các bậc tiền bối ?
 Câu 3) Vị trí, ý nghĩa của con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc đã chọn đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam.
	HS: Kết hợp đoạn phim tư liệu, SGK và nhó lại kiến thức để trả lời
	GV: chốt kiến thức (trong quá trình chốt kiến thức, GV sử dụng kiến thức môn văn để minh họa:
Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời hôm nay chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi mới hiểu nước đau thương
 ( Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
 - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 ở Xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho yêu nước.
 - Dưới chế độ thực dân phong kiến, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản nhất (mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp). Hai mâu thuẫn ấy vừa là nguồn gốc, vừa là động lực làm nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống thực dân phong kiến ở nước ta. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta nổ ra ngay từ khi chúng đến xâm lược (1858), kéo dài suốt nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, song tất cả đều thất bại chỉ vì thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn và thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên phong. Muốn giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản ấy của xã hội Việt Nam cần phải có một chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Như đáp ứng yêu cầu của lịch sử chính lúc ấy NAQ đã xuất hiện. Ngày 05/06/1911 Nguyễn Ái Quốc rời cảng Nhà rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước. Hướng đi của người đã khác với cụ Phan Bội Châu là sang phương Đông (các nước đồng văn đồng chủng). Mục đích tìm đường cứu nước của Người là “xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào? rồi về giúp đồng bào. Sau nhiều năm tìm kiếm, Người đã đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, từ đó Người quyết định đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga – con đường cách mạng vô sản.
- Sự kiện này đ¸nh dÊu b­íc ngoÆt trong cuéc ®êi ho¹t ®éng cña NAQ tõ chñ nghÜa yªu n­íc truyÒn thèng dÕn víi chñ nghÜa M¸c- Lªnin theo con ®­êng c¸ch m¹ng v« s¶n. Më ®­êng gi¶i quyÕt khñng ho¶ng vÒ ®­êng lèi cøu n­íc gi¶i phãng d©n téc ViÖt Nam, t¹o ra mét trong ba nh©n tè cÊu thµnh §¶ng céng s¶n ViÖt Nam (chñ nghÜa M¸c- Lªnin), nh©n tè quyÕt ®Þnh mäi th¾ng lîi cña c¸ch m¹ng ViÖt Nam.
b) Chuẩn bị cho việc thành lập Đảng
	Hoạt động nhóm
	GV: Chia 2 học sinh làm một nhóm, phát phiếu học tập
	Tóm tắt hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1930 theo mẫu sau
Thời gian
Hoạt động
Năm 1917
Năm 1919
Năm 1920
Năm 1921
Năm 1923
Năm 1924
Năm 1925
Năm 1927
Năm 1928
	HS: Trao đổi, thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập trong vòng 7 phút sau đó trả lời câu hỏi
	Câu hỏi: Thông qua bảng thống kê, em hãy cho biết những hoạt động nào của NAQ chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng ?
* Chuẩn bị về tư tưởng chính trị:
 - Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
 - Năm 1921, cùng với một số người khác sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.
 - Người tham gia sáng lập báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, đặc biệt biên soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên đã được bí mật chuyển về nước góp phần thúc đẩy phong trào dân tộc trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.
 - Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự Hội Nghị Quốc tế Nông dân (10-1923), Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924) .Tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V (1924), NAQ trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cm các nước thuộc địa. 
 - Năm 1927, những bài giảng của NAQ tại Quảng Châu được tập hợp và xuất bản thành cuốn sách Đường Kach Mệnh => Báo Thanh niên và sách Đường Kach mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội.
 - Năm 1928, thực hiện chủ trương „vô sản hóa“, đưa hội viên thâm nhập vào nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ để cùng sinh hoạt và lao động cùng công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
*Chuẩn bị về tổ chức:
 - Ngày 11-11-1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước. Ngày 21/6/1925 báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội xuất bản số đầu tiên.
	c) Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
	Hoạt động cá nhân
	GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
	Câu 1. Tại sao đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc phải hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất?
	Câu 2. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra khi nào? Ở đâu? Nội dung chính của Hội nghị là gì ?
	Câu 3. Nêu vai trò của NAQ trong Hội nghị thành lập Đảng.
 	HS: nhớ lại kiến thức trả lời 
	GV: chốt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Năm 1929
Đông DươngCSĐ
Đông Dương CSLĐ
An Nam CSĐ
Phản ánh xu thế phát triển khách quan của cuộc vận động GPDT Việt Nam
Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng gây nguy cơ chia rẽ
Yêu cầu phải hợp nhất
Nguyễn Ái Quốc
Từ Thái Lan về Cửu Long- Hương Cảng -Trung Quốc
Nội dung Hôi nghị
Từ 6/1/1930 triệu tập HN hợp nhất các tổ chức cộng sản
Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất - Đảng cộng sản Việt Nam
Thông qua CCVT, SLVT do NAQ soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản
GV: sử dụng kiến thức liên môn nhấn mạnh về sự kiện thành lập Đảng:
Từ khi có Đảng ra đời
Dân ta biết rõ con đường đấu tranh
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong HN thành lập Đảng
Triệu tập, chủ trì HN hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất
Soạn thảo CCVT, SLVT- đây là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là ĐCS Việt Nam
GV: sử dụng kĩ thuật “Tia chớp”, yêu cầu HS trả lời câu hỏi
Câu hỏi: Nêu những công lao của NAQ đối với dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930. Công lao nào là to lớn nhất? Vì sao?
HS: suy nghĩ nhanh và trả lời
GV: chốt kiến thức
* Những cống hiến:
 - Là người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – con đường Cách mạng vô sản, chủ nghĩa Mác –Lênin (1911 - 1920).
 - Là người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nan (1920 - 1925).
 - Là người dày công đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng, chuẩn bị chu đáo về mặt tổ chức, thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6/1925).
 - Là người triệu tập, chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
 - Là người soạn thảo Cương lĩnh chính trị, một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo. Cương lĩnh đã vạch ra đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. 
* Cống hiến to lớn nhất: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn => Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng đắn - > sự thành lập ĐCS -> Cách mạng tháng Tám thành công -> kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi (cần phân tích sâu hơn)
GV: khắc sâu về công lao của NAQ bằng những câu ca dao sau
Cụ Hồ là vị cha già
Là sao Bắc đẩu là vừng thái dương
Chúng con đi giữa đêm trường
Nhờ cha dìu dắt, dẫn đường con đi
3. Củng cố bài học
GV gọi học sinh trả lời câu hỏi:
- Tóm tắt hoạt động của NAQ từ 1919 đến 1930.
- Đánh giá công lao của NAQ đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1919 đến 1930.
4. Dặn dò, hướng dẫn học tập
- Tìm hiểu thêm về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919 đến 1930.
- Tìm hiểu trước vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập
Nội dung
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930)
- Trình bày được tiểu sử, buổi đầu hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1917.
- Nêu những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1917 đến 1930.
- Trình bày được hoàn cảnh, nội dung của hội nghị thành lập Đảng cộng sản năm 1930.
- Lý giải được vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Con đường đi tìm chân lý của Nguyễn Ái Quốc có những điểm gì khác với con đường đi của các bậc tiền bối
- Lý giải được tại sao lại nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng nào? Nêu được những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa chọn ấy.
- Hiểu được quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản.
- Lí giải được tại sao đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc phải hợp nhất các tổ chức cộng sản tha

File đính kèm:

  • docBai_12_Phong_trao_dan_toc_dan_chu_o_Viet_Nam_tu_nam_1919_den_nam_1925.doc