Giáo án Lịch sử 12 - Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930 (Tiếp theo)

-GV trình bày: Nhận được chỉ thị của Quốc tế cộng sản về công tác tại Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc rời nước Đức (tháng 6/1928) đến Xiêm (tháng 7/1928), và hoạt động chủ yếu ở đây. Khi được tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị chia rẽ, tan rã, những người cộng sản chia thành nhiều phái, Nguyễn Ái Quốc đã lập tức đi Trung Quốc và tới ngày 3/2/1930 Người đã triệu tập đại biểu của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng nhằm mục đích tập hợp các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 12 - Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930 (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16-10-2009
Tiết 20
 Bài 13. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
 (1925 - 1930) (tiếp theo)
I . Mục tiêu:
 1. Kiến thức
- Hiểu được sự ra đời củaĐảng Cộng sản Việt Namlà kết quả của sự lựa chọn, sàng lọc lịch sử
- Ý nghĩa lịch sử sự ra đời củaĐảng Cộng sảnVN đối với cách mạng Việt Nam và giai cấp công nhân Việt Nam
 2. Kỹ năng	
- Kĩ năng phân tích, đánh giá vai trò lịch sử của các tổ chức cách mạng, đặc biệtĐảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập đối với phong trào cách mạng Việt Nam
 3. Thái độ
- Bồi dưỡng về tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạngVS
II . Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. 
	- Các tài liệu liên quan
 2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước trong SGK
III . Hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tình hình lớp:1’ Kiểm tra sĩ số, tác phong HS.
 2. Kiểm tra bài cũ 5’: So sánh sự khác nhau trong chủ trương, hoạt động của Hội Việt NamCM thanh niên và Việt NamQD đảng
 TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
13’
18’
7’
* Hoạt động 1: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Trong ba tổ chức yêu nước theo em tổ chức nào mạnh nhất? Hoạt động của nó có tác dụng gì?
- GV tiểu kết phần I và dẫn dắt vào phần II: Từ 1925 – 1929, có ba tổ chức yêu nước đời và hoạt động, mỗi tổ chức đi theo một khuynh hướng riêng… Trong đó * Hoạt động 2: Cả lớp
- GV trình bày về hoàn cảnh đời của 3 tổ chức cộng sản: Từ 1929 phong trào dân tộc dân chủ nước ta chủ yếu là phong trào công nhân, nông dân, theo khuynh ướng vô sản phát triển mạnh mẽ (nhất là ở Bắc Kì). Sự phát triển đó chứng tỏ chủ nghĩa Mác đã được tuyên truyền sâu rộng kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước → Yêu cầu phải có sự tổ chức, lãnh đạo của những tổ chức Đảng cộng sản: trong khi đó có Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lại bộc lộ những hạn chế lịch sử, không đủ sức dương cao ngọn cờ tiên phong nữa → Những điều kiện để thành lập một Đảng cộng sản đã chín muồi. Vì vậy, tháng 3/1929 với sự nhạy cảm về chính trị của một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long – Hà Nội, sau đó mở rộng cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên → Những hội viên Bắc kì nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một tổ chức trong khi tổng bộ ở nước ngoài chưa đặt vấn đề đó ra.
* Hoạt động 3: Cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK quá trình ra đời của 3 tổ chức cộng sản, tự tóm tắt vào vở.
- GV mở rộng:
+ Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên hôp tại Hồng Kông với sự tham gia của đại biểu Tổng bộ ba kì, đại biểu ở Xiêm, nhưng lại đúng vào lúc vắng mặt Nguyễn Ái Quốc (lúc đó Người đang hoạt động tại Xiêm) và một số hạt nhân trung kiên như Hồ Tùng Mậu (bị bắt)… Đoàn đại biểu Bắc Kì với vai trò nổi bật của Ngô Gia Tự đã đề nghị thành lập ngay một Đảng Cộng sản nhưng không giành được sự nhất trí của Tổng bộ. Lúc này, Tổng bộ vẫn nhận định: “ những điều kiện để thành lập một Đảng Bônsêvích vẫn còn không thuận lợi” và chủ trương trước mắt cần lo là cải tổ Hội rồi mới đặt vấn đề thành lập Đảng cộng sản.
* Hoạt động 4: Cá nhân
- GV phát vấn: Trong vòng 4 tháng, ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động, sự kiện này phản ánh điều gì? 
- GV nhận xét, phân tích và kết luận:
+ Khi những chiến sĩ yêu nước, cách mạng đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào cách mạng đã vận động theo khuynh hướng cách mạng vô sản thì tất yếu đưa đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản → Vì vậy, sự ra đời của các tổ chức cộng sản là tất yếu.
+ Sự ra đời của tổ chức cộng sản là tất yếu. song một lúc có ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn, yêu cầu phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.
* Hoạt động 1: Cả lớp
-GV trình bày: Nhận được chỉ thị của Quốc tế cộng sản về công tác tại Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc rời nước Đức (tháng 6/1928) đến Xiêm (tháng 7/1928), và hoạt động chủ yếu ở đây. Khi được tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị chia rẽ, tan rã, những người cộng sản chia thành nhiều phái, Nguyễn Ái Quốc đã lập tức đi Trung Quốc và tới ngày 3/2/1930 Người đã triệu tập đại biểu của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng nhằm mục đích tập hợp các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
Hội nghị được triệu tập trong căn nhà nhỏ bé của một công nhân ở Cửu Long Thành, thuộc khu nhà ổ chuột với những túp lều bằng tôn và cát tôngchen chúc nhau nằm trên phần đất liền của Hồng Kông, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Tham dự Hội nghị có 07 đồng chí: Hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng, hai đại biểu của An Nam Cộng sản đảng, hai đại biểu hải ngoại. Đông Dương cộng sản lien đoàn không kịp gửi đại biểu đến dự, lúc này hai tổ chức trên đã có 500 đảng viên.
*Hoạt động 2: Cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK nội dung của Hội nghị thành lập đảng.
- GV mở rộng: Trong Hội nghị Nguyễn Ái Quốc đã dùng uy tín của mình và lấy tư cách phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình cách mạng trong nước, thế giới, phê bình tính thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản, cho thấy nhu cầu nhất thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một chính Đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng, và đề nghị các tổ chức cộng sản thống nhất lại. Sau 5 ngày thảo luận, các đại biểu cuối cùng đã nhất trí bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác thống nhất các tổ chức thành một Đảng duy nhất là lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, cử Ban Chấp hành Trung Ương lâm thời gồm 7 uỷ viên. Hội nghị cũng nhất trí ra tạp chí Đỏ và báo Đấu tranh làm cơ quan ngôn luận của Đảng. ngày 24.2.1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Hoạt động 3: Cả lớp
- GV: Yêu cầu HS theo dõi SGK
Thảo luận rút ra nội dung cơ bản của Cương lĩnh
- GV: Chốt ý tóm tắt những nội dung chính của Cương lĩnh.
- GV kết hợp phân tích những nội dung bản cương lĩnh và những phát vấn HS để thấy được tính khoa học của Cương lĩnh.
+ Về chiến lược cách mạng: Nguyễn Ái Quốc xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân) để đi tới xã hội cộng sản. Hai giai đoạn cách mạng này kế tiếp nhau không có bức tường nào ngăn cách. Thực tế cách mạng Việt Nam sau này diễn ra đúng như Cương lĩnh xác định, (trong khi ta tiếp tục làm cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam ( 1945 – 1975 ) thì ngoài Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa).
- GV có thể đặt vấn đề kích thích tư duy của HS: em có nhận xét gì về cách xác định nhiệm vụ cách mạng của Nguyễn Ái Quốc? 
- Nhiệm vụ được xác định là rất cụ thể, rõ ràng, nó bao hàm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, song nhiệm vụ chống đế quốc tay sai được đặt lên hàng đầu. (Minh hoạ: Nguyễn Ái Quốc đã đặt nhiệm vụ đánh đế quốc Pháp lên hàng đầu, còn với phong kiến và tư sản nói rõ chỉ đánh bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng. Tịch thu sản nghiệp lớn của đế quốc, tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian phản động chia cho bộ phận dân cày, là dân cày nghèo). 
 - Về lực lượng cách mạng chỉ rõ: công nông là lực lượng khác như tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ có thể tranh thủ liên minh với họ, không ít nhất cũng phải trung lập họ… Cách xác định lực lượng như vậy thể hiện quan điểm giai cấp rất rõ rang của Nguyễn Ái Quốc, thấy rõ sự phân hoá, ý thức, chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
* Hoạt động 4: cá nhân
- GV phát vấn: qua phân tích nội dung bảng cương lĩnh em có nhận xét gì?
- GV nhận xét, chốt ý:
+ Nhìn một cách tổng thể, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo nhằm thực hiện cả hai nhiệm vụ cách mạng của Việt Nam là chống đế quốc giành độc lập và chống phong kiến, tư sản giành quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, song nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Vì vậy, đây là Cương lĩnh giải phóng dân tộc→ Nguyễn Ái Quốc thấy rõ được mâu thuẫn cơ bản của dân tộc thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc chứ không phải là mâu thuẫn giai cấp.
+ Đây là Cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sang tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
→ Những vấn đề Cương lĩnh nêu ra rất phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, đáp ứng được nguyện vọng giải phóng dân tộc của nhân dân ta, thể hiện sự am hiểu của Nguyễn Ái Quốc về thực tiễn Việt Nam. Quan điểm giai cấp trong Cương lĩnh được thể hiện rất rõ ràng: Nguyễn Ái Quốc đã thấy rõ khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
* Hoạt động 5: Cả lớp, cá nhân.
- GV: dẫn dắt đặt vấn đề: Trải qua quá trinh vận động lâu dài, kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước cuối cùng đã dẫn đến sự thành lập một chính đảng duy nhất ở Việt Nam (tháng 2/1930). Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa gì?
- GV kết luận:
+ Trong những thập niên đầu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam phát triển theo hai khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản.
Sau một quá trình vận động cách mạng, khuynh hướng dân chủ tư sản suy yếu dần và cuối cùng thất bại được đánh dấu bằng thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự tan vỡ của Việt Nam Quốc dân Đảng. Còn khuynh hướng vô sản ngày càng phát triển chiếm ưu thế trong phong trào cách mạng Việt Nam cuối cùng trở thành độc tôn khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Như vậy, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời trước hết là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc ở Việt Nam, là kết quả của sự sang lọc và lựa chọn của lịch sử.
- HS suy nghĩ trả lời.
+Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là mạnh nhất. 
+ Những hoạt động của tổ chức này đã giúp cho cách mạng Việt Nam có sự chuyển mình mạnh mẽ sang một khuynh hướng mới khuynh hướng vô sản, tạo điều kiện cho chính đảng vô sản ra đời
Kết quả của sự phân hoá này?
- Một số hội viên tiên tiến của Hội ở BK t/lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại 5D Hàm Long ( HN)
K: Đánh giá sự kiện này?
- Sự phân hoá rõ nét về quan điểm trong Hội Việt NamCMTN đối với phong trào cách mạng Việt Nam
- Tất yếu dẫn đến sự phân hoá về tổ chức của Hội
HĐCN: Dựa vào SGK nêu các tổ chức cộng sản xuất hiện
- HS theo dõi SGK theo yêu cầu của GV nắm được sự ra đời của ba tổ chức cộng sản.
K: Đánh giá sự kiện này?
- Kết quả tất yếu của cách mạng GPDT 
- Các tổ chức cộng sản hoạt động riêng lẻ ảnh hưởng không tốt đến phong trào cách mạng
TB: Yêu cầu đặt ra cho cách mạng Việt Nam?
- Thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành một đảng, đưa cách mạng đi lên
- HS theo dõi SGK để nắm bắt nội dung của Hội Nghị.
+ Chiến lược cách mạng Việt Nam.
+ Nhiệm vụ cách mạng.
+ Lực lượng cách mạng.
+ Lãnh đạo cách mạng.
+ Vị trí cách mạng Việt Nam trong phong trào cách mạng thế giới
K: Đánh giá vềĐảng Cộng sản ngày đầu thành lập?
- Thấu suốt con đường cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc + CNXH, chống đế quốc + phong kiến, tay sai
- Thấy rõ vai trò của công nhân và sức mạnh toàn dân trong cách mạng
=> Thể hiện sự đúng đắn, KH và sáng tạo của Cương lĩnh, sự nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc, nhân văn mà tư tưởng cốt lõi là độc lập, tự do.
+ Là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Khi chủ nghĩa Mác – Lê nin được tuyên truyền sâu rộng, phong trào yêu nước đã chuyển mình theo khuynh hướng vô sản, giai cấp công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác.
+ Từ khi Đảng Cộng sản Việt nam ra đời, nhiều hạn chế của cách mạng Việt Nam được giải quyết vì vậy đã tạo ra một bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử Việt Nam.
II.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
 1. Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh trong đó khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế. → Yêu cầu thành lập các tổ chức cộng sản.
Tháng 3/1929 những hội viên tiên tiến của Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long – Hà Nội.
b. Quá trình ra đời và hoạt động của ba tổ chức cộng sản:
- Đông Dương Cộng sản đảng:
+ Tháng 5/1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đoàn đại biểu Bắc Kì đã đề nghị thành lập một đảng cộng sản. Song không được chấp nhận, nên đã bỏ về nước.
+ Ngày 17/6/1929, thành lập Đông Dương Cộng sản đảng tại 312 Khâm Thiên – Hà Nội, uy tín và tổ chức của Đảng phát triển nhanh.
- An Nam Cộng sản đảng: 
+ Tháng 8/1929, những hội viên của Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Tổng bộ và Nam Kì đã thành lập An Nam Cộng sản đảng.
- Đông Dương Cộng sản liên đoàn:
+ Tháng 9/1929 đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đông Dương cộng sản đảng tại Trung Kì.
* Đánh giá
- 3 tổ chức cộng sản ra đời là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc
- Nhưng các tổ chức cộng sản hoạt động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng, có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn trong phong trào cách mạng
- Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
2/ Hội nghị thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam
* Hoàn cảnh triệu tập Hội nghị:
- Năm 1929, có ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ → phong trào cách mạng có nguy cơ bị chia rẽ → yêu cầu phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
- Hội nghị tiến hành từ 6/1 " 8/2/1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc tại Cửu Long (Hương Cảng – TQ )
* Nội dung Hội nghị:
 + Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tênĐảng Cộng sản Việt Nam
 + Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Gọi là Cương lĩnh CT đầu tiên củaĐảng Cộng sảnVN
Nội dung cương lĩnh:
- Đường lối chiến lược cách mạng của đảng: cách mạng “TS dân quyền và cách mạng thổ địa để đi tới XH cộng sản”
- Nhiệm vụ cách mạng: 
 + Đánh đổ ĐQP, PK, tư sản phản cách mạng " Việt Nam ĐL TD
 + Lập c/phủ công nông binh, tổ chức q/đội, tịch thu hết sản nghiệp lớn của ĐQ, RĐ của ĐQ và bọn phản cách mạng " chia cho dân cày
 + Lực lượng cách mạng: công nhân, Nông dân, tiểu tư sản, trí thức, các tầng lớp khác,liên lạc với vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới 
 + Lãnh đạo cách mạng: đội tiên phong của giai cấp công nhân làĐảng Cộng sản
+ Vị trí: Cách mạng Việt Nam phải liên minh với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
=> Hội nghị có ý nghĩa như một ĐH thành lập Đảng
 3/ Ý nghĩa thành lập Đảng:
-Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đ/tr dân tộc và g/c của nhân dân Việt Nam và là sản phẩm của sự kết hợp CN MLN với PTCN và PT yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới
-Đảng Cộng sản ra đời là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam: Có đảng và đội ngũ cán bộ đảng trung kiên lãnh đạo với đường lối KH và sáng tạo
- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính q/định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam
4.Củng cố: Đảng Cộng sản ra đời không phải là sự ngẫu nhiên mà là sản phẩm tất yếu của cuộc đ/tr g/c và đ/tr dân tộc ở Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cách mạng. Từ đây cách mạng Việt Nam đã có Đảng lãnh đạo theo CN Mác Lênin
Làm bài tập: Trả lời câu hỏi trong SGK trang 89
Dặn dò: Đọc bài 14 “ phong trào cách mạng 1930 – 1931”, tập trả lời trước các câu hỏi của bài
IV.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai 13 Tiet 20.doc