Giáo án Lịch sử 12 bài 1 đến 11

 Tiết 8- Bài 6: NƯỚC MỸ

I. Mục tiêu bài giảng.

1/ Kiến thức:

 Học sinh nắm được sự phát triển của nước Mỹ từ từ 1945 đến nay. Những thành tựu cơ bản của nước Mỹ về kinh tế, khoa học-kỹ thuật ., vai trò của nước Mỹ trong đời sống quốc tế.

2/ Tư tưởng:

 Nhận thức được ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với lịch sử nước Mỹ trong giai đoạn 1954-1975. Tự hào hơn về thắng lợi của nhân dân ta trước một đế quốc hùng mạnh như Mỹ, ý thức được trách nhiệm của thế hệ sau đối với đất nước.

3/ Kỹ năng:

 - Phân tích, tổng hợp và liên hệ thực te.

- Nắm được một số khái niệm mới: “Chiến tranh lạnh”, “Chiến lược toàn cầu”, “Nhóm G7".

 

doc40 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3635 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 12 bài 1 đến 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới (Sự xuất hiện của các tổ chức khu vực EU, NAFATA, APEC v.v
- Tính chất và mục tiêu của ASEAN?
+ Là một tổ chức liên minh kinh tế , chính trị ,văn hoá ở Đông Nam á. Cùng hợp tác kinh tế, xây dựng ĐNA thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển.
- Thời cơ và thách thức đối với Việt nam khi gia nhập ASEAN?
 + Tạo điều kiện cho VN được hòa nhập vào cộng đồng khu vực thị trường các nước ĐNÁ. Thu hút được vốn đầu tư, cơ hội giao lưu học tập tiếp thu trình độ KH-KT, công nghệ, văn hóa
+ VN chịu sự cạnh tranh quyết liệt nhất là về KT. Hào nhập nếu không đứng vững sẽ dễ bị tụt hậu về kinh tế, bị “hòa tan” về chính trị, văn hóa
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân.
- Nêu những sự kiện chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của phong trào chống Anh ở Aán độs sau chiến tranh hai? Thực dân Anh đã đối phó như thế nào ?
- Kết quả của kế hoạch Maobatơn?
Gv nhấn mạnh : với kế hoạch này Aán Độ giành được quyền tự trị nhưng một phần đã bị tách ra (Vấn đề dân tộc và tôn giáo)
- Nền độc lập mà Aán Độ đạt được trải qua những nấc thang nào?
+ Từ thấp đến cao : từ giành được quyền tự trị 1947 đến độc lập hoàn toàn 1950.
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân.
-Những thành tựu mà nhân Aán Độ đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước?
-Từ giữa những năm 70 Aán Độ đã tự túc được lương thực cho đất nước hơn 800 triệu dân. Từ 1995 Aán Độ là nước xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới.
-Từ những năm 80 Aán Độ thuộc 10 nước sản xuất công nghiệp lón nhất thế giới.
-Khoa học- kỹ thuật: từ cuộc “ Cách mạng chất xám” Aán Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lốn nhất TG.
- Aán Độ là 1 trong những nước sáng lập phong trào các nước không liên kết 1961.
3/ Sư ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
a- Sự thành lập:
 + 8-8-1967. “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” được thành lập tại Băng cốc (Thái lan) gồm 5 nước : Inđônêxia, Malaixia, Sinhgapo,
Thái lan, Philipin.
b- Tính chất: ASEAN là một tổ chức liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của các nước ĐNÁ
c- Hoạt động của ASEAN:
+ Từ 1967-1975: ASEAN là một tổ chức còn non yếu, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
+ Từ 2-1976 đến nay: Từ sau hội nghị Bali tháng 2/1976 ASEAN có bước phát triển mới và khẳng định vị thế trên trường quốc tế
d- Sự phát triển của ASEAN :
- Năm 1967 có 5 nước:
-1984 : Brunây.
- 28-7-1995 : Việt nam.
- 9-1997 : Lào , Mianma.
- 30-4-1999 : Cămpuchia.
Tương lai Đông Timo sẽ trở thành thành viên của ASEAN như vậy ASEAN sẽ trở thành “ASEAN toàn Đông Nam Á”.
II/ Aán Độ :
1- Phong trào đấu tranh giành độc lập (1945-1950).
- Từ sau chiến tranh thế giới hai phong trào đấu tranh giành dộc lập ở Aán độ phát triển mạnh mẽ (Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thuỷ binh ở Bombay, phong trào của học sinh, sinh viên, phong trào ở Cancútta, Karasi, Madrat).
- Trước sự phát triển của phong trào, thực dân Anh đã nhượng bộ- thực hiện kế hoạch Maobattơn. Ngày 15-8-1947 Ấn Độ tách thành 2 quốc gia,
 - Aán Độ : Aán giáo
 - Pakixtan: Hồi giáo.
-> Aán Độ giành được quyền tự trị. 
- Nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh cuối cùng Anh phải trao trả độc lập hoàn toàn cho Aán Độ, ngày 26-1-1950 nước cộng hoà Aán Độ thành lập (J.Nêru làm thủ tướng).
2-Thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước
a- Đối nội:
- Từ sau khi giành được độc lập Aán độ đã thưc hiện những kế hoạch lớn nhằm phát triển kinh tế và củng cố nền độc lập. 
- Những thành tựu về kinh tế- khoa học kỹ thuật, văn hoá- giáo dục.(SGK)
b- Đối ngoại: 
- Thực hiện chính sách hoà bình, trung lập tích cực góp phần củng cố hoà bình và phong trào cách mạng thế giới. 
- Ngày 7-1-1972, Aán Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
IV. Kết thúc bài học.
1/ Củng cố bài:
- Tổ chức ASEAN ra đời trong bối cảnh nào ? Tính chất , mục tiêu của Asean. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhâp Asean:
- Thời cơ: Tạo điều kiện cho Việt Nam được hoà nhập vào cộng đồng khu vực và thị trường các nước Đông Nam Á. Thu hút vốn đầu tư và cơ hội giao lưu học tập tiếp thu khoa học-kĩ thuật, công nghệ ...
- Thách thức: Việt Nam chịu sự cạnh tranh quyết liệt (nhất là kinh tế), nếu hoà nhập không đứng vững sẽ dễ bị tụt hậu về kinh tế, bị “hoà tan” về chính trị-văn hoá xã hội.
2/ Chuẩn bị bài mới: 
Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh.
- Dựa vào câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Tìm hiểu thêm về Nenxơn Manđêla và Phiđencaxtơro.â
Tiết 7- Bài 5:	CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LATINH
	 Ngày soạn: 20/7/2012
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức: Học sinh cần nắm vững các nội dung:
- Phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân các dân tộc châu Phi và Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới II.
- Quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Những khó khăn mà họ phải đối mặt
2/ Tư tưởng: Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế và ủng hộ cuộc đấu tranh chống CNTD của nhân dân châu Phi-Mỹ Latinh. Chia sẽ những khó khăn mà họ đang phải đối mặt.
3/ Kỹ năng: Sử dụng lược đồ, bản đồ. Đánh giá và rút ra kết luận, khái quát, tổng hợp các vấn đề
+ Nắm được khái niệm: Apartheid, chế độ độc tài.
II/ Thiết bị và tài liệu dạy học:
	Lược đồ, bản đồ Châu Phi-Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới II (hoặc bản đồ thế giới). Tranh ảnh, tư liệu về châu Phi-Mỹ Latinh.
III/ Hoạt động dạy và học.
1/ Kiểm tra 15’:
 - Trình bày sự thành lập và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN. Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam?
2/ Dẫn dắt vào bài mới:
 Nêu những biến đổi chung của Phong trào giaiû phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ II, trong đó có các dân tộc ở châu Phi-Mỹ Latinh. Giáo viên dùng bản đồ thế giới, giới thiệu về châu Phi: là châu lục lớn thứ ba thế giới sau châu Á và châu Mỹ, có 57 quốc gia với diện tích là 30,3 triệu km2 và 839 triệu dân.
Hoạt động 1: Cả lớp- cá nhân.
- Vì sao từ sau chiến tranh thế giới II Phong trào GPDT ở châu Phi phát triển mạnh ?
- CNPX bị đánh bại -> CNTD Âu, Mỹ suy yếu -> CNXH trở thành hệ thống phát triển và luôn ủng hộ phong trào GPDT và phong trào ở châu Á phát triển mạnh như Việt Nam, Trung Quốc ...
- Giáo viên hướng dẫn học sinh niên biểu các sự kiện giành độc lập của các nước châu Phi.
- Vì sao cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid ở châu Phi được xếp vào phần đấu tranh GPDT ?
Stt
Tên nước
Năm giành độc lập
+ Chế độ Apartheid là 1 hình thái của CNTD, vì vậy đánh dổ chế độ này tức là đánh đổ một hình thái áp bức kiểu thực dân, Apartheid: tách biệt chủng tộc. Apart: tách biệt, theid: bầy, chủng. Ghép từ 2 chữ Anh-Hà Lan, N.Manđêla đoạt giải Nobel hoà bình 1993.
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân.
+ Giáo viên giới thiệu về châu Mỹ Latinh:
Gồm 33 nước
Diện tích: 20,5 triệu km2
Dân số: 531 triệu người
+ Học sinh nhắc lại khái niệm Mỹ Latinh
- Điểm khác biệt của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Mỹ Latinh?
- Giáo viên gợi ý: Mỹ Latinh đấu tranh chống chế độ độc tài (CNTD kiểu mới của Mỹ), khác với châu Á, châu Phi là đấu tranh giành độc lập thực sự.
+ Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài ở: Venezuela, Goatemala, Columbia, Chile ...
->” Lục địa bùng cháy”
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân.
- Nhận xét của em về tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở Mỹ Latinh từ sau 1945?
- Giáo viên: gợi ý sự phát triển kinh tế ở các giai đoạn 45 đến cuối thập niên 70, thập niên 80, thập niên 80, thập niên 90
->Kinh tế phát triển thăng trầm.
- Những biểu hiện suy thoái kinh tế ở Mỹ Latinh trong thập niên 80?(Học sinh dựa vào sgk-phần chữ in nhỏ).
- Những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển kinh tế ở Mỹ Latinh?
- Nợ nước ngoài
- Mâu thuẫn xã hội
- Tham nhũng
- Điểm khác biệt của phong trào giành độc lập ở Mỹ La tinh so với châu Á, Phi?
- Khu vực MLT giành độc lập sớm (đầu TK XX) nhưng sau đó lệ thuộc vào Mỹ ( Mỹ thiết lập chế độ độc tài-> nội dung, hình thức đấu tranh có điểm khác: đấu tranh chống chế độ độc tài (Tiêu biểu là cách mạng Cuba) đấu tranh giành và củng cố độc lập hình thức phong phú như vũ trang, bãi công, nghị trường... Ở châu Á, Phi chủ yếu là giành độc lập .
I/ Các nước châu Phi.
1/ Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập.
+ Sau chiến tranh thế giới II (đặc biệt từ những năm 1950), phong trào đấu tranh giành độc lập- chống CNTD ở châu Phi phát triển mạnh -> các quốc gia độc lập lần lượt ra đời
 -> hệ thống thuộc địa của thực dân tan rã ở châu Phi.
- Năm 1960: 17 nước châu Phi giành độc lập-> "Năm châu Phi".
+ Năm 1975: CNTD cũ và hệ thống thuộc địa ở châu Phi cơ bản bị tan rã.
+ Từ sau 1975-1990: Hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ CNTD cũ, giánh độc lập với sự thành lập của nước cộng hoà Dimbabuê (4-1980). Namibia tuyên bố độc lập 3-1990.
+ Ở Nam Phi: Cuộc đấu tranh chống chế độ Apartheid. -> 2-1990: chế độ này bị xoá. 4-1994: bầu cử dân chủ ở Nam Phi. Ông Nenxơn Manđêla là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi -> chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc đã tồn tại 342 năm (từ năm 1652) ở Nam Phi.
2/ Tình hình phát triển kinh tế- xã hội:
II. Các nước Mỹ Latinh.
1/ Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập.
+ Đầu thế kỉ XX nhiều nước Mỹ Latinh giành độc lập từ tay của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha-> Sau đó Mỹ Latinh thành thuộc địa kiểu mới và lệ thuộc vào Mỹ (Mỹ tìm cách xây dựng chế độ độc tài thân Mỹ). Vì thế cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển.
+ 1-1-1959, cách mạng Cuba (Phiđen Cacxtơrô lãnh đạo) thành công, lật đổ chế độ độc tài Batixta thành lập nước cộng hoà Cuba ngày 1-1-1959.
+ Từ những năm 1960-1970: phong trào đấu tranh giành độc lập phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú: Vũ trang, bãi công, phong trào nổi dậy của nông dân ...
2/ Tình hình phát triển kinh tế-xã hội
- Sau khi giành được chủ quyền, khôi phục độc lập, các nước Mỹ Latinh bước vào thời kì xây dựng, phát triển kinh tế xã hội:
 + Từ 1945 -> cuối thập niên 70: đạt được những thành tựu khích lệ, một số nước trở thành nước NICS (Braxin, Achentina, Mehico.)
+ Từ thập niên 80: Kinh tế suy thoái nặng nề -> những biến động về chính trị.
+ Trong thập niên 90: Kinh tế có những chuyển biến tích cực tuy nhiên vẫn còn những khó khăn lớn về kinh tế- xã hội (mâu thuẫn xã hội, tham nhũng). 
IV. Kết thúc bài học.
1/ Củng cố bài:	
+ Nét chính của phong trào GPDT ở châu Phi từ sau 1945. Những khó khăn mà châu Phi đang phải đối mặt
+ Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Mỹ Latinh từ sau 1945 đến nay. Những khó khăn của Mỹ Latinh trong thời kỳ xây dựng đất nước
2/ Chuẩn bị bài mới:
 Nước Mỹ (Bài 6).
3/ Bài tập:
 Lập niên biểù tình hình phát triển kinh tế – xã hội của các nước Mĩ la tinh từ sau khi giành được độc lập.
 Các giai đoạn
 Tình hình kinh tế – chính trị xã hội
Thập niên 50 - 70	
-KT tăng trưởng 5,5%
Thập niên 80
- KT suy thái nặng nề, lạm phát, khủng hoảng. Chính trị có nhiều biến động Bôlivia, Braxin, Haiti, Chilê
Thập niên 90 - 2000
- KT chuyển biến tích cực, lạm phát giảm, đầu tư nước ngoài vào tăng.
CHƯƠNG IV: 	MỸ – TÂY ÂU – NHẬT BẢN (1945- 2000)
 	 Tiết 8- Bài 6: 	 NƯỚC MỸ
	Ngày soạn: 27/7/2012
I. Mục tiêu bài giảng.
1/ Kiến thức:
 Học sinh nắm được sự phát triển của nước Mỹ từ từ 1945 đến nay. Những thành tựu cơ bản của nước Mỹ về kinh tế, khoa học-kỹ thuật ..., vai trò của nước Mỹ trong đời sống quốc tế.
2/ Tư tưởng:
 Nhận thức được ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với lịch sử nước Mỹ trong giai đoạn 1954-1975. Tự hào hơn về thắng lợi của nhân dân ta trước một đế quốc hùng mạnh như Mỹ, ý thức được trách nhiệm của thế hệ sau đối với đất nước.
3/ Kỹ năng:
 - Phân tích, tổng hợp và liên hệ thực te.á	
- Nắm được một số khái niệm mới: “Chiến tranh lạnh”, “Chiến lược toàn cầu”, “Nhóm G7".
II. Thiết bị – tài liệu dạy học.
- Bản đồ nước Mỹ (Châu Mĩ).
- Bản đồ thế giới thời kì chiến tranh lạnh.
- Tư liệu đĩa Encatar 2004.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1/ Kiểm tra bài cũ:
+ Nét chính của phong trào GPDT ở châu Phi từ 1945-1990. Những khó khăn mà châu Phi đang phải đối mặt
+ Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ Latinh. Điểm khác biệt của phong trào đấu tranh GDL ở Mỹ Latinh so với các nước ở châu Phi và Mỹ la tinh.
2/ Dẫn dắt vào bài mới:
+ Giáo viên sử dụng bản đồ châu Mỹ, giới thiệu về nước Mỹ (Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử ...)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung học sinh cần nắm
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Nêu sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh?
+ Trình bày những nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mỉ sau chiến tranh ?
- Học sinh dựa vào sách giáo khoa, thảo luận theo nhóm, và cử đại điện trả lời. 
+ Giáo viên nhận xét, kết luận. 
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân.
+ Vì sao Mỹ đạt được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực khoa học-kĩ thuật?
+ Giáo viên gợi ý: Mỹ có điều kiện hoà bình, phương tiện làm việc tốt -> thu hút được nhiều nhà khoa học đến Mỹ làm việc và phát minh (Anhxtanh, Phemơ ...)
+ Trong những năm 1940-1970, Mỹ sở hữu ¾ phát minh và sáng chế của thế giới.
Hoạt động3: Cả lớp, cá nhân.
- Bản chất nền dân chủ tư sản ở Mỹ. Tình hình xã hội?
+ Các tổng thống Mỹ từ 1945-1974:
- S. Tru-man (dân chủ): 4-1945 đến 1-1953.
- D. Aixenhao (cộng hoà): 1-1953 đến 1961.
- John Kenedy (dân chủ): 1-1961 đến 11-1963
- Giônxơn (dân chủ): 1-1965 đến 1969.
- R. Nickxơn (cộng hoà): 1-1969 đến 8-1974.
+ “Chiến tranh lạnh”, Mỹ phát động tháng 3-1947. “Học thuyết Truman” mở đầu cho “chiến tranh lạnh” thuộc chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ được thực hiện qua các đời tổng thống Mỹ nhằm thực hiện ba mục tiêu trên.
+ Khái niệm “chiến tranh lạnh” theo Mỹ là: chiến tranh không nổ súng, không đổ máu nhưng luôn trong tình trạng chiến tranh.
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân:
- Tình hình kinh tế- chính trị Mĩ từ 1991-2000?
+ Giáo viên giải thích về các tổ chức thế giới:
- WTO: tổ chức thương mại quốc tế
- WB: tổ chức ngân hàng thế giới
- IMF: tổ chức tiền tệ thế giới
- G7: nhóm các nước công nghệp phát triển (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Canađa, Ý, hiện nay có thêm Nga -> nhóm G8).
- Nhận xét về chiến lược “ Cam kết mở rộng” của Mỹ thời B. Clin –tơn?
HS dựa vào sách để trình nội dung của chính sách và nêu nhận xét.
- Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
- Tăng cường khôi phục tính sống động của nền kinh tế Mỹ.
- “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Chính sách này nhằm khẳng định sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ và tham vọng chi phố, lãnh đạo thế giới.
- Cuộc chiến Ap-ga-nitxtan, chiến tranh I-rắc (phớt lờ vai trò Liên hợp quốc của Mỹ .)
1/ Nước Mỹ từ 1945 đến 1973.
a/ Kinh tế:
 sau chiến tranh thế giới hai nến kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ, chiếm gần 40% tổng sản phẩm TG. 20 năm sau chiến tranh Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
Công nghiệp: Chiếm hơn 1/2 công nghiệp TG (Năm 1948 là 56,5%).
Nông nghiệp: Bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Tây ĐưcÙ, Italia, Nhật, Anh, Pháp cộng lại.
Hàng hảii: Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển.
Tài chính: Chiếm 3/4 dự trữ vàng của Thế giới.
+ Nguyên nhân:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao ...
- Điều kiện lịch sử (Mỹ không bị chiến tranh tàn phá, làm giàu nhờ chiến tranh: thu lãi 114 tỉ đôla từ bán vũ khí).
- Các tổ hợp công nghiệp, quân sự các công ty tập đoàn tư bản Mỹ có sức sản xuất, cạnh tranh cao. 
- Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật mới vào sản xuất, điều chỉnh cơ câú sàn xuất hợp lí để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành.
- Các chính sách hoạt động và điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
b/ Khoa học kĩ thuật.
- Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần hai (từ đầu thập niên 40 của thế kỉ XX), đạt được nhiều thành tựu lớn trong các lĩnh vực: công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới ...)
c/ Chính trị-xã hội: (HS tự đọc thêm) 
d/ Chính sách đối ngoại: Tham vọng “bá chủ thế giới” với chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện ba mục tiêu:
- Ngăn chặn, đẩy lùi -> tiêu diệt hoàn toàn chế độ XHCN.
- Đàn áp phong trào GPDT, công nhân, các phong trào tiến bộ, dân chủ trên thế giới.
Khống chế, chi phối và điều khiển các nước đồng minh phụ thuộc My.õ
2/ Nước Mỹ từ 1973 đến 1991.
a/ Kinh tế:
+ Từ 1973-1982: thời kì khủng hoảng và suy thoái.
+ Từ 1983-1990: kinh tế phục hồi và phát triển trở lại tuy nhiên tỷ trọng kinh tế giảm sút so với trước.
b/ Chính trị: Không có được sự ổn định như mong muốn do các vấn đề xã hội, các vụ hê bối chính trị ... (đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc chiến tranh ở Việt Nam).
3/ Nước Mỹ từ 1991-2000.
a/ Kinh tế- KHKT.
Từ 1993-2001 (với 2 nhiệm kì của B. Clintơn). Kinh tế Mỹ phục hồi trở lại vị trí hàng đầu thế giới, có vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế- tài chính quốc tế.
+ Mĩ khẳng định vị trí cường quốc của mình trong mọi lĩnh vực như khoa học kĩ thuật, văn hoá ... (Khoa học-kĩ thuật Mỉ chiếm 1/3 bản quyến phát minh sáng chế).
b/ Đối ngoại: 
- Mỹ muốn thiết lập trật tự thế giới “ đơn cực” với tham vọng chi phối và lãnh đạo thế giới- Song rất khó.
- Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cho thấy CN khủng bố sẽ là yếu tố khiến Mỹ phải thay đỏi chính sách đối ngoại khi bước vào TK XXI.
- Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao với VN 11/7/1995.
Câu hỏi và bài tập:
1/ Nêu những nét chính về sự phát triển kinh tế, khoa học –kỹ thuật của Mỹ từ 1945-2000?
Tiết 9- Bài 7 :	TÂY ÂU.
 Ngày soạn: 29/7/2012
I. Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
 Học sinh nắm được các nội dung cơ bản :
- Nét chính về sự phát triển của Tây âu từ 1945-2000.
- Quá trình hình thành và phát triển của khối EU. Mối quan hệ giữa VN và EU.
- Những thành tựu cơ bản của EU trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, thể thao, văn hoá

File đính kèm:

  • docGiao_a_12_20150726_021548.doc