Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 25, Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước 1873) (Tiết 2) - Năm học 2015-2016 - Hoàng Quỳnh Ngân

?. Vậy ngoài gặp khó khăn ở Gia Định Pháp còn sa lầy ở những chiến trường nào?trước khó khăn đó của Pháp thì triều đình và nhân dân có hành động gì?

- HS: Trả lời

- GV: Nhận xét

GV: Tuy nhiên ngay sau khi khắc phục được khó khăn Pháp đã nhanh chóng đưa quân quay lại và mở rộng phạm vi xâm lược ra các tỉnh miền Đông Nam Kì

?. Hành động của Pháp sau khi giành thắng lợi ở Trung Quốc ?

-HS: Trả lời

-GV: Nhận xét

?. Phản ứng của nhân dân và triều đình ra sao trước hành động táo bạo của Pháp?

?. Em biết gì về Nguyễn Trung Trực?

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 25, Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước 1873) (Tiết 2) - Năm học 2015-2016 - Hoàng Quỳnh Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT BẮC SƠN
GIÁO ÁN
TIẾT 25: BÀI 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 
 XÂM LƯỢC ( TỪ NĂM 1858 ĐẾN TRƯỚC 1873)
(TIẾT 2)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN ĐỨC
SINH VIÊN : HOÀNG QUỲNH NGÂN
Ngày soạn : 23/02/2016
Ngày giảng : 29/02/2016
Lớp giảng : 11A7
BÀI 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM 
 LƯỢC( TỪ NĂM 1858 ĐẾN TRƯỚC 1873)
 (TIẾT 2)
I, MỤC TIÊU
1, Kiến thức 
- Học sinh nhận thức và trình bày tóm tắt được giai đoạn đầu trong quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chông Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì từ 1859 đến 1873
2, Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát sử dụng kênh hình
- Kĩ năng so sánh, phân tích thông qua các sự kiện
- Rèn luyện kĩ năng trình bày, hoạt đông nhóm
3, Tư tưởng, thái độ
- Tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc
- Kính trọng các anh hùng có công với đất nước
- Có nhìn nhận đúng đắn với hành động của triều đình nhà Nguyễn qua từng giai đoạn
4, Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực tư duy của học sinh
- Năng lực phân tích, tổng hợp từ đó đưa ra kết luận
II, CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1, Chuẩn bị của giáo viên
a, Phương pháp
- Thuyết trình, tường thuật, miêu tả
- Phát vấn câu hỏi cho học sinh
- Hoạt động nhóm
b, Phương tiện
- Đồ dùng trực quan: Chân dung Nguyễn Trung Trực
- Phiếu học tập
2, Chuẩn bị của học sinh
- Đọc SGK
- Trả lời các câu hỏi cuối mỗi mục
III, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1, Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số
2, Kiểm tra bài cũ
3, Bài mới
 Ở giờ trước chúng ta đã biết Việt Nam giữa thế kỉ XIX đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, Pháp nhân cơ hội đã nhanh chóng thực hiện âm mưu xâm lược nước ta tuy nhiên kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp ở Đà Nẵng đã bị thất bại. Vậy sau thất bại đó Pháp có hành động gì tiếp theo?quá trình xâm lược các tỉnh Nam Kì diễn ra như thế nào?quân dân ta kháng chiến chống Pháp ra sao?cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu ở tiết học ngày hôm nay tiết 25, bài 19 .
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung chính
?. Theo các em tại sao sau khi thất bại ở Đà Nẵng Pháp lại chọn Gia Định là điểm tân công tiếp theo?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét
?. Trước sự tấn công của Pháp triều đình và nhân dân có hành động gì ?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét
?. Vậy ngoài gặp khó khăn ở Gia Định Pháp còn sa lầy ở những chiến trường nào?trước khó khăn đó của Pháp thì triều đình và nhân dân có hành động gì?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét
GV: Tuy nhiên ngay sau khi khắc phục được khó khăn Pháp đã nhanh chóng đưa quân quay lại và mở rộng phạm vi xâm lược ra các tỉnh miền Đông Nam Kì
?. Hành động của Pháp sau khi giành thắng lợi ở Trung Quốc ?
-HS: Trả lời
-GV: Nhận xét
?. Phản ứng của nhân dân và triều đình ra sao trước hành động táo bạo của Pháp?
?. Em biết gì về Nguyễn Trung Trực?
- HS: Trả lời
- GV: Cho HS quan sát chân dung của Nguyễn Trung Trực và nói sơ lươc về ông.
 Nguyễn Trung Trực(1838- 1868)
Ông sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.
Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược.
Nhờ chiến công đốt tàu L’Espérance( tàu Hi Vọng) ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông được triều đình phong chức Quyền sung Quản đạo nên còn được gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Trong sự nghiệp kháng thực dân Pháp của ông, có hai chiến công nổi bật, đã được danh sĩ 
Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi bằng hai câu 
thơ sau:
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên đia
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Thái Bạch dịch:
Sông Nhật Tảo lửa hồng rực cháy, tiếng vang trời đất, 
Đồn Kiên Giang lưỡi kiếm tuốt ra, quỷ thần sợ khóc.
 Câu nói nổi tiếng của ông “	Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây	”
GV: Như chúng ta đã biết thì Pháp lúc này đang gặp khó khăn, việc kí hiệp ước chính là để có thời gian tìm ra lối thoát. Triều đình thì đi ngược lại lòng dân, luôn sẵn tư tưởng chủ hòa.
Sau khi Hiệp ước được kí kết chiến sự ở nước ta tiếp tục diễn biến như thế nào, chúng ta sang phần III.
GV: Cho cả lớp kẻ bảng biểu vào vở. Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập cho học sinh.
Nhóm 1: Hành động của Pháp sau Hiệp ước 1862 ?
Nhóm 2: Thái độ của triều đình sau Hiệp ước 1862 ?
Nhóm 3: Cuộc kháng chiến của nhân dân sau Hiệp ước 1862 ?
Nhóm 4: Trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến của nhân dân ta sau Hiệp ước 1862?
Thời gian hoạt động nhóm: 5 phút
II, Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ 1859 đến 1862
1, Kháng chiến ở Gia Định
- Nguyên nhân: SGK
- Diễn biến
+ 17/2/1859 Pháp tấn công Gia Định
+ Triều đình: Quân đội nhanh chóng tan rã, và chỉ phòng thủ
+ Nhân dân: Chống trả quyết liệt
- Kết quả: làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp 
buôc chúng chuyển sang kế hoạch chinh phục từng gói nhỏ
2, Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5/6/1862
- Pháp: + 23/2/1861 chiếm Gia Định
 + Sau đó chiếm luôn 3 tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long
- Nhân dân: Các cuộc kháng chiến phát triển mạnh mẽ
Tiêu biểu: Khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực...
- Triều đình: kí Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
III, Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ươc 1862.
 HĐ của Pháp
 Triều đình
 Nhân dân
Kết quả, ý nghĩa
- Ở miền Đông: Pháp tạm dừng mở rộng xâm chiếm để bình định các tỉnh vừa thôn tính
- Ở miền Tây: 24/6/1867 Pháp đem quân chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
- Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
- Bạc nhược, nhanh chóng đầu hàng
- Nhân dân tiếp tục kháng chiến
Tiêu biểu là khởi nghĩa của Trương Định...
- Nhân dân anh dũng kháng chiến chống giặc
Tiêu biểu: Trương Quyền...
- Gây cho Pháp nhiều khó khăn
trong việc bình định
- 1867 Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì
Các phong trào lần lượt thất bại
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN ĐỨC
Phổ Yên, ngày 23 tháng 2 năm 2016
SINH VIÊN
HOÀNG QUỲNH NGÂN

File đính kèm:

  • docxBai_19_Nhan_dan_Viet_Nam_khang_chien_chong_Phap_xam_luoc_Tu_nam_1858_den_truoc_nam_1873.docx