Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 45, Bài 35: Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

GV trình bày và phân tích: Cầm quyền ở Anh là 2 Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ). Sự khác biệt giữa 2 Đảng là không đáng kể, chủ yếu là về biện pháp cụ thể song đều thống nhất với nhau trong việc bảo vệ lợi ích của tư sản, đàn áp phong trào QC và đẩy mạnh XL thuộc địa.

HỎI: Cho biết chính sách đối ngoại của Anh?

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8200 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 45, Bài 35: Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8-4-2011.
Tiết : 45
 Bài 35 CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ 
 VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA.
Tiết1. (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm được:
- Nắm được những nét khái quát về tình hình kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp hồi cuối TK XIX - đầu TK XX; những nét chung và đặc điểm riêng.
- Hiểu được đây là thời kì các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa, phân chia lại thị trường thế giới làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc với đế quốc, giữa đế quốc với thuộc địa ngày càng sâu sắc.
Tư tưởng, tình cảm: Giúp HS nâng cao nhận thức về bản chất của CNĐQ, ý thức cảnh giác đấu tranh 
chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để thấy được từng đăc điểm riêng của CNĐQ.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của thầy: 
- Tham khảo tài liệu SGK, SGV.
- Bảng thống kê biểu thị sự thay đổi về sản lượng công nghiệp Anh, Pháp.
- Sơ đồ thay đổi vị trí kinh tế các nước đế quốc cuối TK XIX - đầu TK XX.
- Lược đồ các nước đế quốc đầu TK XX.
- Phương án tổ chức: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp.
 2. Chuẩn bị của trò: SGK, đọc trước bài trong SGK.
IIII. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 6phút
 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, thái độ học tập của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những thành tựu về khoa học kĩ thuật cuối TK XIX - đầu TK XX?
 3. Giảng bài mới: Cuối TK XIX - đầu TK XX là thời kì phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản tiên tiến, đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Cùng với đó là chính sách mở rộng xâm lược thuộc địa để có thêm thị trường và vơ vét nguyên liệu đưa về chính quốc. Sự tranh chấp thuộc địa đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên sâu sắc. Tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để trả lời câu hỏi nêu trên.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 5’
 7’
 6’
HĐ1:
HĐ cả lớp, cá nhân.
GV trình bày và phân tích: Đầu thập niên 70 -TKXIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới. 
HỎI: Cuối thập niên 70 tình hình kinh tế Anh ra sao?
GV nhận xét, bổ sung.
GV giới thiệu: Bảng thống kê biểu thị sự thay đổi về sản lượng công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong SGK.
HỎI: Nguyên nhân của sự giảm sút đó?
GV nhấn mạnh: Tuy vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp bị giảm sút, song Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
HĐ nhóm.
GV chia lớp thành các nhóm và nêu câu hỏi: Quá trình tập trung sản xuất trong công nghiệp diễn ra như thế nào?
GV giới thiệu cho HS biết nông nghiệp nước Anh vẫn lâm vào khủng hoảng trầm trọng. 
Nguyên nhân là do tư sản Anh không đầu tư vào sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu vào buôn bán lương thực, vì giá lương thực ở châu Âu và Mĩ rất rẻ.
HĐ cả lớp và cá nhân.
GV trình bày và phân tích: Cầm quyền ở Anh là 2 Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ). Sự khác biệt giữa 2 Đảng là không đáng kể, chủ yếu là về biện pháp cụ thể song đều thống nhất với nhau trong việc bảo vệ lợi ích của tư sản, đàn áp phong trào QC và đẩy mạnh XL thuộc địa.
HỎI: Cho biết chính sách đối ngoại của Anh?
GV kết hợp khai thác lược đồ. 
GV nhấn mạnh: Chủ nghĩa đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột 1 hệ thống thuộc địa rộng lớn (chiếm 1/4 lãnh thổ và 1/4 dân số thế giới) Vì vậy được mệnh danh là CNĐQ thực dân “Mặt trời không bao giờ lặn” trên đất nước Anh. Lê-nin nhận xét: “Nước Anh không chỉ là quê hương của hệ thống công xưởng của CNTB, mà còn là thuỷ tổ của CNĐQ hiện đại”.
HĐ1:
HS nắm được:
- Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức
- Sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức.
Về xuất khẩu kim loại: Sản lượng của Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.
HS đọc SGK trả lời: (như nội dung cơ bản).
HS đọc SGK trả lời: Là do
- Máy móc thiết bị xuất hiện sớm nên đã cũ và lạc hậu, nên việc hiện đại hoá rất tốn kém.
- Một số tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều. Mặc khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư công nghiệp.
HS làm việc theo nhóm đọc SGK cử đại diện trả lời:
Đây là quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh, 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước.
HS trả lời: (như nội dung cơ bản)
HS nhận biết được hệ thống thuộc địa của ĐQ Anh đầu TKXX trải dài từ Bắc Mĩ, châu Phi, châu Á, châu Đại dương.
I. Các nước Anh và Pháp cuối TK XIX - đầu TK XX:
 1. Nước Anh:
 a. Tình hình kinh tế
- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy mất luôn cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.
- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
- Công nghiệp: Qúa trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.
- Nông nghiệp nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, Anh phải nhập khẩu lương thực
b. Tình hình chính trị:
- Anh là nước theo thể chế quân chủ lập hiến với việc thực hiện chế độ 2 Đảng (Đảng tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền, song đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
- Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
- Đặc điểm đế quốc Anh: Là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
7’
 6’
 5’
HĐ2: Cá nhân
GV trình bày: Trước 1870, công nghiệp Pháp đứng thứ 2 thế giới. Cuối thập niên 70 trở đi, công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại.
HỎI: Nguyên nhân tại sao công nghiệp Pháp phát triển chậm lại?
GV nhận xét, bổ sung: Hậu qủa là cuối TK XIX sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ 4 (Sau Đức, Mĩ và Anh), kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với những nước công nghiệp trẻ.
HỎI: Bên cạnh yếu kém đó công nghiệp Pháp có những tiến bộ gì?
GV chốt ý: Những biểu hiện của tình hình nông nghiệp trên chứng tỏ sự thâm nhập của phương thức sản xuất TBCN trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp.
HĐ cá nhân.
HỎI: Quá trình tập trung sản xuất hình thành các công ti độc quyền diễn ra như thế nào?
GV nhấn mạnh quá trình đó diễn ra chậm hơn các nước khác.
HỎI: Đặc điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp?
GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được số vốn mà tư bản Pháp đầu tư ở nước ngoài nhiều như thế nào.
HỎI: Hãy nêu đặc điểm cơ bản của CNĐQ Pháp ?
HĐ cả lớp và cá nhân.
GV trình bày và phân tích: Sau CM 9-1870 nước Pháp thành lập nền cộng hoà thứ 3…
Đạc điểm của nền cộng hoà là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các . Trong vòng 40 năm (1875-1914) ở Pháp diễn ra 50 thay đổi chính phủ.
HỎI: Nêu chính sách đối ngoại của Pháp?
HĐ Củng cố kiến thức: Tình hình kinh tế, chính trị nổi bật của Anh, Pháp cuối TK XIX - đầu TK XX ? 
Nêu đặc điểm của CNĐQ Anh và Pháp?
HĐ2:
HS dựa vào SGK trả lời: (như nội dung cơ bản).
HS đọc SGK trả lời: Mặc dù có sự sút kém, song công nghiệp Pháp cũng có tiến bộ đáng kể: Hệ thống đường sắt lan rộng khắp cả nước đã đẩy nhanh sự phát triển của ngành khai mỏ, luyện kim và thương nhiệp. Việc cơ khí hoá sản xuất được tăng cường. Từ 1852-1900 số xí nghiệp sử dụng máy móc tăng lên 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần.
Nông nghiệp Pháp vẫn giữ vai trò quan trọng nền kinh tế Pháp Vì phần đông nông dân sống bằng nghề nông. Tình trạng đất đai phân tán, manh múm không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.
HS đọc SGK trả lời: 
Đầu TK XX quá trình tập trung sản xuất diễn ra trong công nghiệp, ...
HS trả lời: 
- Sự tập trung ngân hàng đạt đến mức cao: 5 ngân hàng lớn Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước.
- Khác với Anh tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc địa, còn ở Pháp tư bản phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi xuất lớn.
HS trả lời: Pháp là CNĐQ cho vay nặng lãi.
HS trả lời: Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược Á - Phi.
HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK để thấy được chính sách xâm lược thuộc địa của Pháp, qua đó thấy được hệ thống thuộc địa của Pháp rất rộng lớn, chỉ sau Anh.
2. Nước Pháp:
 a. Tình hình kinh tế:
- Cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu phát triển chậm lại.
- Nguyên nhân:
+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ do đó phải bồi thường chiến tranh.
+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.
+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.
- Sự thâm nhập của phương thức sản xuất TBCN trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ.
- Đầu TK XX, quá trình tập trung sản xuất cũng diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp , dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền, từng bước chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Đặc điểm: Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi xuất lớn - Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
b. Tình hình chính trị:
- Sau cách mạng 9-1870, nước Pháp thành lập nền cộng hoà thứ 3, song phái cộng hoà đã sớm chia thành 2 nhóm: Ôn hoà và Cấp tiến thay nhau cầm quyền.
- Đặc điểm của nền cộng hoà là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các.
- Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa chủ yếu ở châu Á và châu Phi.
4. Dặn dị: 3 phút
- Học bài câu hỏi 1, 2 - Tr177 - SGK. Đọc trước phần II của bài.
- Bài tập về nhà: Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các đặc điểm của đế quốc Anh và Pháp?
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docT45-10.DOC
Giáo án liên quan