Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 43, Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX (Tiếp theo)

HS nắm được: Ban đầu quân đội Liên bang kiên quyết và không sử dụng biện pháp triệt để nên bị thua liên tiếp.

HS dựa vào SGK trả lời:

- Giữa 1862, kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư.

- Ngày1-1-1863, ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ hàng vạn nô lệ và người dân gia nhập quân đội Liên Bang.

- Ngày 9-4-1865, quân đội miền Bắc giành thắng lợi quyết định trong trận đánh thủ phủ Hiệp bang miền Nam (Xa-ra-tô-ga), nội chiến chấm dứt.

HS đọc SGK trả lời câu hỏi: (như nội dung cơ bản).

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 43, Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2-4-2013.
Tiết : 43
 Bài 33 HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MĨ GIỮA THẾ KỈ XIX
 ( Tiếp theo)
Tiết2.
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Sau khi học xong tiết học HS nắm được:
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc nội chiến ở Mĩ.
- Giải thích được tại sao cuộc nội chiến ở Mĩ là cuộc cách mạng tư sản lần 2.
Kĩ năng: Rèn luyện HS kĩ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh, phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử qua đó khẳng định tính chất cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau.
Thái độ: Nhận thức đúng về vai trò của QCND trong cuộc đấu tranh chống các thế lực PK
bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của thầy: 
- Tham khảo tài liệu, SGK, SGV.
- Lược đồ nội chiến ở Mĩ, tranh ảnh những nhân vật lịch sử có liên quan.
- Phương án tổ chức: HĐ cả lớp, cá nhân.
 2. Chuẩn bị của trò: SGK, đọc bài trước trong SGK. Tìm tranh ảnh GV giới thiệu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 6 phút
 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, thái độ học tập của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: Dựa vào lươc đồ trình bày diến biến của quá trình thống nhất Đức, Ita-li-a.
 3. Giảng bài mới: Cuộc đấu tranh “Ai thắng ai” giữa thế lực phong kiến lạc hậu, bảo thủ với giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến cuộc nội chiến Mĩ? Diễn biến? Tính chất ý nghĩa ra sao? Tiết học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên.
TI ẾN TR ÌNH TI ẾT D ẠY
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinhøø
Nội dung
12’
 5’
 10’
 5’
HĐ3: Cả lớp, cá nhân.
GV dùng lược đồ nước Mĩ giới thiệu.
HỎI: Hãy cho biết tình hình nước Mĩ trước khi nội chiến?
GV nhận xét, chốt ý.
HỎI: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến?
GV kết hợp giới thiệu hình 67 SGK “Tổng thống Lin-côn (người ngồi bên trái) thẩm duyệt bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ” (nội dung SGK).
HĐ cả lớp, cá nhân.
GV trình bày: Ngày 12-4-1861, nội chiến bùng nổ.
HỎI: Trước tình hình đó chính phủ Lin-Côn có biện pháp gì?
HỎI: Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc nội chiến?
GV nhận xét, chốt ý.
Củng cố kiến thức: Nguyên nhân và diễn biến cuộc nội chiến ở Mĩ? Tại sao đó lại là những cuộc CMTS?
HĐ3:
HS quan sát lược đồ: thấy được sự mở rộng đất đai nước Mĩ giữa TK XIX.
HS đọc SGK trả lời: 
- Kinh tế Mĩ giữa TK XIX tồn 2 con đường.
+ Miền Bắc phát triển nền công nghiệp TBCN (TS và trại chủ)
+ Miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào sự bóc lột nô lệ.
 Tuy nhiên chế độ nô lệ đã cản trở nền kinh tế TBCN phát triển
- Mâu thuẫn giữa tư sản, chủ trại nhỏ với chủ nô miền Nam ® Phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ mở đường cho CNTB phát triển.
HS đọc SGK trả lời: Lin-Côn ứng cử viên của Đảng cộng hoà đại diện cho giai cấp tư sản và chủ trại miền Bắc trúng cử Tổng thống, đe doạ quyền lợi chủ nô miền Nam (Vì Đảng CH chủ trương xoá bỏ chế độ nô lệ) 11 bang MN phản đối tách khỏi Liên bang thành lập Hiệp bang, có chính phủ, Tổng thống riêng và chuẩn bị lực lượng chống lại chính phủ TW.
HS xem ảnh.
HS nắm được: Ban đầu quân đội Liên bang kiên quyết và không sử dụng biện pháp triệt để nên bị thua liên tiếp.
HS dựa vào SGK trả lời: 
- Giữa 1862, kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư.
- Ngày1-1-1863, ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ® hàng vạn nô lệ và người dân gia nhập quân đội Liên Bang. 
- Ngày 9-4-1865, quân đội miền Bắc giành thắng lợi quyết định trong trận đánh thủ phủ Hiệp bang miền Nam (Xa-ra-tô-ga), nội chiến chấm dứt.
HS đọc SGK trả lời câu hỏi: (như nội dung cơ bản).
3. Nội chiến Mĩ:
* Tình hình nước Mĩ trước khi nội chiến:
- Giữa TK XIX kinh tế Mĩ tồn tại 2 con đường:
+ Miền Bắc phát triển nền công nghiệp TBCN.
+ Miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào sự bóc lột nô lệ.
- Nhờ điều kiện thuận lợi, kinh tế phát triển nhanh chóng đặc biệt là ngành công nghiệp, nông nghiệp. Song chế độ nô lệ cản trở nền kinh tế TBCN phát triển.
- Mâu thuẫn giữa tư sản, chủ trại miền Bắc với chủ nô miền Nam ngày càng gay gắt.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Lin-côn đại diện Đảng cộng hoà trúng cử Tổng thống đe doạ quyền lợi của chủ nô miền Nam.
- 11 bang miền Nam tách khỏi Liên bang.
* D iễn biến:
- Ngày 12-4-1861, nội chiến bùng nổ - Ưu thế thuộc về Hiệp bang.
- Ngày 1-1-1863, Lin-Côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ ® Nô lệ, dân tự do tham gia quân đội.
- Ngày 9-4-1865, nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang
* Ý nghĩa
- Là cuộc cách mạng tư sản lần thứ 2 ở Mĩ.
- Xoá bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
- Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
Củng cố kiến thức:
Dặn do:ø 3 phút- Học bài câu hỏi SGK. Đọc trước bài 34 - Bài tập về nhà: 
Lập bảng thống kê các hình thức cách mạng tư sản theo nội dung sau:
Tên cuộc cách mạng
Hình thức
Thời gian
Kết quả, ý nghĩa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docT43-10.DOC