Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 42, Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX

HỎI: Yêu cầu cấp bách của Đức là làm gì để phát triển kinh tế TBCN?

GV: Ở Đức giai cấp vô sản chưa đủ trưởng thành để tiến hành thống nhất đất nước bằng con đường CM “Từ dưới lên”, quá trình thống nhất đất nước được thực hiện bằng con đường chiến tranh vương triều - “Từ trên xuống”, thông qua vai trò của quí tộc Phổ (Bi-xmác).

HĐ Cả lớp, cá nhân.

GV sử dụng lược đồ nước Đức trình bày diễn biến quá trình thống nhất Đức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 13973 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 42, Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1-4-2013.
Tiết : 42
 Bài 33 HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MĨ GIỮA THẾ KỈ XIX
 (2 tiết)
Tiết1.
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Sau khih học xong tiết học HS nắm được:
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc đấu tranh thống nhất Đức và Ita-li-a.
- Giải thích được tại sao cuộc đấu tranh thống nhất Đức và Ita-li-a là cuộc cách mạng tư sản.
- Vẽ lược đồ quá trình thống nhất Đức và Ita-li-a.
Kĩ năng: Rèn luyện HS kĩ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh, phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử qua đó khẳng định tính chất đó chính là những cuộc CMTS diễn ra dưới các hình thức khác nhau.
Thái độ: Nhận thức đúng về vai trò của QCND trong cuộc đấu tranh chống các thế lực PK 
bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của thầy: 
- Tham khảo tài liệu, SGK, SGV.
- Lược đồ quá trình thống nhất Đức, Ita-li-a.
- Tranh ảnh những nhân vật lịch sử có liên quan.
- Phương án tổ chức: HĐ cả lớp, cá nhân.
 2. Chuẩn bị của trò: SGK, đọc bài trước trong SGK. Tìm tranh ảnh GV giới thiệu.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 6 phút.
 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, thái độ học tập của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu mốc thời gian và thành tựu chủ yếu của cách mạng công nghiệp Anh?
 Hệ quả của cách mạng công nghiệp?
 3. Giảng bài mới: Trong các thập niên 30-60 của TK XIX, nhiều cuộc cách mạng tư sản liên tục nổ ra dưới những hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mĩ đã khẳng định sự toàn thắng của phương thức sản xuất TBCN, chấm dứt cuộc đấu tranh “Ai thắng ai” giữa thế lực phong kiến lạc hậu, bảo thủ với giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Ita-li-a? Diến biến? Tính chất ý nghĩa ra sao? 
TI ẾN TR ÌNH TI ẾT D ẠY
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinhøø
Nội dung
12’
 16’
HĐ1: Cá nhân, cả lớp.
GV giới thiệu cho HS thấy rõ: từ 1848-1849 một cao trào cách mạng tư sản lại diễn ra sôi nổi ở châu Âu. 
HỎI: Hãy cho biết tình hình nươc Đức trước khi thống nhất?
HỎI: Yêu cầu cấp bách của Đức là làm gì để phát triển kinh tế TBCN?
GV: Ở Đức giai cấp vô sản chưa đủ trưởng thành để tiến hành thống nhất đất nước bằng con đường CM “Từ dưới lên”, quá trình thống nhất đất nước được thực hiện bằng con đường chiến tranh vương triều - “Từ trên xuống”, thông qua vai trò của quí tộc Phổ (Bi-xmác). 
HĐ Cả lớp, cá nhân.
GV sử dụng lược đồ nước Đức trình bày diễn biến quá trình thống nhất Đức.
GV giải thích rõ: Việc thống nhất nước Đức mang tính chất: Là1 cuộc cách mạng tư sản tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ ở Đức.
HĐ1:
HS nắm được: Ở Pháp CM lật đổ bộ phận tư sản tài chính, thiết lập nền Cộng hoà thứ 2, tạo điều kiện cho CNTB phát triển. Ở Đức và Ita-li-a ngoài nhiệm vụ thủ tiêu QHSX - PK còn thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước, mở đường cho CNTB đi lên.
HS dựa vào SGK trả lời:
- Đến giữa TK XIX, kinh tế TBCN ở Đức phát triển nhanh chóng, Đức từ một nước NN trở thành nước CN.
- Phương thức kinh doanh TBCN đã xâm nhập vào SX: sử dụng máy móc, thuê mướn nhân công,.. tạo nên tầng lớp quí tộc tư sản hoá gọi là Gioong-ke.
- Nươc Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ…
HS trả lời: Yêu cầu cấp bách lúc này là thống nhất đất nước, chấm dứt tình trạng phân chia, chia rẽ.
HS nắm được: Với những chính sách phản động đã đưa nước Đức trở thành 1 đồn luỹ phản động, nhất là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến chủ nghĩa quân phiệt xâm lược và là trung tâm xảy ra các cuộc chiến tranh ở châu Âu.
HS lên bảng trình bày lại để khắc sâu và củng cố kiến thức.
1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức:
* Tình hình nước Đức:
- Giữa TK XIX, kinh tế TBCN Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp.
- Phương thức kinh doanh theo lối tư bản đã xâm nhập vào các ngành kinh tế.
- Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế TBCN.
® Đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước.
- Đức tiến hành thống nhất bằng vũ lực “Từ trên xuống” thông qua các cuộc chiến tranh với các nước khác.
* Quá trình thống nhất Đức:
- Năm 1864, Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hon-xtai-nơ và Sơ-Lê-Xvích thuộc Bắc Hải và Ban Tích.
- Năm 1866, Bi-xmác gây chiến tranh với Áo.
® Năm 1867, Liên bang Bắc Đức ra đời.
- Năm 1870-1871, Bi-xmác gây chiến tranh với Pháp, thu phục các bang miền Nam, hoàn thành thống nhất Đức.
=> Tính chất: Là cuộc CMTS.
 8’
HĐ2: Cá nhân.
HỎI: Tình hình Ita-li-a trước khi thống nhất đất nước?
GV nhận xét chốt ý.
HỎI: Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu gì đưa Ita-li-a phát triển theo hướng TBCN?
GV nhận xét, nhấn mạnh: Trong đó nổi bật vai trò của triều đại Xa-voa, đại diện cho quyền lợi của liên minh quí tộc tư sản hoá và đại tư sản.
HĐ cả lớp và cá nhân.
GV sử dunïg “Lược đồ thống nhất Ita-li-a” kết hợp với nội dung SGK trình bày diễn biến của quá trình thống nhất Ita-li-a
HỎI: Nêu ý nghĩa cuộc đấu tranh thống nhất Ita-li-a?
Nhấn mạnh: Hạn chế của cuộc đấu tranh thống nhất Ita-li-a là sau khi thống nhất Ita-li-a vẫn theo chế độ quân chủ lập hiến, nền dân chủ còn nhiều hạn chế, nông dân nghèo không có đất đai và không có quyền bầu cử. 
Củng cố kiến thức: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ngay từ đầu giờ học: Nguyên nhân và diễn biếncuộc đấu tranh thống nhất Đức, Ita-li-a? Tại sao đó lại là những cuộc cách mạng tư sản?
HĐ2:
HS đọc SGK trả lời:
- Giữa TK XIX Ita-li-a vẫn bị chia thành 7 vương quốc nhỏ, và chịu sự thống trị của đế quốc Áo.
- Dưới sự đô hộ của đế quôc Áo và ách thống trị của các thế lực phong kiến, KT lạc hậu chậm phát triển (trừ Pi-ê-môn-tê).
HS trả lời: Yêu cầu cấp bách là giải phóng dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Áo, xoá bỏ sự cản trở của các thế lực phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.
HS lên bảng trình bày lại để khắc sâu và củng cố kiến thức.
HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết qua bài học trả lời câu hỏi (như nội dung cơ bản).
2. Cuộc đấu tranh thống nhất Ita-li-a:(Đọc thêm)
* Tình hình Ita-li-a trước khi thống nhất:
- Đất nước bị phân tán chia xẻ thành 7 vương quốc nhỏ, chịu sự thống trị đế quốc Áo.
- Kinh tế lạc hậu, chậm phát triển và bị sự kìm hãm của phong kiến.
* Nhiệm vụ:
- Đặt ra yêu cầu cấp bách là giải phóng dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Áo, xoá bỏ sự cản trở của các thế lực phong kiến.
- Mở đường cho kinh tế phát triển theo hướng TBCN.
* Diễn biến: Nổi lên vai trò của vương quốc Pi-ê-môn-tê.
- Tháng 4-1859, chiến tranh với Áo.
- Tháng 3-1860, các vương quốc miền Bắc sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.
- Tháng 4-1860, khởi nghĩa của nhân dân Xi-xi-li-a cùng với đội quân “Áo đỏ” của Ga-ri-ban-đi, thống nhất được miền Nam.
- Năm 1866, liên minh với Phổ chống Áo, giải phóng được Vê-nê-xi-a.
- Năm 1870, sau thất bại của Pháp trong chiến tranh với Phổ thu hồi Rô-ma.
 * Ý nghĩa:
- Là một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực PK.
- Mở đường cho CNTB phát triển.
Củng cố kiến thức:
4. Dặn dò: 3phút
- Học bài câu hỏi 2 SGK - Tr169. Đoc trước phần 3 của bài 33.
- Bài tập về nhà: Tìm hiểu khác nhau của cuộc đấu tranh thống nhất đất nước Đức và I-ta-li-a.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docT42-10.DOC
Giáo án liên quan