Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 15, Bài 11: Tây Âu thời kì Trung Đại

- Tháng 8-1492, C.Cô-lôm-bô đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ (gồm3 thuyền, 90 thuỷ thủ) về hướng Tây, Ông đã tới đảo Cu ba và một số đảo ở vùng biển Ăng ti. C.Cô-lôm-bô đã phát hiện ra Châu Mĩ, nhưng lại nghĩ rằng đó là” Đông Ấn Độ”. Thổ dân Châu Mĩ là người da đỏ.

- 8-7-1497 Va-xcô đơ Ga-ma rời cảng Li-Xbon sang phương Đông. 5-1498, đã đến được Ca-li-cút Ấn Độ, khi về ông được phong phó vương Ấn Độ.

- Ph.Ma-gien-lan (1480-1521) là người đã thực hiện chuyến đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ 1519-1521. Đoàn của Ph.Ma-gien-lan (Gồm có 5 thuyền và 265 thuỷ thủ) rời Tây Ban Nha vượt Đại Tây Dương tới mỏn cực Nam của Nam Mĩ (eo biển Ma-gen-lan) tiến vào đại dương mênh mông (Ông đặt tên làThái Bình Dương). Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng do giao tranh với thổ dân.

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10116 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 15, Bài 11: Tây Âu thời kì Trung Đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26/11/2012
Tiết : 15 
 Bài11 TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI . 
 (2 tiết) 
Tiết1
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được
- Nguyên nhân về các cuộc phát kiến địa lí.
- Hiểu biết được khái niệm thế nào là tích luỹ vốn ban đầu, giải thích được tại sao CNTB lại nảy sinh ở Châu Âu, nắm được những biểu hiện sự nảy sinh của CNTB ở Châu Âu.
 2. Kĩõ năng: 
- Kĩ năng khai thác lược đồ “Những cuộc phát kiến địa lí”.
- Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện về sự ra đời của CNTB. 
 3.Thái độ: 
- Giúp các em thấy được công lao của các nhà phát kiến địa lí, củng cố lòng tin vào thành quả của khoa học, hiểu rõ qui luật phát triển cuả lịch sử.
- GD ý thức tôn trọng lao động, chống áp bức bóc lột của CNTB, bảo vệ quyền lợi của người lao động. 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tham khảo tài liệu, SGK, SGV.
- Lược đồ “Những cuộc phát kiến địa lí”; Bản đồ chính trị Châu Âu; Tranh ảnh một số nhà thám hiểm.
- Phương án tổ chức: Hoạt động cá nhân, cả lớp, theo nhóm.
 2. Chuẩn bị của học sinhø: 
- SGK, đọc mục 1,2 trong SGK của bài 11
- Sưu tầm tranh ảnh về một số nhà thám hiểm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 6 phút
 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là lãnh địa? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa như thế nào?
 3. Giảng bài mới: Một trong những thành tựu quan trọng của loài người ở TKXV là tiến hành các cuộc phát kiến địa lí phát hiện ra Châu Mĩ và đi vòng quanh thế giới, đã đem lại nguồn của cải lớn về Châu Âu, trên cơ sở đó đã dẫn đến quá trình tích luỹ tư bản ban đầu và QHSX-TBCN qua đó được hình thành cùng với 2 giai cấp mới: Tư sản và Vô sản ra đời. Để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến địa lí đó diễn ra như thế nào? Hệ quả các cuộc phát kiến địa lí đó ra sao? 
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 6’
 8’
 12’
HĐ1: Cá nhân.
Hỏi: Tại sao sang TKXV con người có thể tiến hành các cuộc phát kiến địa lí?
GV nhận xét, chốt ý: Các nhà hàng hải có hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng về hình dạng trái đất, đã vẽ được hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có dân cư. Máy móc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng Đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có nhiều tiến bộ: người ta đã đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu Ca-ra-ven. Giơí thiệu tàu Ca-ra-ven.
HĐ cả lớp và cá nhân.
GV trình bày: Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm địa lí, khám phá ra miền đất lớn.
Tiếp đó, GV treo lược đồ trên bảng yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK trình bày nội dung các cuộc phát kiến địa lí. HS khác có thể bổ sung.
GVnhận xét, bổ sung và chốt ý. HĐ theo nhóm.
GV nêu câu hỏi: Nêu kết quả và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí ?
GV dùng quả địa cầu giới thiệu cuối cùng nhận xét , chốt ý.
HĐ1:
HS đọc SGK trả lời, HS khác bổ sung: (như nội dung cơ bản)
 Cũng vào thời gian đó khoa học có bước tiến bộ đáng kể: nghiên cứu dòng hải lưu và hướng gió, la bàn… quan trọng nhất, vì chính nhờ đó mà con người có những con tàu lớn chở được nhiều người và lương thực thực phẩm nước uống cho những chuyến đi nhiều ngày.
HS xem hình.
HS trình bày trên lược đồ:
- Năm1487, B.Đi-a-xơ là hiệp sĩ “Hoàng gia” đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đăt tên là mũi Bão Tố, sau gọi mũi Hảo Vọng.
- Tháng 8-1492, C.Cô-lôm-bô đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ (gồm3 thuyền, 90 thuỷ thủ) về hướng Tây, Ông đã tới đảo Cu ba và một số đảo ở vùng biển Ăng ti. C.Cô-lôm-bô đã phát hiện ra Châu Mĩ, nhưng lại nghĩ rằng đó là” Đông Ấn Độ”. Thổ dân Châu Mĩ là người da đỏ. 
- 8-7-1497 Va-xcô đơ Ga-ma rời cảng Li-Xbon sang phương Đông. 5-1498, đã đến được Ca-li-cút Ấn Độ, khi về ông được phong phó vương Ấn Độ.
- Ph.Ma-gien-lan (1480-1521) là người đã thực hiện chuyến đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ 1519-1521. Đoàn của Ph.Ma-gien-lan (Gồm có 5 thuyền và 265 thuỷ thủ) rời Tây Ban Nha vượt Đại Tây Dương tới mỏn cực Nam của Nam Mĩ (eo biển Ma-gen-lan) tiến vào đại dương mênh mông (Ông đặt tên làThái Bình Dương). Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng do giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ khi về đến Tây Ban Nha.
HS đọc SGK thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày. HS khác bổ sung ( như nội dung cơ bản).
1. Những cuộc phát kiến địa lí
 a. Nguyên nhân:
- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao.
- Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.
- Khoa học-kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như: kĩ thuật mới trong đóng tàu, la bàn, hải đồ …
b. Các cuộc phát kiến địa lí lớn: - Năm 1487, B.Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
- Tháng 8-1492 C.Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăng ti. Ông là người đầu tiên phát hiện ra Châu Mĩ.
- Năm 7-1497, Va-Xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li-cut Ấn Độ 5-1498
- Ph.Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519-1521).
c. Hệ quả của phát kiến địa lí:
- Về kinh tế: Đem về hương liệu, gia vị, đá quí, vàng bạc, thị trường…
- Về tri thức khoa học: Đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. Đặc biệt là hình ảnh chính xác về hành tinh và hình thể trái đất (hình cầu tròn).
- Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của CNTB.
- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. 
 10’
HĐ2: Cá nhân.
GV đặt vấn đề: Những điều kiện dẫn đến sự nảy sinh của CNTB ở Châu Âu TK XVI-XVII?
HỎI: Nguyên nhân nảy sinh CNTB ở Tây Âu? 
GV bổ sung.
HỎI: Số vốn ban đầu của quí tộc và thương nhân có được dựa vào đâu?
GV nhận xét, chốt ý: Giai cấp tư sản thậm chí còn dùng bạo lực để tước đoạt ruộng đất của nông dân, ở Anh có phong trào “Rào đất cướp ruộng” hàng vạn gia đình nông dân mất đất, phải làm thuê trong các xí nghiệp của giai cấp tư sản. Ngay ở thành thị, thợ thủ công cũng bị tước đoạt tư liệu sản xuất trở thành người đi làm thuê.
Dẫn câu C.Mác:”Nếu như tiền, theo lời của Ơ-giê”ra đời với những vết máu bẩm sinh trên một mặt của nó” thì tư bản ra đời đầm đìa những máu và bùn nhơ ở khắp mọi nơi trên lỗ chân lông”.
HĐ theo nhóm.
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể:
Nhóm1: Biểu hiện của sự náy sinh CNTB trong thủ công nghiệp?
Nhóm2: Biểu hiện của sự náy sinh CNTB trong nông nghiệp?
Nhóm3: Biểu hiện của sự nảy sinh CNTB trong thương nghiệp?
Nhóm4: Nêu những biến đổi giai cấp trong xã hội Tây Âu?
GV trình bày thêm: Giai cấp tư sản mới ra đời có địa vị về kinh tế, chưa có địa vị xã hội nên đấu tranh chống lại quí tộc phong kiến
HĐ Củng cố kiến thức: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến địa lí đó diễn ra như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đó? Những biểu hiện xuất hiện QHSX-TBCN ở Tây Âu.
HĐ2:
HS dựa vào kiến thức đã học ở bài trước, SGK trả lời câu hỏi: như nội dung cơ bản.
HS dựa vào kiến thức đã học ở bài trước, SGK trả lời câu hỏi: Tầng lớp quí tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước Châu Mĩ, Châu Phi và Châu Á. Giai cấp tư sản tích luỹ được số vốn ban đầu bằng sự cướp bóc thực dân.
Giáo dục HS có thái độ căm ghét sự bóc lột.
HS đọc SGK thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày, HS khác có thể bổ sung:
Nhóm1 trình bày: Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội. Qui mô của các xưởng thủ công lên tới hơn 100 người. Nhờ áp dụng kĩ thuật mới vào qui trình sản xuất mà năng suất lao động tăng, khối lượng sản phẩm tăng, giá hạ. Chủ xưởng bóc lột người lao động làm thuê quan hệ của họ là quan hệ của chủ với thợ. Quan hệ sản xuất TBCN được hình thành.
Nhóm2 trả lời: Ở nông thôn, các (đồn điền) trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp theo chế độ làm công ăn lương. Chủ ruộng đất trở thành tư sản nông thôn hay là quí tộc mới.
Nhóm3 trả lời: Trong thương nghiệp quan hệ tư bản cũng xâm nhập vào với việc ra đời các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội.
Nhóm4 trả lời: Các giai cấp mới được hình thành:
- Giai cấp tư sản: Chủ xưởng, thương nhân giàu có.
- Giai cấp công nhân: Người làm thuê.
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu:
a. Nguyên nhân:
Sau các cuộc phát kiến địa lí, Kinh tế Châu Âu phát triển nhanh.
b. Quá trình nảy sinh quan hệ sản xuất TBCN: 
* Tích luỹ ban đầu của CNTB:
- Tư bản (vốn) được tích luỹ bằng nhiều con đường:
+ Ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên, vàng bạc của các nước Châu Mĩ, Châu Phi và Châu Á.
+ Quí tộc và tư sản còn buôn bán với các nước phương Đông, đặc biệt buôn bán nô lệ.
- Nhân công : 
+ Đối với nông dân: tiến hành phong trào “Rào đất cướp ruộng”, biến họ thành người làm thuê.
+ Thợ thủ công: mất tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê. 
* Biểu hiện nảy sinh CNTB:
- Trong thủ công nghiệp: 
+ Các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội: Sản xuất theo dây chuyền, chuyên môn hoá từng công đoạn. 
+ Hình thành quan hệ chủ với thợ (QHSX-TBCN).
- Trong nông nghiệp: Xuất hiện các trang trại (đồn điền) TBCN, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp.
- Trong thương nghiệp: Các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội. Tầng lớp phú thương xuất hiện.
- Xã hội Tây Âu có sự biến đổi: Các giai cấp mới được hình thành – giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
Củng cố kiến thức
4. Dặn dò: 3 phút
- Học bài câu hỏi 1, 2 SGK –Tr65.
- Đọc trước mục 3, 4 của bài 11.
- Bài tập về nhà: Sưu tầm tranh ảnh về phong trào văn hoá Phục Hưng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doc15-10.DOC
Giáo án liên quan