Giáo án Lịch sử 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (2 tiết)

II. Tiến trình của cách mạng.

1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến.

- Ngày 5/5/1789, Lui XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp.

-Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân tự vũ trang tấn công các sở, chiếm ngục Bax-ti. Cách mạng bùng nổ.

- Sau sự kiện 14/7 phong trào lan rộng ra cả nước, chính quyền cách mạng được thành lập nằm trong tay đại tư sản tài chính gọi là phái Lập hiến.

-Tháng 8/1789, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua.

 Các chính sách của phái Lập hiến:

+ bãi bỏ quy chế phường hội, cho phép tự do buôn bán.

+Tổ chức hành chính theo quy chế mới.

_Tháng 9/1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.

_ Tháng 4/ 1792, chiến tranh giữa Pháp và liên quân phong kiến Áo-Phổ bùng nổ.

_Ngày 11/7/1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra sắc lệnh tổng động viên quân tình nguyện.

 

docx17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 31 :CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- HS biết được tình hình nước Pháp trước cách mạng(những tiền đề làm bùng nổ cách mạng), nguyên nhân trực tiếp.
- HS biết được tiến trình cách mạng lần lượt trải qua các thời kì: Nền quân chủ lập hiến;tư sản công thương lên nắm quyền-nền cộng hòa được thành lập;Nền chuyên chính Giacobanh-đỉnh cao của cách mạng và thời kì thoái trào.
-HS hiểu được tại sao cuộc cách mạng này lại được coi là một cuộc đại cách mạng và ý nghĩa của nó với nước Pháp nói riêng,các nước trên thế giới nói chung.
2.Kỹ năng
-HS có được kỹ năng sử dụng SGK,tranh ảnh,bản đồ,niên biểu
3.Thái độ
-HS ý thức được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
-Trân trọng những quan điểm tiến bộ của những Nhà triết học lỗi lạc như Mông-te-xki-ơ,Vôn-te, Rút-xô.
II.Thiết bị dạy học
-Bức tranh tình cảnh người nông dân trước cách mạng,tấn công ngục Ba-xti,vua Lu-i XVI bị xử chém..
- Bản đồ nước Pháp cuối thế kỉ XVIII
-Sơ đồ sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Pháp, quá trình đi lên của cách mạng Pháp
III. Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ.
-Hãy trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Giới thiệu bài mới.
Ở những bài học trước các em đã được tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản hoặc có tính chất như một cuộc cách mạng tư sản như : Cách mạng Hà Lan,cách mạng tư sản Anh,chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu một cuộc cách mạng tư sản nữa,nổ ra ở Châu Âu. Khi Lênin nhận xét về cuộc cách mạng này ,Người nói đây là “một cuộc Đại cách mạng tư sản”. Vậy tại sao Lênin lại nói đây là một cuộc đại cách mạng tư sản,để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vào bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
3.Tiến trình tổ chức dạy-học
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
KIẾN THỨC CƠ BẢN
-GV: Dựa vào SGK hãy trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp của nước Pháp trước cách mạng?
+HS:
+GV: Định hướng cho HS đi đúng theo vấn đề cần trình bày.
Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
-GV: Tại sao người nông dân không cải tiến công cụ sản xuất?
+HS
+GV:ruộng đất lúc này tập trung trong tay địa chủ 
+GV:Cho HS quan sát bức tranh tình cảnh người nông dân trước cách mạng và miêu tả nó cho HS nghe.
Một nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu) thể hiện sự lạc hậu của công cụ sản xuất.Trên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.Trong túi quần , túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc
Xung quanh có những con thỏ, chuột đang gặm phá mùa màng
Đời sống của người nông dân rất khó khăn.Họ cần có ruộng,được làm chủ mảnh đất của mình.Do đó cần phải đánh đổ giai cấp phong kiến
-GV: Hãy trình bày tình hình công thương nghiệp nước Pháp trước cách mạng?
+HS
+GV: Nhận xét và chốt ý.
Mặc dù công thương nghiệp có bước phát triển nhưng bị kìm hãm bởi những luật lệ à khắc,phường hội, chịu nhiều thứ thuế vô lí
b. Chính trị:
-GV:Em hiểu thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế?
+HS
+GV:NX và bổ sung.Chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Pháp bây giờ đã mục nát,vua và hoàng hậu ăn chơi xa đọa=> cần phải đánh đổ
-GV:trình bày tình hình xã hội Pháp thông qua sơ đồ phân chia đẳng cấptrong xã hội Pháp
Tăng lữ
 - Có nhiều đặc
Quý tộc
	quyền 
 - Không phải 
 nộp thuế 
Đẳng 
cấp 
thứ 
ba
Nông dân
	-Không có
Tư sản
 đặc quyền
 - Đóng nhiều
Bình dân thành thị
 thứ thuế
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1. Tình hình kinh, tế xã hội
a. Kinh tế;
- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu
          + Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
          + Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
- Công thương nghiệp phát triển nhưng bị kìm hãm.
b. Chính trị-xã hội
- Chính trị:Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế , vua nắm mọi quyền .
 -Xã hội :có 3 đẳng cấp :
           + Đẳng cấp quý tộc : có mọi quyền , không đóng thuế
           + Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền , không đóng thuế
           + Đẳng cấp 3  gồm  tư sản , nông dân, bình dân thành thị , làm ra của cải ,không có quyền về chính trị  , phải đóng thuế , và làm nghĩa vụ phong kiến 
=> Mâu thuẫn xã hội gay gắt. Yêu cầu cần phải lật đổ giai cấp phong kiến
-GV: dựa vào SGK hãy cho biết đại diện của trào lưu triết học ánh sáng và nội dung của nó?
+HS
+GV:
Nguồn gốc:Những thành tựu mới của khoa học. Sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Nội dung: Phê phán kịch liệt sự thối nát của chế độ phong kiến, và nhà thờ Ki-tô giáo. Đưa ra lý thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.Đại diện: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.Vai trò: dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
Trên đây là những tiền đề hay nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cách mạng Pháp
 -GV:Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng Pháp?
+HS:
+GV: Bổ sung chốt ý
Miêu tả ngục Ba-xti và Tường thuật cuộc tấn công ngục Ba-xti 
-GV: Tư sản công thương lên nắm quyền đã có những chính sách gì?
+HS:
+GV: Khái quát và chốt ý
2.Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
- Đại diện: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
-Nội dung:
+ Phê phán kịch liệt sự thối nát của chế độ phong kiến, và nhà thờ Ki-tô giáo.
+ Đưa ra lý thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.
-Vai trò: dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
II. Tiến trình của cách mạng.
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến.
- Ngày 5/5/1789, Lui XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp.
-Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân tự vũ trang tấn công các sở, chiếm ngục Bax-ti. Cách mạng bùng nổ.
- Sau sự kiện 14/7 phong trào lan rộng ra cả nước, chính quyền cách mạng được thành lập nằm trong tay đại tư sản tài chính gọi là phái Lập hiến.
-Tháng 8/1789, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua.
 Các chính sách của phái Lập hiến:
+ bãi bỏ quy chế phường hội, cho phép tự do buôn bán.
+Tổ chức hành chính theo quy chế mới.
_Tháng 9/1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.
_ Tháng 4/ 1792, chiến tranh giữa Pháp và liên quân phong kiến Áo-Phổ bùng nổ.
_Ngày 11/7/1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra sắc lệnh tổng động viên quân tình nguyện.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
KIẾN THỨC CƠ BẢN
- GV: tái hiện lại kiến thức cũ: Sự câu kết của vua Lui XVI với các thế lực phong kiến phản động trong và ngoài nước cùng với sự tuyên bố trắng trợn của bọn phong kiến Áo-Phổ sẵn sàng điều quân can thiệp vào cách mạng nước Pháp đã báo trước chiến tranh nhất định sẽ xảy ra ở Pháp trong khi nền cách mạng còn non trẻ. Đầu 1792, chiến tranh trở thành vấn đề nóng bỏng trước mắt làm cho mọi người phải quan tâm. Ngày 20/4/1792, nước Pháp tuyên chiến với Áo, nhưng ngay từ trước, hoàng hậu Maria Antoanet đã bí mật chuyển cho nước Áo toàn bộ kế hoạch của chiến dịch. Quân Pháp do tướng tá phản động chỉ huy bị thua phải rút lui. Trước tình hình đó, lòng yêu nước của toàn dân dâng cao, từ ngày 5/8/1792, quanh khu vực Pari đã chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, cuộc đấu tranh cách mạng chuyển sang giai đoạn mới:giai đoạn nền thống trị của tư sản cộng hòa Girôngđanh.
- GV: Nền thống trị của tư sản cộng hòa Girôngđanh được thành lập như thế nào?
+ HS:
+ GV nhận xét, chốt ý: Sự sụp đổ của nền quân chủ lập hiến do đại tư sản cầm quyền cũng chính là điều kiện cho sự thành lập nền thống trị của tư sản cộng hòa Girôngđanh.
• GV treo ảnh cuộc khởi nghĩa ngày 10/8: Mở đầu bằng sự kiện ngày 10/8/1792, cả Pari ầm vang tiếng súng – một cuộc khởi nghĩa mới bùng nổ. Các đội vũ trang nhân dân kéo đến bao vây cung điện Tuynlơri. Các công xã cách mạng được thành lập với nền tảng là các phân khu Pari đã nắm toàn bộ chính quyền. Sau một đợt tấn công ồ ạt tại các cổng cung điện, nhân dân chiếm được cung điện, bắt được Lui XVI và hoàng hậu, phế truất khỏi ngôi vua. Một sắc lệnh thành lập “Hiệp hội dân tộc” thay thế cho Quốc hội lập pháp được ban bố với chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi trở lên →chế độ quân chủ lập hiến bị sụp đổ hoàn toàn, một chính phủ mới được thành lập với phần lớn các bộ trưởng phái Girôngđanh.
-GV : Em hãy trình bàynhững việc làm của tư sản công thương (phái Girôngđanh) khi lên nắm quyền?
+ HS:
+ GV nhận xét, bổ sung: Sau khi lên nắm quyền, Hiệp hội dân tộc của phái Tư sản công thương đã bầu ra Quốc hội mớivào ngày 21/9/1792. Giữa những tràng vỗ tay nhiệt liệt, Hiệp hội tuyên bố bãi bỏ chính quyền nhà vua và thiết lập nền Cộng hòa- mở đầu kỷ nguyên mới cho lịch sử nước Pháp, được gọi là nền cộng hòa thứ nhất của Pháp. Cuối năm 1792, số phận của nhà vua trở thành một vấn đề tranh chấp quyết liệt bởi người ta phát hiện ra những tài liệu phản bội tổ quốc của Lui XVI được giấu trong chiếc tủ sắt trong bức tường điện Tuynlơri. Do áp lực từ quần chúng nhân dân cùng với 387 phiếu thuận, 334 phiếu chống, Louis XVI bị tuyên án tử hình, Robespierre: “Nhà vua phải chết để cho đất nước sống còn”. Ngày 21/1/1793, Lui XVI lên đoạn đầu đài(GV treo ảnh Lui XVI bị xử tử)trong tiếng reo hò của nhân dân Pari.
- GV tái hiện kiến thức cũ đặt ra tình huống mới: Với việc xử tử vua Sác-lơ I, thiết lập nền cộng hòa, cách mạng Anh đạt tới đỉnh cao. Cách mạng Pháp lúc này đã làm một việc tương tự, cách mạng Pháp đã đạt tới đỉnh cao chưa?
+ HS suy nghĩ, trả lời
+ GV cần chốt lại vấn đề: những quyết định trên của Quốc hội do áp lực của quần chúng, chưa đáp ứng được những yêu cầu cấp bách mà cách mạng Pháp đòi hỏi.
-GV nói: Sự cầm quyền của phái Girôngđanh không giải thoát nước Pháp khỏi khó khăn nghiêm trọng, nhân dân Pháp nổi dậy và đưa phái Giacôbanh lên cầm quyền.
-GV hỏi: Phái Giacôbanh lên nắm quyền trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?
+ HS:
+ GV nhận xét, chốt ý:
• Trong nước: 
∙Bọn phản động nổi dậy, đời sống nhân dân khó khăn do nạn đầu cơ tích trữ, chiến tranh kéo dài, sản xuất đình trệ.
∙ Phái Girôngđanh sau khi đạt được mục đích không muốn đưa cách mạng đi xa hơn vì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
• Bên ngoài: các nước phong kiến châu Âu được sự hỗ trợ của Anh đã thành lập các liên minh chống Pháp (7 liên minh).
→ Trước tình hình đó, quần chúng tiếp tục tạo ra áp lực bằng sự kiện ngày 31/5/1793 và đến ngày 2/6/1793, nhiều đại biểu phái Girôngđanh bị bắt, chuyển giao chính quyền về tay phái Gia-cô-banh, đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
 Như vậy, cuộc khởi nghĩa ngày 31/5 đến ngày 2/6 lại một lần nữa thể hiện ý chí ngoan cường và sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân quyết tâm thúc đẩy cách mạng đilên giai đoạn phát triển cao nhất của cách mạng Pháp, đó là nền chuyên chính Giacôbanh.
- GV sử dụng ảnh chân dung giới thiệu Rô-be-xpi-e: Năm 1789,ông được bầu vào hội nghị ba đẳng cấp, sau chuyển thành quốc hội. Trong quốc hội,ông đứng đầu cánh tả hay còn gọi là phái Núi (Giacôbanh),đấu tranh chống lại phái hữu và đòi quyền lợi cho nhân. Ông là luật sư ở An-dát, nổi tiếng với tính cách ngoan cường và đức tính chính trực, liêm khiết, người ta gọi ông là “người không thể mua chuộc”.
- GV : Em hãy đọc SGK và trình bày về tình hình đất nước sau khi phái Giacôbanh lên nắm quyền?
+ HS:
+ GV nhận xét, chốt ý: Chính quyền Gia cô banh được thiết lập trong điều kiện hết sức nguy kịch. Quân đội Pháp vẫn tiếp tục thất bại. Quân đồng minh phong kiến vượt qua biên giới tràn vào đất nước. Quân Anh bao vây các hải cảng, chiếm đảo Coóc-xơ, cùng với đó là sự nổi dậy của bọn Girôngđanh lan tràn khắp nước Pháp, chiếm tới 60/83 quận → nền cộng hòa Pháp dường như đứng trên vực thẳm.
-GV: Trước tình hình đó, chính quyền Giacôbanh đã thực hiện những biện pháp gì để ổn định tình hình đất nước và chống thù trong giặc ngoài?
+ HS đọc SGK, trả lời
+ GV nhận xét,bổ sung: các chính sách cụ thể của chính quyền Gia-cô-banh lúc này đã thực sự phát huy tác dụng: 
*Kinh tế: Chính sách ruộng đất:
• Việc chia ruộng thành lô lớn, bán giá cao thời Gi-rông-đanh khiến nông dân không thể có đất đai canh tác, giờ đây (thời Gia-cô-banh) sắc lệnh chia đều đất công, ruộng được chia thành lô nhỏ, trả dần trong 10 năm.
• Trước đây đạo luật cấm công nhân bãi công, hội họp, nay hiến pháp mới (6 -1793) ban bố quyền dân chủ rộng rãi, mọi sự bất bình đẳng giai cấp bị xóa bỏ.
• Việc ban hành luật giá tối đa đã khắc phục tình trạng nạn đầu cơ tích trữ, huy động lương thực thực phẩm cho mặt trận và cải thiện từng bước đời sống nhân dân.
→ Đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh thù trong giặc ngoài. 
-GV hỏi: Ý nghĩa của các đạo luật ruộng đất?
• Phá tận gốc chế độ phong kiến
• Quyền lợi nhân dân được giải quyết (luật hưởng tối đa)
• Mở rộng tự do, dân chủ, xóa bớt bất bình đẳng,..
* Chính trị: Thông qua Hiến pháp mới (6/1793). Đây là bản hiến pháp cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Pháp. Tuy nhiên bản hiến pháp mới chỉ được thông qua mà không được thực hiện.
* Quân sự: Ngày 23/8/1793, sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” được quốc hội thông qua, 42 vạn người đã tình nguyện tham gia cách mạng → dập các cuộc nổi loạn và đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới →cách mạng đạt đỉnh cao.
-GV hỏi: Tác động của những biện pháp trên?
+ HS suy nghĩ, trả lời
+ GV chốt ý: Nhân dân phấn khởi, sản xuất tăng. Quân đội chiến đấu dũng cảm, thế tiến công.
-GV hỏi: Căn cứ vào đâu để nói rằng chuyên chính Gia cô banh đã đưa cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao?
+ HS suy nghĩ, trả lời
+ GV chốt ý: Gia cô banh đã giải quyết được nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà các CP trước đó không làm được:
• Giải quyết được ruộng đất cho dân. Chỉ 1 ngày sau khi nắm chính quyền, những người Giacôbanh đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Đạo luật ngày 3/6: tịch thu ruộng đất quý tộc phong kiến, chia nhiều mảnh nhỏ, bán theo phương thức trả dần trong 10 năm. Sắc lệnh còn quy định chia cho mỗi bần nông 1 acpen đất (gần 0,5 ha) trong số đất của bọn di cư nếu ở đó không có công điền. Ngày 10/6 ra sắc lệnh chia hẳn đất công cho nông dân với diện tích bằng nhau. Ngày 17/7, ra sắc lệnh thủ tiêu các khế ước, văn tự mua bán ruộng đất bất bình đẳng của người nông dân trước kia – là biện pháp cách mạng nhất trong lịch sử các cuộc cách mạng
-GV hỏi: Tại sao giữa lúc cách mạng đang lên, phái Gia-cô-banh lại suy yếu?
+ HS suy nghĩ, trả lời
+ GV chốt ý: Mùa hè năm 1794, cuộc đấu tranh ngầm chống Rô-be-xpi-e ngày càng lộ rõ. Các sắc lệnh do ông ban bố nhằm tăng cường chuyên chính gặp sự phản đối của Hiệp hội dân tộc.Đất nước vừa kết thúc một cuộc chiến gian khổ, kéo dài với những khó khăn chồng chất, hậu quả chưa được khắc phục. Sự bất lực, lúng túng với những quyết sách sai lầm của phái Gia-cô-banh (đàn áp các lực lượng chống đối), dẫn đến việc họ không còn chỗ dựa. Ngay cả một bộ phận quần chúng cách mạng trung thành với Gia-cô-banh, đòi hỏi Rô-be-xpi-e phải hành động cương quyết trước hành động của kẻ thù thì ông lại lừng chừng không quyết đoán. Lực lượng tư sản cơ hội - kẻ mới giàu lên trong chiến tranh đã làm cuộc đảo chính ngày 27/7/1794, bắt Rô-be-xpi-e và những người cộng sự của ông lên đoạn đầu đài. Lòng nhiệt tình cách mạng của quần chúng Pa-ri lúc này đã nguội lạnh, để lực lượng phản động đẩy cách mạng vào giai đoạn thoài trào. Về sự thất bại của Gia-cô-banhs, V.I.Lê-nin chỉ rõ: "Đưa ra những dự định đại quy mô mà lại không có chỗ dựa cần thiết để thực hiện, không biết ngay cả phải dựa vào giai cấp nào để áp dụng biện pháp này hay biện pháp khác" → chính quyền rơi vào tay phản động, chấm dứt giai đoạn phát triển đi lên của cách mạng. Chính quyền phản động đã đề ra Hiến pháp mới để bảo vệ lợi ích tư sản mới, xóa bỏ luật giá tối đa, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ, khủng bố những người cách mạng.
-GV nói: Để củng cố địa vị thống trị, giai cấp tư sản đưa Napoleon Bonapar lên ngôi Hoàng đế →thiết lập độc tài quân sự.
-GV treo ảnh Napoleon Bonapar (1769-1821):là nhà quân sự nổi tiếng của Pháp cuối XVIII- đầu XIX. Năm 1785, tốt nghiệp trường pháp binh với quân hầm thiếu úy, tham gia cách mạng Pháp và nhanh chóng trở thành chỉ huy tối cao. Ông gây ra nhiều cuộc chiến tranh ở châu Âu. Năm 1812, ông bị quân Nga đánh bại →đế chế Napoleon sụp đổ. Ông mất năm 1815 tại đảo En-bơ.
-GV hỏi:Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp?
+ HS:
+ GV : Ba giai đoạn của cách mạng chính là ba nấc thang thể hiện con đường phát triển của nó từ thấp lên cao mà chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao nhất. Hạn chế: không tiêu diệt chế độ bóc lột, tiếp tục duy trì chế độ tư hữu, không giải phóng hoàn toàn người lao động khỏi áp bức.
II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập
-Sự thành lập:
+ Ngày 10 - 8 – 1792, phái Girôngđanh lãnh đạo quần chúng, lật đổ phái Lập hiến.
-Những việc làm của phái Girôngđanh:
+ Bầu ra Quốc hội mới.
+ Thành lập nền Cộng hoà thứ nhất.
+ Xử tử nhà vua Lu-i XVI (21-1-1793).
- Đầu năm 1793, nước Pháp gặp nhiều khó khăn:
+ Bên ngoài: quân Anh và quân đội tấn công nước Pháp.
+ Trong nước: Bọn phản động nổi dậy.
- Ngày 2 – 6 – 1793, phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spi-e lãnh đạo quần chúng lật đổ phái Gi- rông-đanh. 
=> Cách mạng đang được thúc đẩy và đi lên đỉnh cao.
3. Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng
- Hoàn cảnh:
+ Trong nước: phản cách mạng quấy rối, đời sống nhân dân khó khăn.
+ Ngoài mặt trận: quân Pháp thất bại→ tạo đà cho quân đồng minh phong kiến vượt biên giới tràn vào Pháp.
- Chính quyền Gia-cô-banh đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng:
+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.
+ (6 - 1793), thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.
+ Ban hành lệnh “Tổng động viên”...đánh bại ngoại xâm và nội phản.
- Ngày 27 - 7 – 1794, bọn tư sản cách mạng Pháp tiến hành đảo chính, bắt và xử tử Rô-be-spi-e.
4. Thời kì thoái trào 
- Sau đảo chính, Ủy ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng.
+ Hiến pháp mới được ban hành bảo vệ lợi ích TS mới.
+ Xóa bỏ luật giá tối đa.
+ Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ
+ Khủng bố những người cách mạng.
- Cuộc đảo chính (11 - 1799) lật đổ chế độ Đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông lên nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài.
- Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.
III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình.
+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.
+ Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.
- Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.
5. Củng cố, dặn dò
a. Củng cố
 - Tại sao nói thời kỳ chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng Pháp 1789?
 - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp ?
- Vì sao cách tư sản Pháp là cuộc cách mạng tiêu biểu, điển hình?
b. Dặn dò
Ôn tập và chuẩn bị bài:
 -Đọc trước SGK bài 32 : “Cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX ở châu Âu”
 -Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học mới.

File đính kèm:

  • docxBai_31_Cach_mang_tu_san_Phap_cuoi_the_ky_XVIII.docx
Giáo án liên quan