Giáo án Lịch sử 10 - Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII

? Nguyên nhân nào mà quân Xiêm sang xâm lược nước ta?

-GV nhận xét và tường thuật về thời gian, lực lượng, thắng lợi có tính chất quyết định.

? Vì sao Rạch Gầm – Xoài Mút được xem là trận chiến quyết định?

-GV kết hợp lược đồ và tường thuật diễn biến.

? Liên hệ: Khi cô nói đến việc nghiên cứu chiến sự ở khúc sông này em có liên tưởng đến chiến thắng nào trong lịch sử?

? Em hãy cho biết trận RG – XM có ý nghĩa gì?

 Chống Thanh

? Nguyên nhân?

?So sánh lực lượng với k/c chống Xiêm em có nhận xét gì?

- GV tường thuật diễn biến.

- Đọc lời hiểu dụ của QT.

? Những lời hiểu dụ trên có tác dụng ntn với quân sĩ?

-Liên hệ: Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt.

- GV tường thuật xong diễn biến, kết quả -> hỏi ý nghĩa?

- Đọc đoạn thơ trong sgk của Ngô Ngọc Du để thể hiện sự vui mừng của quân và dân sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 23:
PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Sau khi học xong bài này, giúp học sinh hiểu được:
Thế kỷ XVI – XVIII, đất nước bị chia làm 2 miền có chính quyền riêng biệt mà hầu như các tập đoàn phong kiến đang thống trị không còn khả năng thống nhất lại.
Nguyên nhân phong trào Tây Sơn bùng nổ để xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, và bắt đầu sự nghiệp thống nhất đất nước.
Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào còn hoàn thành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm: chống Xiêm (1785) và chống Thanh (1789), bảo vệ nền độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng của dân tộc.
Về thái độ, tư tưởng
Giáo dục lòng yêu nước tình yêu quê hương đất nước, dám đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước.
Tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam.
Tình yêu, sự tôn kính đối với các anh hùng lịch sử dân tộc.
Về kỹ năng
Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ lược đồ lịch sử.
Bồi dưỡng khả năng phân tích, nhận định sự kiện, vấn đề lịch sử.
PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY – HỌC
Bản đồ Việt Nam có các địa danh cần thiết;
Lược đồ các trận quyết chiến;
Một số câu nói của Quang Trung, thơ ca của người đương thời nói về vua Quang Trung;
Máy vi tính kết nối máy chiếu.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC
Ổn định lớp
Dẫn dắt vào bài mới
-Vào cuối thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ khắp nơi, đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Phong trào Tây Sơn đã có những đóng góp gì đối với đất nước trong việc đảm đương 2 sự nghiệp lớn đó là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Và 2 sự nghiệp đó được giải quyết như thế nào? Công lao to lớn của vị anh hùng mà trường chúng ta vinh dự được mang tên - Quang Trung – Nguyễn Huệ đối với dân tộc là gì? Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 23. 
 Tổ chức dạy học
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam. Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn.
- GV đặt câu hỏi: em hãy cho biết tình hình chính trị của nước ta cuối thế kỷ XVIII như thế nào? 
- HS trả lời: đất nước chia cắt 2 miền, chế độ phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài khủng hoảng.
- GV giới thiệu sơ lược về tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài: + Vào giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân bùng lên rầm rộ. kéo dài trong hơn 10 năm nhưng cuối cùng bị đàn áp
* Biểu hiện:
+ Thuế khóa nặng nề
+ Ruộng đất tập trung vào tay địa chủ
+ Quan lại tham nhũng, nhũng nhiễu nhân dân
+ Đời sống nhân dân hết sức cực khổ.
→ Phong trào nông dân bùng lên rầm rộ, tiêu biểu có các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, Hoàng Công Chất, Lê Duy Mật
-GV sử dụng lược đồ Việt Nam thế kỷ XVIII để cho HS quan sát 1 số cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra. (Phụ lục 1).
- Năm 1744, chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền, có những chính sác tiến bộ, mở mang bờ cõi. Nhưng từ nửa sau thế kỉ XVIII (đời chúa Nguyễn Phúc Thuần), quyền thần Trương Phúc Loan lộng hành, chế độ phong kiến Đàng Trong cũng lâm vào khủng hoảng giống như Đàng Ngoài. 
* Biểu hiện: Thủ công nghiệp và thương nghiệp không phát triển; Nông nghiệp sa sút, nhân dân phiêu tán khắp nơi; Chính quyền bóc lột nhân dân, nạn tham nhũng, lộng quyền xảy ra khắp nơi, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, như cuộc khởi nghĩa của chàng Lía. GV đọc đoạn vè về chàng Lía cho HS nghe. 
+ Giáo viên đọc đoạn trích trong SGK của một giáo sĩ phương Tây để nói lên tình cảnh của người nông dân lúc bấy giờ.(phụ lục 2)
=>Trong các cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của 3 anh em nhà Tây Sơn.
Chuyển ý: phong trào Tây Sơn đã có những cống hiến gì cho đất nước, chúng ta đi qua phần 2. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào nông dân Tây Sơn.
-GV đặt câu hỏi: các em hãy trình bày những hoạt động chính của phong trào Tây Sơn? 
-GV chiếu ảnh lược đồ phong trào Tây Sơn cho HS quan sát. (Phụ lục 3)
- HS nhớ lại kiến thức cũ, kết hợp sgk để trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV cung cấp thêm cho HS 1 số thông tin về 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. (Phụ lục 4).
- GV đặt câu hỏi: nghĩa quân Tây Sơn có công lao gì đối với đất nước? 
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV kết luận: nghĩa quân Tây Sơn đã đảm nhiệm sứ mệnh tiêu diệt các tập đoàn phong kiến, thống nhất đất nước. Tuy chỉ mới bước đầu nhưng đã xóa bỏ giới tuyến sông Gianh, xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước.
- Sau khi hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, ông anh cả Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, không màng đến chiến sự. Mọi hoạt động của của phong trào Tây Sơn sau đó gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Huệ.
Chuyển ý: ngoài sự nghiệp thống nhất đất nước thì phong trào Tây Sơn còn đảm đương nhiệm vụ kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc. Vậy, phong trào Tây Sơn đã giải quyết nhiệm vụ đó như thế nào?
Hoạt động 3: tìm hiểu trên lược đồ về 2 cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh. 
-GV sử dụng niên biểu kết hợp lược đồ để giảng (Phụ lục 5).
Cuộc 
k/c
NN
TG
LL địch
Trận qđịnh
Ý nghĩa
K/c chống Xiêm
K/c chống Thanh
(NN:nguyên nhân; TG:thời gian; LL:lực lượng)
- GV yêu cầu HS theo dõi sgk và lược đồ để tìm hiểu các nội dung trong niên biểu theo sự hướng dẫn của GV. 
- GV kết hợp chỉ lược đồ và tường thuật và đặt câu hỏi.
Chống Xiêm:
? Nguyên nhân nào mà quân Xiêm sang xâm lược nước ta?
-GV nhận xét và tường thuật về thời gian, lực lượng, thắng lợi có tính chất quyết định.
? Vì sao Rạch Gầm – Xoài Mút được xem là trận chiến quyết định?
-GV kết hợp lược đồ và tường thuật diễn biến.
? Liên hệ: Khi cô nói đến việc nghiên cứu chiến sự ở khúc sông này em có liên tưởng đến chiến thắng nào trong lịch sử?
? Em hãy cho biết trận RG – XM có ý nghĩa gì?
Chống Thanh
? Nguyên nhân?
?So sánh lực lượng với k/c chống Xiêm em có nhận xét gì?
- GV tường thuật diễn biến.
- Đọc lời hiểu dụ của QT.
? Những lời hiểu dụ trên có tác dụng ntn với quân sĩ?
-Liên hệ: Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt.
- GV tường thuật xong diễn biến, kết quả -> hỏi ý nghĩa?
- Đọc đoạn thơ trong sgk của Ngô Ngọc Du để thể hiện sự vui mừng của quân và dân sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
- Hỏi: qua 2 cuộc kháng chiến trên, em nào có thể rút ra nguyên nhân thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến này?
- GV phát vấn: các em hãy cho biết vai trò của Nguyễn Huệ hoặc sự tài giỏi của ông được thể hiện như thế nào thông qua 2 cuộc kháng chiến đó?
- HS suy nghĩ trả lời.
Chuyển ý: sau khi hoàn thành 2 sự nghiệp lớn, thống nhất đất nước và bảo vể Tổ quốc, công lao của Nguyễn Huệ còn được thể hiện như thế nào, vương triều Tây Sơn đã có những đóng góp gì cho đất nước, chúng ta tìm hiểu mục III.
Hoạt động 4:tìm hiểu về sự thành lập vương triều Tây Sơn và các chính sách đối nội, đối ngoại của vương triều.
- GV giảng:
+ Sau khi tiêu diệt các lực lượng chúa Nguyễn, năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng Đế, thành lập vương triều nhưng không giải quyết được các yêu cầu lịch sử.
+ Năm 1788, trước khi xuất quân lên đường ra Bắc, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, sau ngày chiến thắng, chính thức xây dựng vương triều mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị từ Thuận Hóa trở ra. 
- Liên hệ: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở đâu?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV yêu cầu HS theo dõi sgk và trả lời về các chính sách của vua Quang Trung theo sơ đồ GV trình chiếu.
- HS nghiên cứu sgk để trả lời.
- GV nhận xét, kết luận về những chính sách của vua Quang Trung.
- GV đặt câu hỏi: em có nhận xét gì về những việc làm của vua Quang Trung?
- HS suy nghĩ để trả lời. 
- GV kết luận: những việc làm của vua Quang Trung mang tính chất tiến bộ, thể hiện ý tưởng mới của một ông vua muốn thực hiện những chính sách cải cách. Nhưng năm 1792 Quang Trung đột ngột qua đời, sự nghiệp thống nhất đất nước và thực hiện các chính sách mới chưa kịp hoàn thành.
-GV đàm thoại: Vua Quang Trung tạ thế sau 5 năm trị vì đất nước; sự nghiệp tiêu diệt bè lũ Nguyễn Ánh ở phương Nam “rước voi dày mả tổ” chưa hoàn thành. Đây là một tổn thất vô cùng lớn lao của nhà Tây Sơn. Tiếc thương vô hạn người anh hùng áo vải, cờ đào “giúp dân dựng nước”, Ngô Thì Nhậm viết:
”Khó vượt thiên cung níu áo rồng
Suối vàng chín khúc, dạ hoài mong“.
Còn Ngọc Hân công chúa thì sầu thảm khôn nguôi:
”Sầu sầu, thảm thảm xiết bao
Sầu đầy giạt bể, thảm cao ngất trời
- GV chiếu 1 đoạn phim về lễ hội tây Sơn Bình Định cho HS theo dõi để hiểu rõ hơn về công lao của phong trào Tây Sơn.(Phụ lục 7).
I.Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII.
1. Hoàn cảnh
-Thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến cả hai Đàng đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng
→ Phong trào nông dân nổ ra liên tục, kéo dài hơn 10 năm nhưng cuối cùng bị đàn áp.
2. Phong trào nông dân Tây Sơn
- Năm 1771, khởi nghĩa nổ ra ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. 
- Khởi nghĩa nhanh chóng phát triển và lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Năm 1786 – 1788, nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê – Trịnh, thống nhất đất nước.
→ Sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành
II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII
1.Kháng chiến chống Xiêm (1785)
 Nội dung niên biểu (Phụ lục 3).
2. Kháng chiến chống Thanh (1789)
Nội dung niên biểu (phụ lục 5)
III.Vương triều Tây Sơn
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi (niên hiệu là Quang Trung)
- Các chính sách của Quang Trung:
Nội dung theo sơ đồ. (Phụ lục 6)
-Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời.
- Năm 1802, trước sự tấn công của Nguyễn Ánh, vương triều Tây Sơn sụp đổ.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Củng cố
Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh.
Vai trò của Nguyễn Huệ và phong trào nông dân Tây Sơn.
Sau khi học xong bài này, các em đã hiểu rõ hơn công lao của vị anh hùng áo vải dân tộc, vì vậy cô mong muốn các em cần phải cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để không ngừng hoàn thiện bản thân về mọi mặt và còn góp phần xây dựng trường mình thành trường điểm của tỉnh, thành cũng như của toàn quốc để xứng đáng với những công lao to lớn của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Dặn dò
Các em về nhà trả lời các câu hỏi
Vì sao phong trào Tây Sơn bùng nổ. Phong trào nông dân Tây Sơn có vai trò như thế nào trong tiến trình lịch sử dân tộc ta?
Vai trò của vương triều Tây Sơn.
Chuẩn bị bài 24, tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI – XVIII. Lập bảng thống kê các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Nhận xét về đời sống văn hoá của nhân dân ta thời đó.

File đính kèm:

  • docBài 23 - Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc.doc
Giáo án liên quan