Giáo án Lịch sử 10 - Bài 2: Xã hội nguyên thủy

HS trao đổi thống nhất ý kiến

Đại diện nhóm trình bày:

Nhóm1 trình bày:

- Khoảng 5.500 năm trước đây người Tây Á, Ai Cập sử dụng đồng sớm nhất (đồng đỏ),

- Khoảng 4.000 năm trước đây cư dân ở nhiều nơi đã biết sử dụng đồng thau.

- Khoảng 3.000 năm trước đây cư dân Tây Á, Nam Châu Âu biết đúc và dùng đồ sắt.

HS: Vì lúc đó điều kiện khó khăn, việc phát minh mới về kĩ thuật là điều không dễ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 16067 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Bài 2: Xã hội nguyên thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ÿ Ngày soạn: 19/8/2013 
 Ÿ Tiết: 02
 Bài 2: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
 ( 1 tiết)
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức: 
- Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, MQH trong tổ chức xã hội đầu tiên.
- Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.
 2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá tổ chức XH thị tộc, bộ lạc. Kĩ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại.
 3. Thái độ: Nuôi dưỡng ước mơ chính đáng - Xây dựng một thời đại Đại đồng trong văn minh. 
II.CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tham khảo SGK, SGV.
- Tranh ảnh, mẫu chuyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.
- Phương án tổ chức: Hoạt động cá nhân, cả lớp, nhóm.
 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, đọc bài trước, sưu tầm tranh ảnh.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Ổn định tổ chức lớp: 1p-Kiểm tra bài cũ, thái độ học tập của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: 4p
- Câu1: Tại sao gọi là “cuộc CM thời đá mới” ?
- Câu 2: Hãy cho biết những bước tiến trong LĐ và đời sống của người nguyên thuỷ? 
 3. Dẫn dắt bài mới: 1p- Quá trình tiến hoá và tự hoàn thiện của con người. Sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất … Sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thủy. Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết vàđịnh hình của một tổ chức XH loài người khác hẳn với tổ chức bầy, đàn.
 Để hiểu tổ chức thực chất, định hình đầu tiên của loài người đó? Tìm hiểu bài:
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 8’
7’
10’
 8’
HĐ1: Cả lớp, cá nhân.
GV gợi HS nhớ lại: những tiến bộ, sự hoàn thiện của con người trong thời đại Người tinh khôn: một tổ chức hợp quần và sinh hoạt theo từng gia đình -> số dân tăng, mỗi nhóm trên 10 gia đình (hơn trước 2-3 lần), gồm 2 -3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu => hợp thành 1 tổ chức XH chặt chẽ hơn, gắn bó hơn: gọi là thị tộc.
HỎI: Thế nào là thị tộc? MQH trong thị tộc?
GV nhận xét, phân tích bổ sung:
 Hợp tác LĐ? Hưởng thụ bằng nhau? Cộng đồng?
GV kể câu chuyện mảnh vải tặng của nhà dân tộc học với thổ dân Nam Mĩ. 
GV chốt lại: Nguyên tắc vàng trong xã hội thị tộc: Của chung, việc chung, làm chung, thậm chí là ở chung một nhà-> Đại đồng trong thời kỳ mông muội.
HĐ: Làm việc cá nhân.
HỎI: Ta biết đặc điểm của thị tộc. Dựa trên hiểu biết đó, hãy:- Định nghĩa thế nào là bộ lạc? Nêu điểm giống và khác nhau bộ lạc thị tộc.
GV nêu: Không dừng lại công cụ đá, tre, gỗ… Người ta phát hiện kim loại: Chế tạo đồ dùng và công cụ LĐ. Qúa trình tìm thấy, sử dụng nó như thế nào và hiệu quả của nó ra sao? 
HĐ2: Theo nhóm.
GV chia lớp 2 nhóm, giao nhiệm vụ:
Nhóm1: Tìm mốc thời gian con người tìm thấy kim loại? Vì sao lại cách xa nhau như thế?
GV giải thích: Đồng thau.
HỎI: Con người tìm thấy KL kim khí cách xa nhau như vậy? 
Nhóm2: Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất?
(Sự phát minh ra công cụ kim khí đã có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống lao động).
GV lập biểu đồ thời gian.
HĐ3: Cả lớp, cá nhân.
GV gợi nhớ lại quan hệ trong XH nguyên thuỷ. Trong XH nguyên thuỷ sự công bằng và bình đẳng là “Nguyên tắc vàng”.
Khi bắt đầu có SP thừa® Thành viên có chức phận , lợi dụng chức phận chiếm một phần SP thừa khi chi cho các công việc .
HỎI: Việc chiếm sản phẩm của một số người có chức phận đã tác động đến XH nguyên thuỷ như thế nào?
HĐ1:
HS nhớ kiến thức đã học.
HS đọc SGK trả lời: là nhóm người hơn 10 gia đình và có chung dòng máu.
Thị tộc là tổ chức định hình đầu tiên của con người.
HS liên hệ: Trong tương lai chúng ta có thể XD đại đồng trong thời văn minh: Con người có trình độ văn minh cao và quan hệ cộng đồng làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. 
HS đọc SGK trả lời:
- Bộ lạc: (như nội dung cơ bản)
- Giống: Cùng chung dòng máu.
- Khác nhau: 
+ Tổ chức lớn hơn (nhiều thị tộc)
+ MQH trong bộ lạc là sự gắn bó, giúp đỡ nhau chứ không có quan hệ hợp sức LĐ kiếm ăn.
HĐ2:
HS trao đổi thống nhất ý kiến
Đại diện nhóm trình bày:
Nhóm1 trình bày:
- Khoảng 5.500 năm trước đây người Tây Á, Ai Cập sử dụng đồng sớm nhất (đồng đỏ),
- Khoảng 4.000 năm trước đây cư dân ở nhiều nơi đã biết sử dụng đồng thau.
- Khoảng 3.000 năm trước đây cư dân Tây Á, Nam Châu Âu biết đúc và dùng đồ sắt.
HS: Vì lúc đó điều kiện khó khăn, việc phát minh mới về kĩ thuật là điều không dễ.
Nhóm 2 trình bày:
- NSLĐ vượt xa thời đồ đá: Khai thác vùng đất đai mới, cày sâu cuốc bẩm, xẻ gỗ đóng thuyền…
- Làm ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
HS xem biểu đồ.
HĐ3:
HS đọc SGK trả lời:
- Tư hữu xuất hiện -> Tính cộng đồng bị phá vỡ.
- Trong GĐ cũng thay đổi, đàn ông làm công việc năng: Cày bừa, tạo nguồn thức ăn chính và thường xuyên.
=> GĐ phụ hệ xuất hiện.
- Khả năng LĐ của mỗi GĐ cũng khác nhau: Giàu - Nghèo
=> Giai cấp ra đời.
Công xã thị tộc tan vỡ -> Thời đại có giai cấp đầu tiên - Thời cổ đại.
1. Thị tộc và bộ lạc:
 a. Thị tộc:
- Thị tộc: là nhóm người hơn 10 gia đình và có chung dòng máu.
- Quan hệ trong thị tộc:
Công bằng, bình đẳng, cùng làm, cùng hưởng.
Lớp trẻ tôn kính cha mẹ, ông bà và cha mẹ đều yêu thương và chăm sóc tất cả con cháu của thị tộc.
b. Bộ lạc:
- Bộ lạc là tập hơp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên.
- Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó giúp đỡ nhau. 
2, Buổi đầu của thời đại kim khí:
 a. Quá trình tìm và sử dụng kim loại:
- Con người tìm và sử dụng kim loại:
 + Khoảng 5.500 năm trước đây (Đồng đỏ).
 + Khoảng 4.000 năm trước đây (Đồng thau).
 + Khoảng 3.000 năm trước đây (Sắt).
b. Hệ quả: 
- NSLĐ tăng.
- Khai thác thêm đất đai trồng trọt.
- Thêm nhiều ngành nghề mới.
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp:
- Người lợi dụng chức quyền chiếm của chung -> Tư hữu xuất hiện.
- Gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ.
-Xã hội phân chia giai cấp -> Công xã thị tộc tan vỡ.
3’
HĐ4: Cả lớp.
Củng cố kiến thức: GV kiểm tra nhận thức HS bằng câu hỏi: 
 Thế nào là thị tộc, bộ lạc? Những biến đổi lớn lao của đời sống XH – Quan hệ XH của thời đại kim khí?
HĐ4: 
HS nghe và ghi nhớ kiến thức đã học
4.Củng cố kiến thức: 
4. Dặn dò: 3 phút
 - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2 SGK –Tr11.
 - Đọc trước bài 3: Các quốc gia cổ đại Phương Đông. 
 - Bài tập về nhà: HS điền vào khung: 
Thời gian
4 tr năm tr
1tr năm tr
4 v năm tr
1 v năm tr
5500 năm trước
4000 năm trước
3000 năm trước
Sự tiến hoá của con người
Chuyển từ vượn người
Người tối cổ
Người tinh khôn
( hiện đại)
Sự phát triển của công cụ
Lượm hòn đá tiện dùng
Ghè đá vừa tay:đá cũ –sơ kì
Đácũ-H/kì Ghè, đẽo gọn, sắc
Đá mới:Ghè, mài sắc
Đồng đỏ
ĐồngthauNông nghiệp
Sắt 
Thủ công nghiệp
Phương thức kinh tế 
Lượm hái săn đuổi bắt thú
Cung tên săn bắn, lều, hang.
Trồng rau củ, chăn nuôi.
Trông lúa ven sông
Nông nghiệp
TCN
Giaothông đường bộ, biển
T/ Chức XH
Bầy vượn G/ Người 
Bầy người N/ thuỷ
Thị tộc-Xh N/thuỷ
Bộ lạc
XH có G/C, NN.
N/nước mở rộng
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doc2-10.DOC