Giáo án Lịch sử 10 bài 15: Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỉ X)

những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội.

* Về kinh tế:

+ Trong nông nghiệp:

- Công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến.

- Công cuộc khai hoang được mở mang

- Hệ thống thủy lợi được phát triển.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp có những bước phát triển đáng kể

+ Đường giao thông thủy, bộ được mở rộng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9574 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 bài 15: Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỉ X), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 15: THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỉ X).
I.Mục tiêu bài học.
Sau khi học xong bài này HS có thể:
Về kiến thức.
Trình bày được thời kỳ Bắc thuộc về: thời gian, quá trình...?
Đánh giá được mục đích cai trị của phong kiến phương bắc
Về kỹ năng.
Bồi dưỡng kỹ năng liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hóa, xã hội.
Về thái độ: giáo dục lòng yêu nước cho HS, HS hiểu đưuọc rõ hơn về thời kỳ này trong lịch sử dân tộc.
II.Tài Liệu và thiết bị dạy học
-
-
III.Vào bài mới.
Từ khi thành lập, các triều đại Trung Quốc luôn cho mình là trung tâm, họ luôn nhồi nhét vào đầu óc người TQ cái tư tưởng sô vanh “đại dân tộc” cái chủ nghĩa “Trung Hoa trung tâm”. Vì thế, họ luôn coi các dân tộc xung quanh mình là Man – Di – Mọi – Rợ.
Các em có nghe đến tên Man Nương bao giờ chưa?
- Man- Trong từ Man Nam(tên mà người TQ dành cho các dân tộc ở phía nam trung nguyên). 
Nương - trong tiếng Hán nghĩa là cô gái. ghép 2 từ này ta hiểu rằng “Man Nương” chính là cô gái phương nam.
+ Quay trở lại, thời kỳ bắc thuộc được tính từ năm 179 TCN với sự thất bại của An Dương Vương chống lại nhà Triệu. Mở đầu thời kỳ bắc thuộc hàng nghìn năm trên đất nước ta. Kết thúc năm 938 với chiến thắng của ai? trên sông Bạch Đằng? đó là chiến thắng của Ngô Quyền chấm dứt thời kì bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên mới. kỷ nguyên độc lập dân tộc, tự chủ.
Vậy , để tìm hiểu rõ hơn về thời bắc thuộc chúng ta đi vào tìm hiểu bài ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Cả lớp- cá nhân.
- GV giảng giải:Năm 179 TCN Triệu đà xâm lược Âu lạc, từ đó nước ta lần lượt bị phong kiến TQ đô hộ: từ Triệu, Hán, Tùy, Đường đô hộ. đất nước Âu Lạc bị chia thành các quận huyện nhỏ,
+ Nhà triệu chia nước ta thành 2 quận: => Giao chỉ(bắc bộ ngày nay)
Cửu chân(Thanh-Nghệ - Tĩnh) sát nhập vào quốc gia Nam Việt.
+ Nhà Hán chia nước ta thành 3 quận nằm trong bộ Giao Chỉ cùng với 6 quận của TQ.
+ Từ sau khi lật đổ chính quyền Hai Bà Trưng năm 43, chính quyền đô hộ cử quan lại xuống cai trị tới tận cấp huyện(trực tiếp cai trị).
- GV hỏi: Các triều đại phong kiến TQ chia nhỏ nước ta nhằm mục đích gì?
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV chốt ý: để phục vụ cho âm mưu và thủ đoạn cai trị “dùng người việt trị người việt” . âm mưu sát nhập đất Âu Lạc vào bản đồ TQ.
I. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và những chuyển biến trong kinh tế văn hóa, xã hội Việt Nam.
1. Chế độ cai trị
a,tổ chức bộ máy cai trị.
- Chia nhỏ nước ta thành các quận huyện, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
- 
- Âm mưu dùng người việt trị người việt. 
- Sát nhập đất Âu Lạc vào đất TQ.
Hoạt động 2:Cả lớp.
- GV hỏi: Những chính sách về kinh tế được thể hiện như thế nào?
- HS: suy nghĩ và trả lời
- GV chốt ý: chính sách tô thuế của chính quyền đô hộ rất nặng, làm cho trăm họ xác xơ, người nông dân bị phá sản, nhiều người phải bán mình, bán vợ con cho tầng lớp thống trị để biến thành nô tỳ. Chính quyền đô hộ độc quyền Muối và Sắt. Đây là hai sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của người dân.
b, chính sách bóc lột về kinh tế và đông hóa về văn hóa
- Bóc lột và cống nạp nặng nề.
- Quan lại lợi dụng ra sức để làm giàu
- cướp ruộng đất và cưỡng bức nhân dân ta
 - Độc quyền Muối và sắt.
GV hỏi: chính sách về văn hóa được thể hiện ở những mặt nào?mục đích của những chính sách đó.
- HS suy nghĩ trả lời các chính sách về văn hóa. - Mục đích là nhằm đồng hóa nhân dân ta.
GV giải thích khái niệm “Đồng hóa”.
Đồng hóa là chính sách của bọn thống trị nước ngoài nhằm xóa bỏ văn hóa truyền thống của dân tộc bị cai trị ,bắt dân tộc đó phải làm theo dân tộc mình.
GV chốt ý: Phong kiến TQ đã thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa triệt để. bằng cách đưa giáo lý nho giáo, chữ hán, đưa người hán sang sống cùng người việt. áp đặ hôn nhân giữa người Việt – Hán. nhằm đồng hóa nhân dân ta về mặt giống nòi. Áp dụng luật pháp hà khắc và thằng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta?
GV: Các em có biết Nho giáo có nguồn gốc từ đâu không?
Nho giáo ra đời ở TQ, Do Khổng Tử sáng lập ra. Từ thời Tây Hán, Nho giáo đã được du nhập vào Âu Lạc để làm công cụ nô dịch và đồng hóa Nhân dân ta, Nho giáo là sự tổng hợp của những tư tưởng triết lý trong Tứ thư,(Luân ngữ, Đại học, trung dung, Mạnh Tử) Ngũ kinh.(Thư, dịch, Lễ, Xuân thu).
Nho giáo dạy con người ta tam cương(đạo cha – con, vua – tôi, đạo vợ -chồng) và ngũ thường(Nhân, nghĩa, lễ ,trí ,tín). Tuy nhiên, hệ thống chữ hán và Nho giáo chỉ đến với tầng lớp cai trị ở cấp xã , huyện, không vào được đời sống nhân dân.
- Chính quyền đô hộ thảng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. cá luật pháp như xẻo mũi, thích chữ vào mặt đối với những người chống đối. ví dụ như, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng Năm 43, Mã Viện giết hàng vạn dân Lac Việt, hơn 300 thủ lĩnh việt bị đày sang TQ.
Về văn hóa:
- Đưa Nho giáo vào nước ta.
- Đưa chữ Hán và tiếng Hán ,bắt nhân dân ta phải học
- Áp dụng các luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta
Hoạt động 4: Cả lớp và cá nhân.
GV: yêu cầu học sinh so sánh kinh tế nước ta so với thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc?
-HS suy nghĩ rồi trả lời.
GV chốt: Từ những chính sách cai trị của Pk TQ, nền kinh tế nước ta có những bước chuyển biến đáng kể: Kỹ thuật rèn sắt ngày càng phát triển, việc khai thác vàng bạc châu báu ngày càng phát triển.
- Hệ thống các đường giao thông được hình thành, nhằm phục vụ cho việc khai thác
2, những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội.
* Về kinh tế:
+ Trong nông nghiệp:
Công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến.
Công cuộc khai hoang được mở mang
Hệ thống thủy lợi được phát triển.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp có những bước phát triển đáng kể
+ Đường giao thông thủy, bộ được mở rộng.
Hoạt động 5:
GV: yêu cầu HS đọc SGK để thấy được trong bối cảnh chính quyền đô hộ ra sức thực hiện âm mưu đồng hóa văn hóa thì văn hóa dân tộc ta phát triển thế nào?
HS theo dõi sách và trả lời.
GV: Nhân dân ta vẫn giữ được các nét văn hóa truyền thống. bảo tồn được nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Có thể nói, trong qus trình bắc thuộc , đã diễn ra quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Trung. Văn hóa Việt Nam đã tiếp thu những giá trị tốt đẹp của văn hóa TQ, biến tấu nó thành của mình, hòa nhập nhưng không hòa tan. Điều này thể hiện sự thất bại của pk TQ trong âm mưu đồng hóa dân tộc ta.
Ví dụ: Về chữ viết, Người Hán đưa chữ Hán vào nước ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán. Nhưng ta đã mượn hệ thống chữ Hán và sáng tạo ra ngôn ngữ cho riêng mình(đó là chữ Nôm)
GV: về mặt xã hội, mặc dù các triều đai pk TQ đã thực hiện hàng loạt các âm mưu và thủ đoạn, tổ chức cại trị đến tận hương xã, nhưng không thể xâm nhập được vào hệ thống làng xã của người việt. Vì thế, làng xóm trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
* Về văn hóa – xã hội.
- Một mặt ta tiếp thu được những mặt tích cực của văn hóa TQ như hệ thông văn tự, ngôn ngữ
- Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc: Nhuộn răng đen, ăn trầu, làm bánh trưng, bánh dày. tôn trọng phụ nữ.
-> nhân dân ta không bị đồng hóa.
* Về quan hệ xã hội:
+ quan hệ giữa chính quyền đô hộ với nhân dân thường xuyên căng thẳng.
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân liên tục nổ ra
Bài tập củng cố: HS về nhà trả lời câu hỏi.
Tại sao sau hơn 1000 năm bắc thuộc, nước ta vẫn giành được độc lập?

File đính kèm:

  • docBai_15_Phong_trao_cach_mang_o_Trung_Quoc_va_An_Do_1918__1939_20150726_020242.doc
Giáo án liên quan