Giáo án Làm quen với văn học - Trần Thị Bích Hoàn - Bài thơ: Mẹ của em (Trần Quang Vịnh)

 Hiểu được tấm long và sự hi sinh của mẹ bạn nhỏ đã rất thương mẹ và em thầm hứa sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.

* Giảng Nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ với những câu thơ chứa đựng đầy tình cảm đã nói lên nỗi vất vả hi sinh của mẹ giành cho gia đình và lòng thương yêu mẹ của bạn nhỏ đối với mẹ của mình.

* Hệ thống câu hỏi đàm thoại

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?

+ Ỏ nhà mẹ phải làm những gì? Thể hiện qua câu thơ nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4242 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm quen với văn học - Trần Thị Bích Hoàn - Bài thơ: Mẹ của em (Trần Quang Vịnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LVPT: NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
 BÀI THƠ: MẸ CỦA EM (Trần Quang Vịnh)
Đối tượng: 5 – 6 tuổi
Thời gian : 25 - 30 phút
Người soạn: Trần Thị Bích Hoàn 
Ngày dạy: 16/10/2014
Người dạy : Trần Thị Bích Hoàn 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
 a. Kiến thức: Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.Cảm nhận nhịp điệu của bài thơ.Trẻ hiểu nội dung bài thơ. Biết đặt lời mới cho bài thơ.
 b. Kỹ năng: Luyện đọc diễn cảm và khả năng ghi nhớ có điều kiện. Trẻ trả lời đầy đủ các câu hỏi của cô.
 c. Thái độ: Trẻ biết thể hiệu tình cảm yêu thương trìu mến đối với những người than trong gia đình.
	98% trẻ đạt yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ.
- Địa điểm:Trong lớp.
- Đồ dùng:Tranh minh hoạ truyện bài thơ, tranh ảnh chủ điểm, giáo án
- NDTH: Âm nhạc, MTXQ 
III. TIẾN HÀNH.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng cô .
- Cho cả lớp nghe bài: “ Ba ngọn nến lung linh”
- Cô đàm thoại với trẻ về bài hát và chủ điểm.
* Hoạt động 2: Bé nghe cô đọc thơ
- Cô giới thiệu bài thơ: “ Mẹ của em ”
- Cô đọc mẫu lần 1: Giới thiệu tên bài, tên tác giả 
( Trần Quang Vịnh)
- Cô đọc lần 2: Kết hợp chỉ tranh.
* Giảng Nội dung : 
 Với những câu thơ đầu của bài thơ:
 “ Ở nhà em có mẹ
 .. ……………..
 Mẹ chăm công việc nhà” 
 Đã nói lên nỗi vất vả của mẹ, mẹ luôn tần tảo thức khuya dậy sớm lo toan công việc cho gia đình. Không những vậy mẹ còn luôn thương yêu và quan tâm chăm sóc cho các con. Sự quan tâm đó được thể hiện qua các câu thơ:
 “ Thế mà cứ đúng giờ
 ……………………..
 Để em kịp đến trường”
 Dù bận chăm công nghìn việc nhưng mẹ vẫn dành thời gian chỉ bảo dậy dỗ các con như: Gọi các con dậy đúng giờ, nhắc nhở hướng dẫn các con ăn mặc gọn gàng, mọi việc được mẹ sắp xếp rất khoa học và hợp lý để cho các con kịp đến trường đúng giờ đấy!
 Hiểu được nỗi vất vả và tình thương yêu các con của mẹ bạn nhỏ trong bài thơ đã thầm hứa:
 “Mẹ đã sinh ra em
 …………………
 Ngoan ngoãn và giỏi giang”
 Hiểu được tấm long và sự hi sinh của mẹ bạn nhỏ đã rất thương mẹ và em thầm hứa sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
* Giảng Nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ với những câu thơ chứa đựng đầy tình cảm đã nói lên nỗi vất vả hi sinh của mẹ giành cho gia đình và lòng thương yêu mẹ của bạn nhỏ đối với mẹ của mình.
* Hệ thống câu hỏi đàm thoại
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
+ Ỏ nhà mẹ phải làm những gì? Thể hiện qua câu thơ nào? 
+ Mỗi sáng mẹ đều nhắc nhở em điều gì?
+ Tại sao mẹ gọi em thức dậy và nhắc gọn gàng đầu tóc?
+ Mẹ đã sinh ra ai?
+ Thấy mẹ vất vả như vậy em đã thầm hứa gì?
+ Qua bài thơ tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
* Giáo dục: Các con ạ! Qua bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ tới các con rằng các con phả chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà cha mẹ để xứng đáng với sự hi sinh vất vả của mẹ nhé! 
+ Giảng từ khó: “Gọn gàng” : Có nghĩa là nhìn nhìn thuận mắt, có sự cân đối, không có gì thừa.
* Hoạt động 3: Bé cùng đọc thơ
- Cho tập thể đọc.
- Cho từng tổ đọc.
- Nhóm đọc (đếm số bạn đọc).
- Cá nhân đọc.
(trong khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai và động viên khen trẻ).
- Cô vừa dạy các con đọc bài thơ gì?
* Kết thúc: Cô cho trẻ cùng múa hát bài “Múa cho mẹ xem”
- Trẻ hát.
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Nghe cô giới thiệu bài.
- Nghe cô đọc thơ và 
- Chú ý quan sát và nghe cô đọc thơ.
- Trẻ chú ý nghe cô giảng nội dung
- Lắng nghe cô giảng nội dung
- Trẻ lắng nghe
- Mẹ của em – Trần Quang Vịnh
- Trẻ đọc 4 câu thơ đầu
- Nhắc gọn gàng đầu tóc
- Để kịp đến trường
- Mẹ đã sinh ra em
- Trẻ đọc 2 câu thơ cuối
- Trẻ trả lời
- trẻ lắng nghe
- Nghe cô giảng từ khó
- Cả lớp đọc thơ.
- Tổ đọc (3 tổ)
- Nhóm đọc. (2 nhóm)
- Cá nhân đọc. (1-2 trẻ)
- Mẹ của em
- Trẻ ra quan sát.

File đính kèm:

  • docGIAO AN THO ME CUA EM.doc