Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 7: Kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường

- GV: Quan sát bức tranh trên slide và điền từ còn thiếu vào chỗ trống?

Đáp án: Nhìn thẳng đối Phương.

Theo em, bức tranh nói về chủ đề gì? Bức tranh muốn nhắn gửi với chúng ta thông điệp gì?

HS trả lời, GV chấp nhận/ ghi nhận tất cả những câu trả lời của học sinh.

--> Dẫn nhập vào bài:

Bắt nạt xảy ra khi một người sử dụng quyền lực của mình để áp chế người khác, khiến họ cảm thấy bất lực, lo lắng và sợ hãi. Không phải ai cũng can đảm để đứng lên chống lại bắt nạt như bạn gái trong bức tranh này. Nhiều học sinh là nạn nhân của bắt nạt trong một năm, thậm chí nhiều năm mà không được chia sẻ. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về các hình thức của bắt nạt và các địa điểm thường xảy ra bắt nạt để phòng tránh chúng.

- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 7: Kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ Nhận biết được các hình thức của bắt nạt học đường
+ Liệt kê được các địa điểm thường xảy ra bắt nạt
- Về kỹ năng:
Học sinh có kỹ năng phòng tránh và xử lý khi bị bắt nạt học đường
- Về thái độ:
Học sinh có cảm xúc tích cực hơn nếu đang là nạn nhân của bắt nạt
Học sinh có thái độ kiên quyết đối với những hành vi bắt nạt
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A0, giấy A3, bảng, bút...
Giáo án.
Video clip: Những bức tranh của Thương
Bút dạ màu, bút chì sáp cho hoạt động vẽ tranh về trường học
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. Kể lại một vài tình huống nguy cơ có thể dẫn tới ngã?
Câu 2. Cách xử trí khi bị ngã, chấn thương?
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp: Tổ chức trò chơi
- Chuẩn bị: Slide về hình ảnh và chữ liên quan tới bắt nạt
- GV: Quan sát bức tranh trên slide và điền từ còn thiếu vào chỗ trống?
Đáp án: Nhìn thẳng đối Phương.
Theo em, bức tranh nói về chủ đề gì? Bức tranh muốn nhắn gửi với chúng ta thông điệp gì?
HS trả lời, GV chấp nhận/ ghi nhận tất cả những câu trả lời của học sinh.
--> Dẫn nhập vào bài: 
Bắt nạt xảy ra khi một người sử dụng quyền lực của mình để áp chế người khác, khiến họ cảm thấy bất lực, lo lắng và sợ hãi. Không phải ai cũng can đảm để đứng lên chống lại bắt nạt như bạn gái trong bức tranh này. Nhiều học sinh là nạn nhân của bắt nạt trong một năm, thậm chí nhiều năm mà không được chia sẻ. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về các hình thức của bắt nạt và các địa điểm thường xảy ra bắt nạt để phòng tránh chúng.
- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.
HS cảm thấy hào hứng khi bắt đầu tiết học.
HĐ2: Thảo luận về hình thức bắt nạt
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Nhận biết các hình thức bắt nạt phổ biến.
- Phương pháp và KTDH: Trò chơi, làm việc nhóm
- Hình thức tổ chức: Cả lớp và theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 5 học sinh.
Các nhóm thảo luận và viết trên giấy A0 dưới dạng sơ đồ tư duy về các hình thức bắt nạt phổ biến hiện nay mà em biết?
Hs trình bày.
GV tổng kết:
Có hai hình thức bắt nạt phổ biến ở trường học:
 Bắt nạt về thể chất:
Hình thức bắt nạt này được chia làm 2 nhóm hành vi chính:
– Làm đau về thể chất: đánh, ném đồ vật vào người, bắt trực nhật lớp, bắt đèo về nhà, không cho đi vệ sinh, bắt quỳ gối
– Chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản: trấn lột tiền, đồ trang sức, đồ dùng học tập, bắt cống nạp thường xuyên, xì lốp xe
 Bắt nạt về tinh thần:
Hình thức bắt nạt này được chia làm 4 loại:
– Nhóm hành vi sai khiến: bắt làm bài tập, bắt cho nhìn bài, giật bài trong giờ kiểm tra
– Nhóm hành vi tạo cho người khác có cảm xúc nhục nhã để làm niềm vui: tung tin đồn, làm xấu hổ trước đám đông, đặt biệt danh xấu, bình luận khiếm nhã về ngoại hình
– Nhóm hành vi gây cô lập: khai trừ khỏi nhóm, không cho và cấm các bạn chơi cùng một bạn nào đó, không cho bạn tham gia vào các hoạt động của lớp
– Nhóm hành vi thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt làm cho học sinh bị bắt nạt tự ti, chán nản: khinh thường bạn vì nghèo, vì học kém, vì xấu
Bên cạnh đó, còn có một hình thức bắt nạt tuy không phổ biến và công khai, song để lại hậu quả lâu dài rất nghiêm trọng là bắt nạt về tình dục (xúc phạm thân thể, xâm hại tình dục). Nạn nhân bị bắt nạt thường cảm thấy xấu hổ nên không dám nói với thầy cô, bố mẹ. Các bạn nữ thường là đối tượng của hình thức bắt nạt này.
GV: Mời các em xem một Video về một bạn học sinh THCS đã từng bị bắt nạt trong một thời gian dài mà không dám chia sẻ với ai.
https://www.youtube.com/watch?v=OBMOraMfhSE
GV chốt: Cuộc sống quanh ta còn rất nhiều người giống như Thương. Thương là một cô bé may mắn vì đã mạnh mẽ đứng lên để bảo vệ mình nhưng liệu rằng còn bao nhiêu bạn học sinh nữa như Thương? Chúng ta thấy mình cần có trách nhiệm như thế nào để ngăn chặn vấn nạn này trong trường học.
- HS nắm được các hình thức bắt nạt phổ biến:
Bắt nạt về thể chất
Bắt nạt về tinh thần
Ngoài ra còn có bắt nạt về tình dục
HĐ3: Các địa điểm thường gặp của bắt nạt học đường
- Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Liệt kê được những địa điểm thường xảy ra bắt nạt
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, thuyết trình
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị:
Giấy A3 và bút cho thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 5 hs. Các nhóm cùng thảo luận về những địa điểm thường xảy ra bắt nạt học đường. 
Thời gian làm việc nhóm: 10 phút
Thời gian trình bày sản phẩm của mỗi nhóm: 3 phút
Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
GV dựa vào những chia sẻ của hs để tổng kết như sau:
* Trong trường học
· Tại lớp học: Giờ nghỉ giải lao 5 phút, giờ ra chơi 15 phút.
· Trong giờ học: Bắt ép bạn chép bài, cho nhìn bài, cho sử dụng đồ dùng học tập, cưỡng đoạt đồ vật, làm tổn thương người khác qua thư tay.
· Tại nhà vệ sinh: Đánh, không cho đi vệ sinh, viết bí mật hoặc những câu sỉ nhục lên tường nhà vệ sinh.
· Tại sân trường: Đánh, trấn lột đồ
· Tại nhà để xe: Xì lốp xe, phá hỏng xe, chế nhạo
· Ngoài cổng trường: Đánh, trấn lột đồ
· Tại căng tin: trấn lột tiền, bắt mua đồ ăn, sai đi mua đồ ăn
 * Ngoài trường học:
· Trên xe bus của trường học - nếu trường bạn có xe đưa đón học sinh.
· Trên internet, trên điện thoại: nói xấu, tung tin đồn, mắng chửi trên trang cá nhân; ghép ảnh, tung các hình ảnh, đoạn phim nhạy cảm mà họ quay được
· Ở địa điểm công cộng: công viên, sân bóng, bãi đất trống
Trên đây chỉ là những gợi ý của GV. HS cần bổ sung thêm trong quá trình ghi chép tổng hợp vào vở.
HS biết các địa điểm thường gặp của bắt nạt và những hành vi thường thấy tại địa điểm đó.
HĐ4: Thực hành vẽ tranh sơ đồ trường học
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Vẽ tranh về những địa điểm trong trường học thường xảy ra bắt nạt
- Phương pháp và KTDH: Vẽ tranh, Làm việc nhóm
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm, lớp.
- Chuẩn bị: Giấy A0, bút màu
- GV giữ nguyên nhóm cũ.
Các nhóm tiếp tục làm việc nhóm để lên ý tưởng và vẽ một bức tranh về ngôi trường mình, trong đó đánh dấu màu đỏ cho những địa điểm thường xảy ra bắt nạt.
Hs dán bức tranh ở phía dưới lớp học.
GV tổng kết: Mọi nơi trong và ngoài trường học đều có thể trở thành địa điểm cho kẻ bắt nạt tấn công người khác. Chúng ta cần kiên quyết nói Không với bắt nạt và sẵn sàng hỗ trợ những người yếu đuối, cô độc mọi nơi mọi lúc.
 HS có thể sử dụng sản phẩm tranh vẽ để chia sẻ với bạn bè trong và ngoài lớp về bắt nạt học đường.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các con đã được tìm hiểu về các hình thức và địa điểm thường gặp của bắt nạt học đường. Thầy/ cô hy vọng các em sẽ sử dụng những kiến thức này để bảo vệ bản thân và bạn bè xung quanh khi bị bắt nạt hoặc gặp đối tượng bắt nạt.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau: Tuyên truyền phòng chống Bắt nạt học đường.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 ThS. Trần Thị Thảo

File đính kèm:

  • docKNS lop 9 2020 T7_12751582.doc