Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 16: Kỹ năng phòng tránh tác hại các chất kích thích (Tiết 2)

- GV chọn 5 hs đóng vai 5 nhân vật (bốc thăm ngẫu nhiên)

 HS trong lớp đóng vai là khán giả. Khán giả suy nghĩ như thế nào về những nhân vật ở trên này.

GV hỏi ngược lại 5 nhân vật: Em cảm thấy như thế nào khi bị đánh giá như vậy? Những đánh giá này có đúng về bản chất con người em không?

Em (tức nhân vật) mong muốn được mọi người đối xử như thế nào?

- Gv dẫn vào bài: Kì thị là gì? Sự kỳ thị được hiểu là thái độ không chấp nhận và áp đặt cái nhìn tiêu cực, gắn nhãn cho một người hoặc một nhóm người trên cơ sở sự khác biệt về một phẩm chất hay đặc điểm nào đó.

Trong xã hội ngày nay vẫn còn rất nhiều người có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nghiện ma túy và điều này rất nguy hiểm bởi nó sẽ làm người nghiện cảm thấy mình bị cô lập, bị xã hội ruồng bỏ và sẽ lấn sâu hơn vào ma túy để tìm “lối thoát”.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 16: Kỹ năng phòng tránh tác hại các chất kích thích (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 9
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TÁC HẠI CÁC CHẤT KÍCH THÍCH (2)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS nhận thấy biểu hiện và tác hại của sự kì thị đối với con người nói chung và người nghiện chất nói riêng
+ HS biết cách chia sẻ và thể hiện sự cảm thông đối với người nghiện chất
- Về kỹ năng:	
Kỹ năng chia sẻ cảm xúc
- Về thái độ:	
Học sinh thể hiện thái độ quan tâm, tôn trọng người nghiện chất và mọi người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A0, giấy A3, A4, bảng, bút...
Giáo án.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
Video https://www.youtube.com/watch?v=noWLXD8-WSI 
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. Những cảm xúc nào là phổ biến ở người nghiện chất?
Câu 2. Chia sẻ lại những cách giúp đỡ/ hỗ trợ người nghiện chất có cảm xúc tích cực?
3. Nội dung bài học mới:	
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Trò chơi
- Chuẩn bị: 5 mảnh giấy có 5 nhân vật khác nhau: Người da đen, Người nghiện ma túy, Con người nghiện ma túy; một học sinh có hạnh kiểm trung bình.
- GV chọn 5 hs đóng vai 5 nhân vật (bốc thăm ngẫu nhiên)
 HS trong lớp đóng vai là khán giả. Khán giả suy nghĩ như thế nào về những nhân vật ở trên này.
GV hỏi ngược lại 5 nhân vật: Em cảm thấy như thế nào khi bị đánh giá như vậy? Những đánh giá này có đúng về bản chất con người em không? 
Em (tức nhân vật) mong muốn được mọi người đối xử như thế nào?
- Gv dẫn vào bài: Kì thị là gì? Sự kỳ thị được hiểu là thái độ không chấp nhận và áp đặt cái nhìn tiêu cực, gắn nhãn cho một người hoặc một nhóm người trên cơ sở sự khác biệt về một phẩm chất hay đặc điểm nào đó.
Trong xã hội ngày nay vẫn còn rất nhiều người có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nghiện ma túy và điều này rất nguy hiểm bởi nó sẽ làm người nghiện cảm thấy mình bị cô lập, bị xã hội ruồng bỏ và sẽ lấn sâu hơn vào ma túy để tìm “lối thoát”.
Thông qua quá trình đóng vai, hs được trải nghiệm vào chính nhân vật để có cái nhìn cảm thông hơn với những người bị kì thị.
HĐ2: Sự kì thị sẽ khiến người nghiện chất nặng hơn
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp và KTDH: làm việc nhóm, cả lớp
- Chuẩn bị: giấy A3 cho làm việc nhóm
Video https://www.youtube.com/watch?v=noWLXD8-WSI
- GV: Nghiện ma túy là tình trạng của bệnh lý, mọi người trong xã hội luôn lên án họ mà không ý thức được rằng triệu chứng nghiện đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của người sử dụng ma túy.
Do đó, nghiện ma túy thực chất là một căn bệnh mãn tính về não bộ, không phải là tệ nạn xã hội. Căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa được nhưng cần nhiều thời gian và sự cố gắng của cả người nghiện lẫn gia đình và cộng đồng xã hội. Những người nghiện ma túy chỉ trở thành tội phạm của xã hội khi phá vỡ quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhất là khi họ có các hành vi vi phạm pháp luật và trật tự, an toàn xã hội.
Công bằng mà nói thì ma túy là tệ nạn xã hội, nhưng người nghiện ma túy thì không phải. Người nghiện ma túy có thể được coi là NẠN NHÂN của ma túy bởi rất nhiều người nghiện ma túy do ép buộc, do thiếu hiểu biết hoặc bị dụ dỗ, lôi kéo, hoặc do hoàn cảnh xô đẩy Trừ khi họ làm việc trái pháp luật, nếu không chúng ta không nên đánh đồng tất cả những người nghiện ma túy là tệ nạn xã hội.
Phần lớn những người nghiện khi tỉnh táo đều muốn cai nghiện để làm lại cuộc đời nhưng điều này là vô cùng khó khăn. Nếu gia đình và xã hội coi họ là người bệnh, cần được chăm sóc, bao dung thì sẽ giúp họ có quyết tâm cai nghiện hơn để sớm trở về cuộc sống bình thường.
- GV hỏi: Vậy tại sao chúng ta không nên kì thị người nghiện ma túy?
HS thảo luận nhóm ba và trình bày vào giấy. 
- GV chia sẻ: Việc kì thị sẽ khiến người nghiện chất nặng hơn.
+ Sự kỳ thị của xã hội khiến người nghiện bị cô lập, xa lánh. Điều này khiến họ tự ti và không dám tiếp xúc với các dịch vụ y tế để chăm sóc và điều trị, dẫn tới việc dấu kín tình trạng nghiện của họ và khiến họ ngày càng nghiện nặng hơn.
+ Một số gia đình khi biết con mình nghiện ma túy, nhưng vì sĩ diện, sợ sự kỳ thị từ hàng xóm, bạn bè và vì nuông chiều con cái nên vẫn đáp ứng, cung cấp tiền bạc cho con mình tiếp tục sử dụng ma túy dù biết ma túy sẽ phá hủy sức khỏe và tương lai con cái mình. Trên thực tế, nhiều trường hợp có người sử dụng ma túy nhưng chưa bị nghiện nhưng vì sự buông lỏng của gia đình, họ càng lấn sâu hơn vào ma túy và nghiện nặng hơn.
+ Khi phát hiện có người nghiện ma túy, việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu, gần gũi, quan tâm, giúp đỡ hoặc tìm đến các chuyên gia tư vấn để giúp người nhà mình nhận ra rằng ma túy rất nguy hiểm và khuyên can con trẻ đi cai nghiện. Cần tuyệt đối tránh thái độ khinh miệt, lên án.
- GV cho hs xem video: Sự kì thị ngăn người nghiện được hoàn lương
https://www.youtube.com/watch?v=noWLXD8-WSI
GV chốt: thái độ của những người xung quanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hành xử của những người nghiện ma túy. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử, chán ghét, xa lánh hoàn toàn không giúp người nghiện từ bỏ được ma túy mà chỉ càng đẩy những người đó về phía tội phạm. Đối với người đã cai nghiện, sự kỳ thị sẽ khiến họ cảm thấy chán nản, buông xuôi và tái nghiện nhanh chóng.
HS có cái nhìn nhận đúng về người nghiện ma túy.
HS hiểu được lí do, nguyên nhân vì sao không nên kì thị người nghiện chất
HĐ3: Biểu hiện của sự kì thị và hậu quả đối với người nghiện chất
- Thời gian: 30 phút
- Phương pháp và KTDH: Làm việc nhóm, thuyết trình, hỏi đáp.
- Chuẩn bị: Giấy A0,
Video
- GV chia lớp thành 6 nhóm.
- Các nhóm bốc thăm, lựa chọn những biểu hiện của sự kì thị và hậu quả ở các đối tượng sau. : 
+ Người nghiện tự kì thị chính mình
+ Gia đình
+ Cộng đồng
+ Luật lệ xã hội
+ Cơ sở y tế, nhà trường
+ Cộng đồng
- GV nhận xét và tổng kết dựa trên 6 ý sau:
Biểu hiện sự kỳ thị bản thân: Người nghiện luôn có tâm lý lo sợ, bất an, tội lỗi, họ cảm thấy mọi người không tin tưởng mình, nên thường tìm mọi cách che dấu hành vi sử dụng ma túy của mình và không dám nói với người khác.
Hậu quả: Khi thiếu thuốc họ sẽ bất chấp tất cả để có tiền mua thuốc dù là cầm cố, bán tài sản của bản thân, hay nói dối để xin tiền từ gia đình. Nếu có những hành vi phạm pháp, họ càng sống thu mình lại.
Biểu hiện sự kỳ thị của gia đình: Nhiều gia đình khi phát hiện con cái/vợ chồng hay người thân của mình sử dụng ma túy thường có thái độ chửi bới, mắng nhiếc hoặc thất vọng đối với người nghiện. Nhất là khi trong nhà có tài sản bị mất hoặc bị cầm cố, đầu tiên họ sẽ nghĩ đến người nghiện đã lấy đi và hắt hủi, ghẻ lạnh, không chấp nhận, ruồng bỏ, đuổi họ ra khỏi nhà.
Hậu quả: Tình trạng này có thể sẽ dẫn tới tình trạng khủng hoảng về kinh tế, thiếu thốn vật chất, gia đình tan nát, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng sứt mẻ, hạnh phúc gia đình đổ vỡ, nhiều đứa trẻ bị đẩy vào con đường lang thang.
Biểu hiện sự kỳ thị của cộng đồng: Đa số người nghiện thường suy sụp sức khoẻ, giảm hoặc mất khả năng lao động, do đó nhiều người có thể bị mất việc làm.
Hậu quả: Khi không có tiền, không có việc làm sẽ khiến người nghiện túng thiếu và rất dễ có những hành vi phạm pháp như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo để có tiền mua ma túy và phải chịu cảnh tù tội.
Đặc biệt những người nghiện bị nhiễm HIV không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân và người thân trong gia đình mà còn có khả năng lây sang người khác, làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội như gia đình bị hàng xóm chê trách, láng giềng bàn tán, lên án, cô lập, xa lánh.
Biểu hiện sự kỳ thị do quy định luật lệ xã hội: Người nghiện ma túy và gia đình của họ hay được chính quyền, đoàn thể ở địa phương mời họp để giáo dục, răn đe, gia đình họ không được công nhận là “Gia đình văn hóa”.
Hậu quả: Vì bị xem là người hư hỏng, là người “vất đi”, là người không có ích cho xã hội, là đối tượng cần phải được quản lý, là đối tượng không chấp hành các quy định, quy ước của địa phương, khiến người nghiện bị cô lập, không thích về nhà.
Biểu hiện sự kỳ thị nơi làm việc: Do người nghiện hay xao nhãng, bỏ bê, không tập trung vào công việc, nếu đồng nghiệp phát hiện được thì hay bị bàn tán, gây xôn xao dư luận. Hơn nữa sức khỏe bị giảm sút dẫn đến người sử dụng lao động có thể tìm cớ để gây khó khăn trong công việc hay đuổi việc đối với người nghiện ma túy.
Hậu quả: Khi mất việc, người nghiện sẽ bị khủng hoảng về kinh tế và có thể sẽ có những hành vi vi phạm pháp luật để kiếm tiền trái phép.
Biểu hiện kỳ thị trong cơ sở y tế, trong học đường: Một số nhân viên y tế thường cho rằng người nghiện ma túy là thành phần bất cần, bất trị và nguy hiểm, dễ có nguy cơ nhiễm HIV. Nếu biết người nghiện có nhiễm HIV thì họ thường có thái độ lạnh nhạt, gay gắt, hạn chế tiếp xúc, ít quan tâm, thậm chí là tránh né, đùn đẩy.
Tại trường học, có nhiều nơi không nhận học sinh hoặc tìm cớ để đuổi học khi biết người đó nhiễm HIV hoặc nghiện ma túy.
Hậu quả: Nếu các nhân viên y tế kỳ thị với người bệnh thì không bao giờ người nghiện có thể cai nghiện được bởi thái độ này của nhân viên y tế sẽ khiến người nghiện bị tổn thương về tinh thần. Sự thật là chưa từng có người nghiện nào có thể an tâm điều trị ở giai đoạn cắt cơn, giải độc, phục hồi sức khỏe thế nào nếu như các thầy thuốc tỏ ra lạnh nhạt, coi thường, thờ ơ với nỗi đau do hội chứng cai, sự hoành hành của các bệnh cơ hội, không động viên, quan tâm chăm sóc, lời nói thì hách dịch, đặc sệt mệnh lệnh hành chính, ban phát Ngược lại, sự yêu thương, tôn trọng, sẻ chia của người thầy thuốc chính là tạo động lực giúp họ vượt qua giai đoạn cai nghiện ban đầu.
- GV tổng kết: Cai nghiện ma túy là một hành trình rất vất vả, rất dằn vặt và nhiều đau đớn. Vì vậy người cai nghiện rất cần sự hỗ trợ, chia sẻ từ nhiều phía: gia đình, cơ sở điều trị, cộng đồng, các ban ngành đoàn thể tại địa phương và ngay cả hệ thống pháp luật để giúp họ cai nghiện thành công và sớm hòa nhập cộng đồng
HS liệt kê được những hành động thể hiện sự kì thị và hậu quả đối với người nghiện chất
HĐ4: Dự án cá nhân “Cảm thông với người nghiện chất”
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp và KTDH: Động não, thuyết trình
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Chuẩn bị: Giấy A0, bút; 
- GV giới thiệu dự án cá nhân:
Trong gia đình/ cộng đồng dân cư em ở có ai bị nghiện chất?
Lên kế hoạch hành động để tuyên truyền với mọi người về việc tránh sự kì thị, xa lánh đối với họ. Bản thân em sẽ thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với họ trong thời gian tới như thế nào?
HS lên ý tưởng vào giấy A0, chuẩn bị cho kế hoạch tuyên truyền vào tuần sau.
Hs cảm thông và có cái nhìn bao dung hơn với người nghiện chất
HS biết cách triển khai một dự án cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các em đã được tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của sự kì thị đối với người nghiện chất. Thầy/ cô hy vọng các em sẽ có cái nhìn cảm thông và chia sẻ hơn với họ. 
 5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là tuyên truyền về những khó khăn của người nghiện chất.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 ThS. Trần Thị Thảo

File đính kèm:

  • docKNS lop 9 2020 Tuan 16_12761443.doc