Giáo án Kỹ năng sống Khối 8 - Tuần 9: Kỹ năng phòng tránh bạo lực gia đình

- GV tổ chức trò chơi: - Trò chơi: Ô chữ bí ẩn

(Trước khi dạy bài này không nói cho học sinh bài học tiếp theo là gì)

Luật chơi: GV có 1 dãy ô chữ bí ẩn. Mỗi đội đoán có 2 lượt đoán, mỗi lượt chọn 1 chữ cái. Nếu có chữ cái đó trong dãy ô chữ thì đội đó ghi được 100 điểm. (Nếu 1 chữ có nhiều lần trong ô chữ số thì nhân điểm lên số lần).

Đội nào tìm ra từ khóa chính xác sẽ ghi được 500 điểm. (Trả lời bất kì lúc nào muốn trả lời từ khóa). Đội nào trả lời sai từ khóa sẽ dừng cuộc chơi.

Câu hỏi: Có 13 ô chữ, nội dung đây là hành vi dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Đáp án: BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Nhắc lại kiến thức đã học

- Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007)

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý. Mục đích của bạo lực gia đình là để thiết lập và áp dụng quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác. Bạo lực được sử dụng để đe dọa, xúc phạm hoặc làm nạn nhân khiếp sợ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 8 - Tuần 9: Kỹ năng phòng tránh bạo lực gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
 + HS phân biệt được 4 hình thức bạo lực gia đình.
 + HS Trình bày được hậu quả của BLGĐ.
 + HS hiểu về quy định pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
- Về kỹ năng:
HS có kỹ năng tuyên truyền phòng tránh bạo lực gia đình.
- Về thái độ
 + Học sinh ý thức được hậu quả của bạo lực gia đình, phòng tránh bạo lực gia đình.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 Giấy A4, giấy A0, bảng, bút...
Giáo án.
 Bảng, phấn.
- Slide, video
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. ...............................
Câu 2. ...............................
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: ô chữ bí mật.
- GV tổ chức trò chơi: -	Trò chơi: Ô chữ bí ẩn
(Trước khi dạy bài này không nói cho học sinh bài học tiếp theo là gì)
Luật chơi: GV có 1 dãy ô chữ bí ẩn. Mỗi đội đoán có 2 lượt đoán, mỗi lượt chọn 1 chữ cái. Nếu có chữ cái đó trong dãy ô chữ thì đội đó ghi được 100 điểm. (Nếu 1 chữ có nhiều lần trong ô chữ số thì nhân điểm lên số lần).
Đội nào tìm ra từ khóa chính xác sẽ ghi được 500 điểm. (Trả lời bất kì lúc nào muốn trả lời từ khóa). Đội nào trả lời sai từ khóa sẽ dừng cuộc chơi.
Câu hỏi: Có 13 ô chữ, nội dung đây là hành vi dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Đáp án: BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Nhắc lại kiến thức đã học
- Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007)
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý. Mục đích của bạo lực gia đình là để thiết lập và áp dụng quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác. Bạo lực được sử dụng để đe dọa, xúc phạm hoặc làm nạn nhân khiếp sợ. 
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
HĐ2: Hình thức bạo lực gia đình
- Thời gian: 25 phút
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Phiếu phân loại các hình thức bạo lực gia đình. 
- BLGĐ thường là một tập hợp những ép buộc và kiểm soát của một người với một người khác. Nó không chỉ là một hành động tấn công về thể chất và thậm chí có thể không liên quan đến thể chất. Nó bao gồm việc sử dụng lặp đi lặp lại một số phương thức như dọa nạt, đe dọa, cướp đoạt về kinh tế, cô lập, bạo lực về tâm lý, bạo lực về tình dục. Một số hành vi lạm dụng của thủ phạm làm tổn thương đến nạn nhân về cả thể chất lẫn tinh thần. Thủ phạm cũng sử dụng những phương thức khác bao gồm cả hành vi bạo về tinh thần. Các hành vi này có thể không gây ra thương tích về thể chất nhưng lại gây ra tổn thương về tâm lý cho nạn nhân.
* Bốn dạng bạo lực gia đình:
- Bạo lực thể chất: Bao gồm những hành vi như đánh đập, ngược đãi, tra tấn hoặc các hành động cố ý khác làm nạn nhân bị thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị thiệt mạng. (đấm, đẩy, cắn, véo, bóp cổ...)
- Bạo lực tâm lý/ tinh thần: Bao gồm những hành vi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của phụ nữ - những hành vi như lăng mạ, chửi bới, đe dọa hoặc các hành vi xúc phạm khác, kiểm soát và ngăn cấm người phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội hoặc kinh tế. (chửi thề, chửi bới, làm tổn thương lòng tự trọng, đổ lỗi, chỉ trích suy nghĩ và tình cảm, đe dọa; ném, đập phá, giấu đồ đạc, đấm vào tường)
- Bạo lực tình dục: Bao gồm những hành động như cưỡng ép quan hệ tình dục. Bất kỳ hành động hoặc hành vi nào trong tình dục mà không được sự chấp nhận của người kia.
- Bạo lực kinh tế: Các hành động như cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính. (không cho người kia đi làm, kiểm soát chặt chẽ thu nhập của gia đình, hạn chế tiếp cận với thu nhập của gia đình..).
à Gia đình không hạnh phúc; sức khỏe giảm sút; mối quan hệ giữa các thành viên bị đổ vỡ; trẻ em bị ảnh hưởng nhân cách; kinh tế gia đình giảm sút; xã hội mất ổn định
Thông thường, khi một nạn nhân bị bạo lực thì cùng một lúc sẽ bị nhiều hình thức bạo lực. VD: Bị đánh là bạo lực thể chất, nhưng kèm theo đó là sự lo lắng, sợ hãi (bạo lực tinh thần...)
Làm việc nhóm: Phân loại các hình thức bạo lực gia đình. 
GV phát cho mỗi đội một phiếu thảo luận, thời gian 5 phút, HS phân loại các hình thức bạo lực gia đình. (Phiếu có phần phụ lục)
- HS học sinh nhận biết được các hình thức bạo lực.
HĐ3: Hậu quả của bạo lực gia đình
- Thời gian: 30 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: clip
Xem clip: Nhật kí của mẹ
https://www.youtube.com/watch?v=7DBgq3gTSf8
- GV đặt câu hỏi: Chuyện đã xảy ra với gia đình bạn trong clip?
àGV Chốt: Bố rượu chè bạo hành mẹ, vì bảo vệ mẹ nên vô tình ông bố đã giết chết con mình. Người mẹ đau khổ, điên dại và luôn mong ngóng đứa con của mình. Trong giấc mơ con đã về bên mẹ, người mẹ vẫn bị bạo hành dù điên dại, hết giấc mơ đứa con khuyên nhủ mẹ “Mẹ hãy mạnh mẹ lên, con sẽ theo dõi, luôn bên mẹ và phù hộ cho mẹ”. Một vợ kịch cảm động và đau lòng. Vậy hậu quả của bạo lực gia đình là gì?
Thảo luận nhóm: Hậu quả của bạo lực gia đình là gì?(Gợi ý: hậu quả với nạn nhân, đối với người gây bạo lực, với gia đình và cộng đồng). 
- Các đội có 10 phút thảo luận và đưa ra câu trả lời. HS đưa ra câu trả lời kèm theo ví dụ minh họa để thấy hậu quả của bạo lực gia đình.
àGV chốt: 
BLGĐ có thể ảnh hưởng vô cùng to lớn đến nạn nhân, gia đình và xã hội. Các nạn nhân có thể bị tổn hại về thể chất, tinh thần và tài chính. Bạo lực còn đe dọa sự bền vững của gia đình và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trog gia đình, kể cả những trẻ em phải chứng kiến bạo lực và lớn lên trong một môi trường xung đột, không hạnh phúc. BLGĐ ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn, sức khỏe và trật tự xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế bởi chi phí y tế, nghỉ ốm và giảm năng suất lao động của nạn nhân.
Hậu quả đối với nạn nhân:
+Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và cuộc sống bình thường của nạn nhân.
+ Bạo lực càng tiếp diễn lâu ngày thì càng có nguy cơ xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
+Bạo lực có thể dẫn đến tử vong.
+Nạn nhân có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra chứng cứ hoặc tố giác người gây bạo lực vì tính phúc tạp của BLGĐ.
Hậu quả đối với gia đình:
+ Gánh nặng tài chính cho gia đình
+ Tổn hại đến mối quan hệ gia đình
+ Làm giảm khả năng lao động của người phụ nữ.
+ Ảnh hưởng đến trẻ em khi phải chứng kiến bạo lực gia đình.
+ Làm giảm chất lượng sống của phụ nữ và trẻ em.
Hậu quả đối với cộng đồng:
+ Làm giảm đóng góp của nạn nhân cho xã hội
+ Tăng áp lực lên hệ thống y tế.
+ Tạo bất ổn trong xã hội.
Hậu quả đối với người gây bạo lực:
+ Phạt hành chính hoặc xử lý hình sự
+ Mất uy tín với cộng đồng
+ Bạo lực có thể dẫn đến cái chết của người chồng.
- HS quan sát, lắng nghe biết được hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình.
- HS làm việc nhóm để liên hệ thực tế về hậu quả của bạo lực gia đình.
 HĐ3: Góc Tư vấn pháp luật
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Luật chơi, mật thư 3 vòng khác
Xem clip: Tư vấn pháp luật
https://www.youtube.com/watch?v=Ob1UEuTIGQI
Để góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình, cần phải tuyên truyền sâu rộng về luật pháp, xây dựng mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương, làm cho mỗi gia đình hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững.
-Vậy chúng ta sẽ ứng phó như thế nào nếu như rơi vào hoàn cảnh bạo lực gia đình hoặc chứng kiến cảnh bạo lực gia đình? Bài tiếp theo chúng ta sẽ được cung cấp Kỹ năng ứng phó bạo lực gia đình.
- HS hiểu về pháp luật quy định đối với hành vi bạo hành gia đình.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các con đã được học về Kỹ năng phòng tránh bạo lực gia đình. Thầy/cô hy vọng các em hiểu những hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình. Có ý thức tuyên truyền mọi người phòng tránh bạo lực gia đình, không để xảy ra những hậu quả đáng tiếc, phá vỡ hạnh phúc gia đình.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là.......................
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Phạm Thị Phương
PHIẾU PHÂN LOẠI HÌNH THỨC BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TỔ:
Hãy điền dấu (X) vào hành vi tương ứng với hình thức bạo lực gia đình.
STT
Hành vi bạo lực gia đình
Bạo lực thể chất
Bạo lực tâm lý/ tinh thần
Bạo lực tình dục
Bạo lực kinh tế
1
Chồng say rượu đánh vợ vì vợ nói đừng uống nữa, đánh con vì sai con đi mua rượu nhưng con không đi.
2
Con đi làm kiếm tiền phải nộp cho bố để bố mua rượu và đánh bài
3
Vì học lực kém nên mẹ suốt ngày mắng chửi con, so sánh con với bạn bè, đốt sách vở, chửi “mày ngu như bò”, “ăn cơm gì cho phí cơm”, “bắt nhịn cơm”.
4
Chồng yêu cầu vợ đi ra ngoài đường không được mặc váy, không son phấn, không được giao lưu nói chuyện với nhiều người, ở nhà chủ yếu lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa.
5
Chồng lúc nào cũng đòi vợ sẵn sàng phục vụ nhu cầu tình dục, mặc dù vợ có mệt, có ốm, có từ chối cũng không được. Nếu từ chối sẽ bị mắng chửi và đánh đập.
6
Vì ghen tị với em được bố mẹ cưng chiều hơn, anh thường bắt em làm nhiều việc, sai vặt, và đánh em nếu em không làm, nếu mách bố mẹ, thì hôm sau anh càng đánh nhiều hơn.
7
Chồng là người quản lý tiền bạc trong gia đình, tất cả tiền chồng đều giữ, muốn mua bán, hay là cần chi tiêu gì vợ phải xin chồng, nếu chồng đồng ý thì chồng đưa tiền, nếu không đồng ý thì không được chi tiêu.
8
Sau khi vợ sinh con xong, cơ thể béo, nhiều vết rạn nứt, ngoại hình xấu, hay mệt mỏi, chồng chê bai vợ xấu, và hắt hủi vợ.
9
Vì có xích mích với anh vợ, tức giận nên chồng về nhà đánh vợ, chửi bởi họ hàng anh em bên vợ là những người không ra gì, cấm không được về nhà ngoài.
10
Bố mẹ đã già, bị lẫn, ăn uống khó khăn, hay làm rơi vỡ đồ do tay chân run rẩy, con trai và con dể khó chịu mắng chửi bố mẹ.
11
Bố mẹ ngăn cấm con chơi với bạn bè, bắt con ngoài việc đi học ở trường về nhà ăn cơm, dọn dẹp rồi học bài đến 12 giờ đêm, cấm việc đi chơi tụ tập bạn bè, không xem tivi không được tham gia hoạt động xã hội nào khác.
12
Vợ bắt gặp chồng đi ngoại tình, chồng đánh vợ và chửi vợ, và cho rằng mình không sai.

File đính kèm:

  • docKNS lop 8 2020 T9_12746835.doc