Giáo án Kỹ năng sống Khối 8 - Tuần 14: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- GV tổ chức trò chơi: Bóng bùng nổ
Luật chơi: Có 3 lượt chơi, Mỗi đội cử ra 1 bạn lên tham gia, mỗi lượt các bạn sẽ nhận được 1 quả bóng, sau đó cùng nhau thổi, bạn nào thổi bóng nổ nhanh nhất sẽ ghi 100 điểm và những đội còn lại nổ lần lượt sẽ ghi điểm là 60 điểm - 40 điểm – 20 điểm.
Các bạn tham gia nêu cảm nhận của mình bằng câu hỏi: Lúc thổi bóng em có cảm xúc thế nào? Khi nhìn thấy bạn đã thổi nổ bóng rồi cảm xúc của em thế nào? Khi bóng nổ em thấy có bị rát miệng không? Bóng nổ rồi em thấy cảm xúc thế nào?
- GV: Như vậy là các bạn tham gia cũng có nhiều cảm xúc, ban đầu hào hứng vui vẻ tham gia, khi bạn khác thổi nổ bóng rồi cảm thấy lo lắng và cố thổi thật mạnh, khi bóng vỡ sẽ rát miệng, nhưng vỡ rồi thì cảm thấy vui vẻ vì đã làm xong việc của mình.
Cảm xúc của chúng ta cũng như vậy, khi bùng nổ không kiểm soát như quả bóng sẽ làm ta tổn thương, làm mọi người lo sợ, và kết quả phá vỡ mối quan hệ như quả bóng vỡ tung. Nhưng kiềm chế cảm xúc rồi một lúc nó cũng bùng nổ và hậu quả khôn lường. Ví dụ như: Khi bố mẹ mắng mình bắt đầu chúng ta nghĩ thổi phồng cảm xúc rằng bố mẹ không hiểu mình, bố mẹ không thương mình, muốn bỏ nhà đi. Vì một câu nói mà chúng ta thổi phồng lên.
Hay chỉ nghe một câu nói là bạn kia nói xấu mình, thế là bản thân ngồi nghĩ là bạn kia sẽ nói thế này thế kia,và nghĩ sẽ gặp mắng chửi hay đánh bạn
Chính vì thể hãy giải tỏa cảm xúc một cách an toàn. Như việc chúng ta xả hơi từ quả bóng như thế này chứ không dồn nén khí để bóng nổ tung (GV thổi bóng sau đó xả hơi quả bóng từ từ không bịt cuống bóng).
Hôm nay, chúng ta sẽ học bài Kỹ năng Kiểm soát cảm xúc.
KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC (1) I. Mục tiêu bài giảng. Học xong bài này, học sinh có khả năng: - Về kiến thức: + Học sinh hiểu hơn về những cảm xúc của con người. + Biết ý nghĩa quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc, và tìm được những cách giải tỏa cảm xúc phù hợp. - Về kỹ năng: + Học sinh biết cách ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc. + Biết cách phát triển những cảm xúc tích cực, ứng xử phù hợp trong mọi tình huống. - Về thái độ + Học sinh biết cách kiên nhẫn và lắng nghe để giải quyết vấn đề. + Luôn có thái độ tích cực và lạc quan trong cuộc sống II. Tài liệu và phương tiện dạy học. Giấy A4, giấy A0, bảng, bút... Giáo án. Bảng, phấn. Slide, video Máy chiếu/máy tính Bóng bay ..... III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: (2 phút) - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Câu 1. ............................... Câu 2. ............................... 3. Nội dung bài học mới: Nội dung hoạt động Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt HĐ1: Định hướng bài mới - Thời gian: 10 phút - Hình thức: Tổ chức trò chơi - Phương pháp: Làm việc nhóm. - Chuẩn bị: Luật chơi, bóng bay. - GV tổ chức trò chơi: Bóng bùng nổ Luật chơi: Có 3 lượt chơi, Mỗi đội cử ra 1 bạn lên tham gia, mỗi lượt các bạn sẽ nhận được 1 quả bóng, sau đó cùng nhau thổi, bạn nào thổi bóng nổ nhanh nhất sẽ ghi 100 điểm và những đội còn lại nổ lần lượt sẽ ghi điểm là 60 điểm - 40 điểm – 20 điểm. àCác bạn tham gia nêu cảm nhận của mình bằng câu hỏi: Lúc thổi bóng em có cảm xúc thế nào? Khi nhìn thấy bạn đã thổi nổ bóng rồi cảm xúc của em thế nào? Khi bóng nổ em thấy có bị rát miệng không? Bóng nổ rồi em thấy cảm xúc thế nào? - GV: Như vậy là các bạn tham gia cũng có nhiều cảm xúc, ban đầu hào hứng vui vẻ tham gia, khi bạn khác thổi nổ bóng rồi cảm thấy lo lắng và cố thổi thật mạnh, khi bóng vỡ sẽ rát miệng, nhưng vỡ rồi thì cảm thấy vui vẻ vì đã làm xong việc của mình. àCảm xúc của chúng ta cũng như vậy, khi bùng nổ không kiểm soát như quả bóng sẽ làm ta tổn thương, làm mọi người lo sợ, và kết quả phá vỡ mối quan hệ như quả bóng vỡ tung. Nhưng kiềm chế cảm xúc rồi một lúc nó cũng bùng nổ và hậu quả khôn lường. Ví dụ như: Khi bố mẹ mắng mình bắt đầu chúng ta nghĩ thổi phồng cảm xúc rằng bố mẹ không hiểu mình, bố mẹ không thương mình, muốn bỏ nhà đi. Vì một câu nói mà chúng ta thổi phồng lên. Hay chỉ nghe một câu nói là bạn kia nói xấu mình, thế là bản thân ngồi nghĩ là bạn kia sẽ nói thế này thế kia,và nghĩ sẽ gặp mắng chửi hay đánh bạn Chính vì thể hãy giải tỏa cảm xúc một cách an toàn. Như việc chúng ta xả hơi từ quả bóng như thế này chứ không dồn nén khí để bóng nổ tung (GV thổi bóng sau đó xả hơi quả bóng từ từ không bịt cuống bóng). Hôm nay, chúng ta sẽ học bài Kỹ năng Kiểm soát cảm xúc. - HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học. - HS rút được nội dung bài học qua trò chơi. HĐ2: Kiểm soát cảm xúc - Thời gian: 20 phút - Hình thức: Hỏi – đáp. - Phương pháp: Làm việc nhóm. - Chuẩn bị: clip, câu hỏi tình huống cho các đội. - Cảm xúc của chúng ta có hai loại cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. + Cảm xúc tích cực là: Vui, hạnh phúc, sung sướng, yêu thương, + Cảm xúc tiêu cực: Tức giận, buồn bã, sợ hãi, lo lắng, Nhưng đôi khi rơi vào một hoàn cảnh nào đó chúng ta không kiểm soát cảm xúc của bản thân như cười quá to, khóc lớn trước bao nhiêu người, bực bội la hét,Đó là sự không kiểm soát cảm xúc. - Xem clip: Con Chim Ưng https://www.youtube.com/watch?v=4pyPpWceXso GV đặt câu hỏi: Ý nghĩa của câu chuyện Con Chim Ưng là gì? -> Chim Ưng tốt với nhà Vua, nhưng vì nóng giận không biết lòng tốt của Chim Ưng nên nhà Vua đã giết chết Con Chim Ưng Khi biết sự thật nhà Vua đau lòng và luôn nhắc nhở mình không nên làm gì trong cơn tức giận. Thảo luận nhóm: 4 đội thảo luận trả lời 2 câu hỏi, Đội 1 và Đội 2 trả lời câu hỏi Không kiểm soát cảm xúc sẽ dẫn đến điều gì? Đội 3 và Đội 4 trả lời câu hỏi Kiểm soát cảm xúc sẽ giúp chúng ta có được những điều gì? Các đội có thời gian 5 phút để thảo luận, các nhiều ý kiến càng tốt, sau đó một bạn đại diện đọc lên những ý kiến mà nhóm đã nêu ra. Đội làm việc tích cực và đưa ra được nhiều ý kiến chính xác sẽ ghi 200 điểm, hai đội còn lại ghi 100 điểm. àGV đưa ra kết luận sau khi đội 1 và đội 2 trình bày Không kiểm soát được cảm xúc sẽ dẫn đến điều gì? - Trở nên một người hành động thiếu suy nghĩ. - Ứng xử không phù hợp. - Làm việc theo cảm xúc nhất thời không hiệu quả. - Làm tổn thương người khác và chính mình, dạn nứt những mối quan hệ. (Giáo viên kể những câu chuyện trong thực tế để minh họa cho nội dung). àGV Đưa ra kết luận sau khi đội số 3 và đội số 4 trình bày ý kiến của mình. Kiểm soát cảm xúc sẽ giúp chúng ta có được những điều gì? - Kiểm soát cảm xúc góp phần giảm căng thẳng, biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực trong mọi tình huống. - Giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả - Giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây dựng - Giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn - Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe - Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ trong quá trình giao tiếp, nhất là trong các buổi đàm phán, thương lượng. Khi bạn để cảm xúc tiêu cực kiểm soát mình, lí trí của bạn bị che mờ, làm giảm khả năng ứng xử khôn ngoan trong giao tiếp dẫn đến có những lời nói, hành động không hợp lí. - HS tập trung lắng nghe, quan sát, thảo luận nhóm để trả lời những câu hỏi. HĐ3: Kiểm soát cảm xúc - Thời gian: 20 phút - Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, hỏi đáp. - Hình thức tổ chức: Theo nhóm - Chuẩn bị: + Tình huống cho mỗi đội - GV Đặt câu hỏi: Em đã từng làm gì trong cơn nóng giận rồi bây giờ nuối tiếc chưa?Nếu được làm lại con sẽ hành động như thế nào để không nuối tiếc? - Chúng ta sẽ học cách để kiểm soát cảm xúc và giúp bản thân luôn có suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. Kiểm soát cảm xúc như thế nào? Bước 1: Nhận biết cảm xúc của bản thân và các dấu hiệu về ngôn ngữ, cơ thể. (Nhận biết rõ cảm xúc thực sự của mình là gì -tức giận, buồn bã, vui – hạnh phúc, sợ hãi, lo lắng để hiểu rằng mình có để cảm xúc càng thổi phồng lên, có nên hành động gì trong lúc này hay tìm cách kiểm soát cảm xúc lại trước khi giải quyết vấn đề,) Bước 2: Hạ nhiệt những cảm xúc tiêu cực (hít thở thật sâu để bình tĩnh, thay đổi môi trường, thư giãn, tâm sự với người mà bạn tin tưởng, đi chơi, ăn những món ăn mình thích, nghe nhạc, xem phim, có thể đấm vào gối, hay vẽ hoặc viết ra những điều mình không thích để xé nát ...) Bước 3: Tìm hiểu nguồn gốc của cảm xúc, thay thế bằng suy nghĩ tích cực. Trong bất kì một hoàn cảnh nào cũng có thể cho ta hướng suy nghĩ tích cực. (Ví dụ em buồn vì em được điểm kém, bạn được điểm cao, hãy suy nghĩ tích cực trong lớp còn có bạn được điểm thấp hơn mà, may mà mình vẫn làm được bài nếu không là không có điểm, cố gắng hơn thì sẽ được điểm cao, phải chăm chỉ lên...). Hoạt động nhóm: Đội 1 và đội 2 hãy đưa ra suy nghĩ tích cực trong tình huống Bạn bị bố mẹ mắng vì nghỉ học đi chơi với bạn bè. Đội 3 và đội 4 hãy đưa ra suy nghĩ tích cực trong tình huống Bạn bị ngã xe và bị người khác giật cặp xách. -->Trong tình huống trên nhiều bạn sẽ khó chịu, buồn, và có những hành động không hay, nhưng các em đã biến tình huống trở nên nhẹ nhàng hơn và có suy nghĩ tích cực sẽ dẫn đến hành động phù hợp và tích cực. Bước 4: Luyện tập thường xuyên suy nghĩ tích cực, cảm xúc tích cực, hành động mới. - Học sinh chia sẻ câu chuyện. - HS lắng nghe và thảo luận nhóm. HĐ4: Diễn kịch đóng vai kiểm soát cảm xúc - Thời gian: 30 phút - Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, đóng tình huống. - Hình thức tổ chức: Theo nhóm - Chuẩn bị: + Nội dung trích đoạn câu chuyện. Diễn tiểu phẩm: Tấm Cám chuyện chưa kể. Nghe trích đoạn câu chuyện, viết đoạn kết và diễn lại tiểu phẩm. Đội nào có tiểu phẩm diễn xuất sắc và đặc biệt thể hiện nhân vật Dì Ghẻ đã kiểm soát được cảm xúc của mình để Tấm không chết và có cái kết có hậu cho câu chuyện. Trích đoạn: “Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giầy. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm một tí cầu may. Nhưng chẳng có một chân nào đi vừa cả. Mẹ con Cám cũng trong số đó. Khi Cám và dì ghẻ bước ra khỏi lầu thì gặp Tấm, Cám mách mẹ: - Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử hài đấy! Mụ dì ghẻ bĩu môi: - Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre! Nhưng khi Tấm đặt chân vào hài thì vừa như in. Nàng mở khăn lấy luôn chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc hài giống nhau như đúc. Mẹ con nhà Cám tức giận, ghen tị với Tấm. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn tỳ nữ rước nàng vào cung. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám. Tuy sống sung sướng trong hoàng cung. Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Nàng xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Mẹ con Cám thấy Tấm sung sướng thì ghen ghét để bụng. Nay thấy Tấm về, lòng ghen ghét lại bùng bốc lên. Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm: - Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo lên xé lấy một buồng cau để cúng bố. Tấm vâng lời trèo lên cây cau, lúc lên đến sát buồng thì ở dưới này mụ dì ghẻ cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi : - Dì làm gì dưới gốc thế ? - Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con. Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây cau đã đổ. Nhìn thấy tấm ngã. Hãy kể tiếp câu chuyện để có một cái kết tốt đẹp hơn giữa 3 mẹ con Tấm Cám. - HS làm việc nhóm tích cực, phân vai, đóng vai diễn đạt tính cách của nhân vật, và đặc biệt làm thay đổi cách ứng xử của mụ Dì Ghẻ để câu chuyện có cái kết đẹp hơn. 4. Tổng kết buổi học (3 phút) - Giáo viên giải đáp thắc của học sinh. - Tổng kết: Tiết này các con đã được học về Kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Thầy/cô hy vọng các em hiểu hơn về cảm xúc của mình và mọi người xung quanh. Các em cố gắng áp dụng các bước Kiểm soát cảm xúc đã học để có thể làm chủ được cảm xúc của mình và ứng xử phù hợp trong mọi tình huống. 5. Bài tập về nhà (2 phút) - Hãy xin lỗi ai đó khi em đã từng nóng giận làm họ buồn. (Bố mẹ, anh chị, bạn bè,) - Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học. - Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là....................... RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. GIÁO VIÊN ThS. Phạm Thị Phương .
File đính kèm:
- KNS lop 8 2020 T14_12748226.doc