Giáo án Kỹ năng sống Khối 8 - Tuần 13: Kỹ năng xác định mục tiêu

- GV đặt câu hỏi: Vì sao chúng ta phải xác định mục tiêu?

(Gợi mở thêm sau khi đặt câu hỏi, để học sinh tư duy: Ví dụ như đi học, thì đi học thôi kệ điểm mấy cũng được, học sinh trung bình hay khá cũng được, được lên lớp hay không cũng được, hay sau này làm nghề gì cũng được, , hay đơn giản là có 20 nghìn đi vào siêu thi mua đồ, vào lượn lờ mãi không biết mua gì, mua kem đứng ăn rồi mua gì thì mua sau, xong cuối cùng nhớ cần mua bút vì bút hết mực thì đã tiêu hết 50 nghìn.

Thảo luận nhóm: Các đội thảo luận và đưa những ý kiến cho câu trả lời cho câu hỏi Vì sao chúng ta phải xác định mục tiêu?

GV kết luận: Chúng ta cần xác định mục tiêu vì

- Quá nhiều việ có khi bạn không biết bắt đầu từ đâu: Làm cái gì trước, cái gì sau, có cần phải làm cái này không,

- Kiểm soát cuộc sống của bạn: Chúng ta sẽ biết mình cần làm gì, không nên làm gì, theo dự tính kế hoạch để thực hiện, không phải thích cái gì thì làm, không thích thì không làm, làm việc theo cảm hứng.

- Tập trung vào những việc quan trọng: Chúng ta sẽ đạt mục tiêu quan trọng lên trên để tránh dành thời gian, công sức lãng phí vào những việc khác, cố gắng nỗ lực để hoàn thiện công việc.

- Mọi người có thể theo bạn: Khi bản thân bạn đã xác lập mục tiêu rõ ràng, thì những ý kiến của mọi người, hay những quyết định liên quan đến mục tiêu của bạn, mọi người sẽ ủng hộ và theo sự lựa chọn của bạn.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 8 - Tuần 13: Kỹ năng xác định mục tiêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ HS hiểu được khái niệm của kỹ năng xác định mục tiêu và lập kế hoạch cá nhân.
+ HS hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch cá nhân thực hiện mục tiêu trong cuộc sống.
- Về kỹ năng:
+ HS biết cách xác định mục tiêu trong cuộc sống cá nhân theo công cụ SMART.
+ HS Có khả năng thực hành lập mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu cho bản thân.
- Về thái độ
 + HS tích cực nỗ lực cố gắng để hoàn thành mục tiêu cá nhân.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút...
Phiếu ghi mật thư
Một số tình huống mẫu dành cho thảo luận nhóm.
Giáo án.
Bảng, phấn.
Slide, video
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. ...............................
Câu 2. ...............................
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Luật chơi, mật thư 3 vòng khác nhau.
- GV tổ chức trò chơi: -	Trò chơi: Mình đi đến đâu?
Luật chơi: Cả lớp đứng lên và di chuyển xung quanh lớp, không nói chuyện, không trêu đùa, không đụng xô đẩy nhau, đội nào có bạn đứng một chỗ hoặc không di chuyển xung quanh lớp sẽ bị trừ 50 điểm. Khi chơi gần hết giờ mới GV mới nói: Và bây giờ 300 điểm sẽ dành cho đội nào tất cả các thành viên về đúng vị trí của mình sớm nhất (Đội về 2,3,4 đạt số điểm 200 điểm, 100 điểm, 50 điểm).
àGV nhận xét: Ban đầu cô/ thầy nói cả lớp bắt đầu chơi trò chơi vô cùng hấp dẫn với điểm số rất cao, các bác rất hào hứng đứng dạy và di chuyển, mặt ai cũng vui tươi, xem mình sẽ chơi trò gì, đội mình sẽ ghi điểm cao. Dần dần những khuôn mặt vui vẻ hào hứng mất dần, đi càng lâu nhiều bạn nghĩ nhàn chán, chả có gì vui, có bạn cảm thấy khó chịu. 
GV đặt câu hỏi: Nhưng điều gì khiến không khí hoàn toàn thay đổi, sôi nổi hào hứng, thậm chí có những bạn dùng hết sức lực của mình để về chỗ ngồi?
- Vì xuất hiện câu khẩu lệnh của cô “Và bây giờ 300 điểm sẽ dành cho đội nào tất cả các thành viên về đúng vị trí của mình sớm nhất”. Hào hứng, sôi nổi, và cố gắng, tất cả các bạn đều thật nhanh về chỗ ngồi để ghi 300 điểm cho đội mình. Và đó chính là mục tiêu xuất hiện.
Hôm nay chúng ta sẽ học về bài Kỹ năng xác định mục tiêu
HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
-HS rút được nội dung bài học qua trò chơi
HĐ2: Kỹ năng xác định mục tiêu
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Luật chơi, mật thư 3 vòng khác nhau.
- GV đặt câu hỏi: Vì sao chúng ta phải xác định mục tiêu?
(Gợi mở thêm sau khi đặt câu hỏi, để học sinh tư duy: Ví dụ như đi học, thì đi học thôi kệ điểm mấy cũng được, học sinh trung bình hay khá cũng được, được lên lớp hay không cũng được, hay sau này làm nghề gì cũng được,, hay đơn giản là có 20 nghìn đi vào siêu thi mua đồ, vào lượn lờ mãi không biết mua gì, mua kem đứng ăn rồi mua gì thì mua sau, xong cuối cùng nhớ cần mua bút vì bút hết mực thì đã tiêu hết 50 nghìn.
Thảo luận nhóm: Các đội thảo luận và đưa những ý kiến cho câu trả lời cho câu hỏi Vì sao chúng ta phải xác định mục tiêu?
GV kết luận: Chúng ta cần xác định mục tiêu vì
- Quá nhiều việ có khi bạn không biết bắt đầu từ đâu: Làm cái gì trước, cái gì sau, có cần phải làm cái này không,
- Kiểm soát cuộc sống của bạn: Chúng ta sẽ biết mình cần làm gì, không nên làm gì, theo dự tính kế hoạch để thực hiện, không phải thích cái gì thì làm, không thích thì không làm, làm việc theo cảm hứng.
- Tập trung vào những việc quan trọng: Chúng ta sẽ đạt mục tiêu quan trọng lên trên để tránh dành thời gian, công sức lãng phí vào những việc khác, cố gắng nỗ lực để hoàn thiện công việc.
- Mọi người có thể theo bạn: Khi bản thân bạn đã xác lập mục tiêu rõ ràng, thì những ý kiến của mọi người, hay những quyết định liên quan đến mục tiêu của bạn, mọi người sẽ ủng hộ và theo sự lựa chọn của bạn. 
- Tổng hợp năng lực để đạt được điều mình mong muốn: Khi xác định được mục tiêu, bản thân sẽ cố gắng hết sức năng lực bản thân mình có để đạt được mục tiêu. (lòng quyết tâm, sự kiên trì, sức khỏe, tình cảm, đam mê, tri thức, thời gian, tiền bạc, .) 
- Hạn chế, né tránh những thách thức: có mục tiêu, xác định được đường đi, và lường trước được những khó khăn có thể xảy ra, kiên trì và không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài.
- Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu: Khi xác định được mục tiêu, thường chúng ta sẽ dựa trên những điểm mạnh của bản thân, tránh bị sao nhãng hay những điểm yếu làm cản trở thực hiện mục tiêu.
- Đi đúng đường: xác định được mục tiêu là xác định được đường đi, quyết tâm nỗ lực để đến đích trên con đường chúng ta đã chọn. 
 Trong cuộc sống chúng ta luôn có mục tiêu, ví dụ như đang học cấp 2 chúng ta mong muốn sau đó thi đỗ trường cấp 3, học cấp 3 xong chúng ta mong muốn đi học nghề hoặc đi học trường đại học mình mơ ước, học đại học xong chúng ta mong muốn sẽ kiếm được công việc, mỗi thời điểm chúng ta có những mục tiêu khác nhau Tuy nhiên không phải mục tiêu nào cũng đúng, cũng là phù hợp, ví dụ như cao 1m50 nhưng lại mong muốn sau này làm siêu mẫu Quốc tế, kết quả lớp 12 môn tiếng Anh điểm rất kém nhưng lại nộp hồ sơ vào Trường ngoại ngữ, hay hiện nay có nhiều sinh viên học xong ra trường lại đi làm trái ngành vì ban đầu trường đại học chọn không phải là ngành mình muốn học,hay đơn giản là có 20 nghìn nhưng lại quyết tâm hôm nay ăn Tôm hùm tươi sống. Chính vì vậy để chúng ta có được mục tiêu đúng đắn và phù hợp chúng ta sẽ cần có Kỹ năng xác định mục tiêu.
Kỹ năng xác định mục tiêu là khả năng xác định những mong muốn cụ thể, thực tế của mình trong từng giai đoạn cụ thể cũng như trong suốt cuộc đời và biết xây dựng kế hoạch để biến những mục tiêu ấy thành hiện thực.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
HĐ3: Phương pháp xác định mục tiêu - SMART
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: 
Trò chơi: Đoán ý đồng đội
Luật chơi: Mỗi đội cử 1 bạn đại diện lên bốc thăm tờ giấy có chứa từ khóa, mỗi tờ giấy có 3 cụm từ, bạn đại diện có nhiệm vụ diễn tả nội dung từ khóa bằng hành động và lời nói, không được nhắc đến từ có trong từ chìa khóa, không dùng tiếng anh hay dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa. Đội có bạn chơi sẽ được quyền đoán 3 lượt, đáp án đúng ghi 50 điểm. Có 3 lượt chơi, lần lượt từng bạn có 3 lần mô tả từ chìa khóa cho đội của mình.
(Gợi ý:
Phiếu 1: Xe máy, quả bóng, nghe nhạc.
Phiếu 2: Tivi, quả bưởi, nồi cơm điện.
Phiếu 3: Máy tính, con cá, quả mít.
 Nên thay đổi phiếu chơi các từ khóa khác nhau cho mỗi lớp, để các bạn lớp khác không biết trước đáp án khi hỏi các lớp đã học rồi)
 Xác định được mục tiêu đúng đắn và phù hợp cần có phương pháp, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp SMART để xác định mục tiêu:
- S: Specific:  cụ thể. Một mục tiêu được coi là cụ thể cần phải xác định được: ai làm, làm gì, ở đâu, bao giờ đạt được. Càng cụ thể càng dễ thực thi. 
- M: Measurable: Mục tiêu có thể đo lường được. Chúng ta có thể đánh giá, kiểm nghiệm từng chặng đường đã đi qua trên con đường dài đến khu vườn mơ ước. Để xác định rằng mục tiêu của bạn đã có chữ M chưa, hãy trả lời câu hỏi: Bao nhiêu và bao lâu? Đạt được bao nhiêu, sau bao lâu đạt được.
- A: Achievable: Mục tiêu có thể đạt được, vừa sức. 
-R: Realistic: Thực tế. Mục tiêu mà bạn đặt ra phải thực tế, nằm trong lộ trình và phù hợp với mục tiêu chiến lược lâu dài của bạn.
-T: Time-bond: Cần đặt mục tiêu trong một khung thời gian. Đặt ra mục tiêu nhưng không có thời gian cụ thể thì mãi mãi nó sẽ nằm trên giấy vì bạn không có động lực để bắt tay vào thực hiện. Ví như bạn muốn thành công với công ty riêng của mình nhưng không đặt ra là lúc bao nhiêu tuổi thì sẽ mất khá lâu để mở được công ty riêng. Không có hạn định, là hạn định cuối cùng cho mỗi người.
Ví dụ: Em mong muốn sau này muốn làm Bác sĩ, cụ thể là học chuyên khối B, tốt nghiệp cấp 3, thi vào trường Đại học Y Hà Nội, tốt nghiệp làm bác sĩ. Đo lường, đánh giá được ví dụ như tốt nghiệp cấp 3 thi đỗ Đại học Y Hà Nội tức đã làm được, nhưng không thi đỗ thì chưa đạt được. Mục tiêu có thể đạt được vì kết quả học tập của mình tốt, mình có sự cố gắng nỗ lực sẽ thành công. Thực tế vì mình học tốt những môn tự nhiên, muốn làm bác sĩ phải đạt được từng bước như vậy, chứ không thể học tốt khối C để thi làm bác sĩ được. Mục tiêu này có mốc thời gian rõ ràng, cố gắng đạt kết quả học tập cao qua từng năm học .thi đỗ cấp 3, năm.thi đỗ đại học, nămtốt nghiệp làm bác sĩ. (GV nói số năm tương ứng tính từ năm học sinh đang học lớp 8, năm bao nhiêu tốt nghiệp, để cụ thể hơn).
- Thực hành xác định mục tiêu, áp dụng công thức SMART
Nội dung: Mỗi bạn được phát một phiếu xác định mục tiêu.
Trong tháng, trong quý, trong năm nay, 2 năm sau, 5 năm sau, 10 năm sau. Dựa trên công thức Smart để xác định mục tiêu đúng đắn và khả thi.
HS thảo luận nhóm đóng tình huống giao tiế
HĐ4: Kỹ năng lập kế hoạch cá nhân
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Luật chơi, mật thư 3 vòng khác nhau.
Kỹ Năng lập kế hoạch cá nhân là khả năng xác định những mục tiêu và xác định cách thức, các bước cụ thể để thực hiện những mục tiêu đó.
Vì sao cần lập kế hoạch cá nhân: 
- Lường trước và ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình sống và học tập
- Quản lý được tiến độ công việc, cuộc sống dễ dàng hơn
- Kiểm soát công việc dễ dàng khi nhiều việc chồng chéo, phát sinh
- Kiểm soát được rủi ro và phát hiện những cơ hội.
Cần trả lời những câu hỏi sau trước khi lập kế hoạch cá nhân: 
1. What? Cái gì? Tôi định làm gì, trở thành ai, theo đuổi mục đích nào?
2. Why? Vì sao? Vì sao tôi theo đuổi nghề này? Vì cha mẹ thúc ép, hay đi theo bạn bè? Vì nó là thời thượng? Vì tôi yêu thích, vì nó thật sự có ý nghĩa cho cuộc đời tôi?
3. Who? Ai? Ai có liên quan? Trước tiên là tôi, liệu tôi có đủ năng lực và kiên nhẫn để theo đuổi mục đích đó đến cùng? Tôi có chán nản hay bỏ cuộc không? Sức khỏe của tôi có đủ tốt để theo đuổi nghề này?
Những người có liên quan nghĩ sao? Ai là người hỗ trợ đắc lực của bạn?
4. Where? Đâu là những trở ngại? 
5. When? Khi nào? Vào thời điểm nào tôi sẽ khởi đầu và kết thúc giai đoạn nào của kế hoạch?
6. How? Bằng cách nào? Tôi sẽ làm như thế nào?
- HS hiểu được các nguyên tắc giao tiếp và áp dụng vào giao tiếp hàng ngày hiệu
HĐ5: Lập kế hoạch
- Thời gian: 20 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Luật chơi, mật thư 3 vòng khác nhau.
Các bước lập kế hoạch
1. Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu.
2. Xác định việc nào cần làm trước, việc nào cần làm sau?
3. Xác định nguồn lực, điều kiện thuận lợi để thực hiện từng hoạt động (VD: sức khỏe, thời gian, tài chính, người hỗ trợ, chính sách hỗ trợ của công ty)
4. Xác định khó khăn, thách thức có thể có khi thực hiện các hoạt động trên
5. Lên phương án khắc phục những khó khăn
6. Xác định kết quả mong đợi ở từng hoạt động và kết quả hoàn thành mục tiêu nói chung.
Hoạt động Lập kế hoạch cá nhân:
Học sinh lập kế hoạch cá nhân của mình theo mục tiêu đã xác định ở bài tập số 1 (dựa vào các bước lập kế hoạch ở trên)
Điều quan trọng là mục tiêu, kế hoạch của chúng ta không chỉ nằm trên tờ giấy, mà hãy quyết tâm thực hiện mục tiêu đến cùng. Giữ vững mục tiêu và đừng từ bỏ ước mơ của chính mình.
Xem clip: Ước mơ trên đồng rơm - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của bạn!
https://www.youtube.com/watch?v=CvDO_4X7DA8
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các em đã được học về Kỹ năng xác định mục tiêu. Thầy/cô hy vọng các em sẽ biết cách xác định mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu cho bản thân.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Hôm sau sẽ nộp bản hoàn thiện Kế hoạch thực hiện mục tiêu của bản thân.
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà em mong muốn thực hiện trong tương lai và lắng nghe ý kiến của bố mẹ.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là.......................
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Phạm Thị Phương

File đính kèm:

  • docKNS lop 8 2020 T13_12748224.doc