Giáo án Kỹ năng sống Khối 6 - Tuần 14: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

- GV tổ chức trò chơi: Đi tìm báu vật

- Luật chơi:

+ GV mời 1 người chơi đứng lên bục giảng, quay mặt vào bảng. GV sẽ lấy 1 cây bút và đi xuống dưới lớp, đưa cây bút cho một HS bất kỳ.

+ Sau đó, GV có tín hiệu “bắt đầu” thì người chơi quay mặt trở lại.

+ Tất cả lớp vỗ tay theo nguyên tắc: Người chơi đi càng gần người cầm bút (báu vật) thì càng vỗ tay to và ngược lại, người chơi càng đi xa người cầm bút thì lớp vỗ tay nhỏ.

+ Nhiệm vụ của người chơi: Dựa vào tiếng vỗ tay để tìm ra được người đang cầm bút. Nếu tìm đúng thì thắng cuộc, nếu tìm sai hoặc không tìm ra thì thua cuộc.

+ Lưu ý: Cả lớp chỉ vỗ tay, không được nói hay có bất kỳ ám hiệu nào để “phím” cho người chơi.

- Sau 3 HS chơi, GV phỏng vấn người chơi:

+ Em cảm thấy thế nào khi em thắng cuộc/thua cuộc?

+ Cảm nhận (vui, buồn ) của em được gọi là gì? (cảm xúc).

 GV dẫn nhập vào bài: Mỗi chúng ta đều có những cảm xúc khác nhau. Có những cảm xúc tích cực và có cả những cảm xúc tiêu cực. Làm thế nào để kiểm soát được cảm xúc của mình? Đó là chủ đề của bài ngày hôm nay.

GV ghi tên bài lên bảng: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 6 - Tuần 14: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 14
KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ HS nêu được khái niệm cảm xúc.
+ Phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
- Về kỹ năng:
+ Nhận biết được một số cảm xúc dựa vào biểu hiện của lời nói, khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể.
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tôn trọng cảm xúc của người khác.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Luật chơi: Đi tìm báu vật.
- Hình ảnh về cảm xúc.
- Phiếu màu, băng dính, kéo.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Hãy nêu các yêu cầu của một mục tiêu?
- Em hãy chia sẻ về mục tiêu học tập của em trong năm học này?
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút.
- Phương pháp: Tổ chức trò chơi
- Chuẩn bị: Phim, câu hỏi.
- GV tổ chức trò chơi: Đi tìm báu vật
- Luật chơi: 
+ GV mời 1 người chơi đứng lên bục giảng, quay mặt vào bảng. GV sẽ lấy 1 cây bút và đi xuống dưới lớp, đưa cây bút cho một HS bất kỳ. 
+ Sau đó, GV có tín hiệu “bắt đầu” thì người chơi quay mặt trở lại. 
+ Tất cả lớp vỗ tay theo nguyên tắc: Người chơi đi càng gần người cầm bút (báu vật) thì càng vỗ tay to và ngược lại, người chơi càng đi xa người cầm bút thì lớp vỗ tay nhỏ.
+ Nhiệm vụ của người chơi: Dựa vào tiếng vỗ tay để tìm ra được người đang cầm bút. Nếu tìm đúng thì thắng cuộc, nếu tìm sai hoặc không tìm ra thì thua cuộc.
+ Lưu ý: Cả lớp chỉ vỗ tay, không được nói hay có bất kỳ ám hiệu nào để “phím” cho người chơi.
- Sau 3 HS chơi, GV phỏng vấn người chơi:
+ Em cảm thấy thế nào khi em thắng cuộc/thua cuộc?
+ Cảm nhận (vui, buồn) của em được gọi là gì? (cảm xúc).
à GV dẫn nhập vào bài: Mỗi chúng ta đều có những cảm xúc khác nhau. Có những cảm xúc tích cực và có cả những cảm xúc tiêu cực. Làm thế nào để kiểm soát được cảm xúc của mình? Đó là chủ đề của bài ngày hôm nay.
GV ghi tên bài lên bảng: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
- HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới. 
HĐ2: Tìm hiểu về khái niệm cảm xúc
 - Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: Cảm xúc là gì?
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận cặp đôi, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Các tình huống
- GV hỏi: Cảm xúc là gì?
- HS thảo luận cặp đôi rồi phát biểu.
- GV ghi vắn tắt câu trả lời của HS lên bảng rồi chốt:
Cảm xúc là cảm nhận của mỗi người trước sự vật, hiện tượng hoặc chính mình.
- GV nhấn mạnh từ “cảm nhận” để HS hiểu: cảm xúc là cảm nhận về mặt tâm lý nên nó khác với “cảm giác” về thể chất (đau, nhức, nhột...)
+ HS nêu được khái niệm cảm xúc.
HĐ3: Lấy ý kiến bằng phiếu màu
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Phân biệt các loại cảm xúc
- Phương pháp và KTDH: lấy ý kiến bằng phiếu màu, hỏi đáp, thuyết trình, trao đổi nhanh.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Giấy màu, băng dính.
- GV phát phiếu màu cho HS (1 tờ A4 có thể cắt làm 4 phiếu màu) và yêu cầu HS:
+ Hãy ghi vào phiếu màu các từ chỉ cảm xúc.
+ Mỗi phiếu màu chỉ ghi 1 đáp án.
- Sau 3 phút, GV mời HS lên bảng dán phiếu màu; sau đó mời 1 HS khác đọc nội dung ở các phiếu màu.
- GV chốt các từ chỉ cảm xúc là: Lo lắng, vui, buồn, tức giận, vui vẻ, thất vọng, tuyệt vọng, hối tiếc, hối hận, hạnh phúc, phấn khích, ngạc nhiên, oán giận, nghi ngờ, sợ hãi, nhục nhã, ghen tuông, hiếu thắng, vui sướng trên nỗi đau của người khác, bất an, đam mê, hài lòng, sung sướng
- GV mời các HS lấy giấy nháp, tự chia các từ chỉ cảm xúc trên bảng thành 2 cột: cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Sau 3 phút, GV mời 1 số HS bất kỳ lên di chuyển các thể màu vào 2 cột ở trên bảng: Cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
- GV hỏi: Cảm xúc tích cực là gì? Cảm xúc tiêu cực là gì?
- Sau khi HS trả lời, GV chốt:
+ Cảm xúc tích cực: Là cảm xúc đem đến sự an toàn, vui vẻ.
+ Cảm xúc tiêu cực: Là cảm xúc mang đến sự bất an, buồn phiền.
 - Trao đổi nhanh: GV đưa ra 2 câu hỏi để HS thảo luận nhanh theo bàn:
1. Có cảm xúc sai hay cảm xúc đúng không? Tại sao?
2. Tại sao chúng ta phải tìm hiểu về cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
- Hết 3 phút, GV mời một số HS trả lời.
- GV chốt: 
1. Cảm xúc là hoàn toàn tự nhiên, khi chúng ta gặp chuyện vui thì chúng ta cảm thấy hạnh phúc, khi chúng ta gặp chuyện không hay thì chúng ta cảm thấy buồn. Vì vậy, không có cảm xúc đúng, không có cảm xúc sai mà cảm xúc là hoàn toàn tự nhiên.
2. Chúng ta cần tìm hiểu về cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực để chúng ta biết kiểm soát cảm xúc phù hợp.
+ Phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
HĐ4: Nhận biết cảm xúc
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Nhận biết cảm xúc dựa trên các biểu hiện.
- Phương pháp và KTDH: trực quan hình ảnh, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: hình ảnh.
- GV đưa ra một số hình ảnh và hỏi HS: 
Hình ảnh này thể hiện cảm xúc gì?
- HS trả lời.
- GV hỏi: Tại sao các em lại nhận ra cảm xúc đó?
(Gợi ý: Sự biểu cảm của khuôn mặt).
- HS trả lời.
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi với người ngồi bên cạnh:
Hãy nêu các biểu hiện khi: vui, buồn, tức giận, lo lắng, sợ hãi và lấy ví dụ một tình huống thể hiện cảm xúc đó.
(Gợi ý: + Khi vui chúng ta thường mở miệng cười, mặt rạng rỡ; Em cảm thấy vui khi em được điểm 10;
+ Khi buồn thì mặt ủ rũ, mắt cụp xuống hoặc đờ đẫn. Khi An đánh rơi mất điện thoại thì An buồn.
Tương tự, GV chốt kiến thức với HS các cảm xúc còn lại).
- GV mở rộng: Các biểu hiện các em vừa nêu là biểu hiện thường thấy. Tuy nhiên, ở một số tình huống cụ thể thì chúng ta nhận biết cảm xúc dựa vào hoàn cảnh, còn biểu hiện bên ngoài chưa chắc đã thể hiện cảm xúc đúng. Ví dụ: Cô gái đi lấy chồng, trong ngày cưới cô gái khóc. Hoạt động khóc của cô gái chưa chắc đã là buồn đau, mà đó là sự hạnh phúc...
- GV hỏi: Chúng ta tìm hiểu về biểu hiện cảm xúc để làm gì?
(Gợi ý: Tìm hiểu về biểu hiện cảm xúc để chúng ta biết tôn trọng, cảm thông với cảm xúc của người khác; chúng ta biết có những hành động phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể).
- HS trả lời.
- GV chốt: 
+ Cảm xúc được thể hiện ra bên ngoài như lời nói, khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể.
+ Đôi khi, biểu hiện bên ngoài chưa thể chính xác thì chúng ta sẽ dựa vào hoàn cảnh cụ thể.
+ Chúng ta tìm hiểu cảm xúc của người khác để có sự tôn trọng, cảm thông với cảm xúc của người khác.
+ Nhận biết được một số cảm xúc dựa vào biểu hiện của lời nói, khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể.
4. Tổng kết buổi học (4 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Hôm nay chúng ta đã tìm hiểu về các loại cảm xúc, các biểu hiện của cảm xúc và phân biệt cảm xúc. Đây là kiến thức quan trọng để sang năm lên lớp 7, các em sẽ học tiếp về các bước kiềm chế cảm xúc của bản thân.
5. Bài tập về nhà (1 phút)
- Hãy vẽ một biểu tượng cảm xúc mà mình mong muốn có (VD: mặt cười) sau đó về treo tại góc học tập của em. Hàng ngày, mỗi khi nhìn thấy biểu tượng đó, các em coi đó là mục tiêu cảm xúc hàng ngày mà mình cố gắng đạt được.
- Buổi sau chúng ta sẽ học về Kỹ năng phòng chống tác hại của các chất kích thích, gây nghiện. Về nhà, các em tìm hiểu cho thầy/cô các chất kích thích, gây nghiện là gì? Tại sao chúng ta cần phòng tránh tác hại của chúng.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 NCS. ThS. Nguyễn Văn Vệ

File đính kèm:

  • docKy nang kiem soat cam xuc_12765451.doc