Giáo án Kỹ năng sống 4 bài 7: Em trung thực

2. Bài mới: Hoạt động 1: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.

Bước 1: - Cho hs vận động cơ thể, thả lỏng và thư dãn toàn thân tại chỗ: Vẫy tay, vươn vai, xoay người, nghiêng đầu, kiễng chân, thả lỏng tay,.

Bước 2: Mở nhạc không lời nhẹ nhàng.

- Yêu cầu hs xem tranh ở trang 28( SHS) và suy ngẫm đẻ tự kể câu chuyện của mình.

- HS kể theo N2.

Bước 3: Cho 1 em lên kể trước lớp.

- Chọn 4 hs đóng vai theo nội dung tranh ở trang 28( SHS).

- Em có cảm xúc như thế nào sau khi nghe bạn kể câu chuyện và quan sát các bạn đóng vai?

- Tổng kết hoạt động, nhấn mạnh biểu cảm và khen ngợi hs.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống 4 bài 7: Em trung thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4: KNS: Bài 7:
 EM TRUNG THỰC
I.
 Mục tiêu của GV
 Kết quả của HS
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động với tốc độ phù hợp.
- Hướng dẫn học sinh khởi động tiết học qua hoạt động vận động và thư dãn cơ thể.
- Khuyến khích học sinh suy nghĩ, cảm nhận và kể chuyện theo tranh.
- Dẫn dắt học sinh hồi tưởng về những trải nghiệm đã qua, cùng suy ngẫm về trung thực và động viên học sinh chia sẻ với bạn.
- Tạo cơ hội để học sinh thể hiện và rèn luyện kĩ năng: lắng nghe, thuyết trình, hợp tác, chia sẻ, biểu cảm và tự nhận thức.
- Thích thú với hoạt động khởi động.
- Tập trung suy nghĩ và kể chuyện theo tranh.
- Mạnh dạn hồi tưởng và chia sẻ trải nghiệm mắc lỗi.
- Cảm nhận mình được yêu quý khi biết nhận lối, trung thực.
- Tích cực cùng gia đình trải nghiệm, chia sẻ bài học và hoàn thành hoạt động" Cả nhà cùng làm".
II. Chuẩn bị: Đài, đĩa nhạc không lời
III. Lên lớp: 1. Bài cũ: - Tiết học tuần trước các em đã được học bài gì?
 - Tại sao cần phải khiêm tốn trong cuộc sống?
2. Bài mới: Hoạt động 1: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Bước 1: - Cho hs vận động cơ thể, thả lỏng và thư dãn toàn thân tại chỗ: Vẫy tay, vươn vai, xoay người, nghiêng đầu, kiễng chân, thả lỏng tay,...
Bước 2: Mở nhạc không lời nhẹ nhàng.
- Yêu cầu hs xem tranh ở trang 28( SHS) và suy ngẫm đẻ tự kể câu chuyện của mình.
- HS kể theo N2.
Bước 3: Cho 1 em lên kể trước lớp.
- Chọn 4 hs đóng vai theo nội dung tranh ở trang 28( SHS).
- Em có cảm xúc như thế nào sau khi nghe bạn kể câu chuyện và quan sát các bạn đóng vai?
- Tổng kết hoạt động, nhấn mạnh biểu cảm và khen ngợi hs.
Hoạt động 2: Trải nghiệm của em
Bước 1: - GV ghi 4 câu hỏi ỏ trang 29( SHS) lên bảng.
- Yêu cầu hs lấy ví dụ về việc mình đã từng mắc lỗi theo 4 câu ở trên bảng.
Bước 2: - Giải thích mục đích của hoạt động: HS hồi tưởng về tình huống em từng mắc lỗi( thời gian xẩy ra, mô tả tình huống,...). 
- Yêu cầu mỗi hs yuwj trả lời 4 câu hỏi ở trang 29( SHS).
- Cho vài hs xung phong kể lại trải nghiệm của mình.
Bước 3: - Tổng kết hoạt động, kết nối với giá trị trung thực, viết thông điệp của bài học cho hs đọc.
 Khi em trung thực, mọi người sẽ luôn yêu quý em.
Hoạt động 3: Cùng suy ngẫm và chia sẻ.
Bước 1: - Gv ghi câu suy ngẫm lên bảng" Trung thực giúp em trở nên đáng yêu trong lòng mọi người".
- Chia cặp hs theo trang phục giống nhau( cùng màu áo hoặc cùng màu quần,...).
- Đề nghị mỗi cặp hs tự chọn 1 vị trí trong lớp và cùng suy ngẫm, chia sẻ câu trên bảng.
Bước 2: - Yêu cầu hs đứng tại chỗ và cho 1 số nhóm chia sẻ kết quả suy ngẫm, trao đổi của nhóm mình.
- Yêu cầu hs ghi 1 vài câu vào chỗ trống ở trang 29( SHS). Gợi ý cho hs bằng câu" Khi em trung thực...".
- Nhắc hs khi có thời gian thì tô màu và trang trí những bức tranh còn lại trong bài.
Hoạt động 4: Cả nhà cùng làm.
- Nhắc hs cùng vói ông bà, cha mẹ, anh chị hoàn thành hoạt động trải nghiệm ở trang 30 và 31( SHS).
	- Dặn hs chuẩn bị cho bài học sau" Trung thực trong gia đình".
Hoạt động 5: Hoạt động hồi tưởng và tổng kết sau bài học.
H?: Hôm nay chúng ta đã học và trải nghiệm những hoạt động gì?
- YC hs nhắc lại thông điệp của bài học.
- Khen, tuyên dương hs,...

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_ky_nang_song_lop_4.doc