Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Liên

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - Biết cách nấu cơm .

 - Biết lin hệ với việc nấu cơm ở gia đình.

 * Không yêu cầu HS thực hành nấu cơm ở lớp.

 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình .

II. CHUẨN BỊ:

 - Chuẩn bị : Gạo tẻ , nồi , bếp , lon sữa bò , rá , chậu , đũa , xô

 - Phiếu học tập .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : Hát .

 2. Bài cũ : Chuẩn bị nấu ăn .

 - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .

 3. Bài mới : Nấu cơm .

 a. Giới thiệu bài :

 Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .

 b. Các hoạt động :

 

doc54 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Kĩ thuật Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
	- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
	- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
	- Tranh ảnh một số bát , đĩa , nước rửa chén .
	- Tranh ảnh minh họa theo nội dung SGK .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 	1. Khởi động : (1’) Hát . 
 	2. Bài cũ : (3’) Bày , dọn bữa ăn trong gia đình .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 	3. Bài mới : (27’) Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
 	a. Giới thiệu bài : 
	Nhân dân ta có câu Nhà sạch thì mát , bát sạch ngon cơm . Điều đó cho thấy là muốn có được bữa ăn ngon , hấp dẫn thì không chỉ cần chế biến món ăn ngon mà còn phải biết cách làm cho dụng cụ nấu ăn sạch sẽ , khô ráo .
 	b. Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích , tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
MT : Giúp HS nắm mục đích , tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đặt câu hỏi để HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng .
- Nêu vấn đề : Nếu như dụng cụ nấu , bát , đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ thế nào ?
- Nhận xét , tóm tắt nọi dung HĐ1 : Bát , đũa , thìa , đĩa sau khi được sử dụng ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ , không để qua bữa sau hay qua đêm . Việc làm này không những làm cho chúng sạch sẽ , khô ráo , ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản , giữ cho chúng không bị hoen rỉ .
Hoạt động lớp .
- Đọc mục 1 , nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu , bát , đũa sau bữa ăn .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
MT : Giúp HS nắm cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Nhận xét , hướng dẫn HS các bước như SGK :
+ Trước khi rửa , cần dồn hết thức ăn còn lại trên bát , đĩa vào một chỗ ; sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch .
+ Không rửa ly uống nước cùng bát , đĩa để tránh mùi hôi cho chúng .
+ Nên dùng nước rửa bát hoặc nước vo gạo để rửa .
+ Rửa 2 lần bằng nước sạch ; dùng miếng rửa hoặc xơ mướp cọ cả trong lẫn ngoài .
+ Up từng dụng cụ đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước trước khi xếp lên kệ ; có thể phơi khô cho ráo .
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát .
Hoạt động lớp .
- Mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình .- Quan sát hình , đọc mục 2 , so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK .
Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS nắm được kết quả học tập của mình .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án của bài tập .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
- Đối chiếu kết quả bài làm với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình .
- Báo cáo kết quả tự đánh giá .
4. Củng cố : (3’) 
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức giúp đỡ gia đình .
 	5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ , đọc trước bài học sau .
Thứ 4, ngày 28 tháng 11 năm 2018
Bài 9: CẮT , KHÂU , THÊU TỰ CHỌN (Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Vận dụng kiến thức đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
	- Có tính cần cù, ý thức yêu lao động .
	- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
	- Một số sản phẩm khâu , thêu đã học .
	- Tranh ảnh các bài đã học .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 	1. Khởi động : (1’) Hát . 
 	2. Bài cũ : (3’) Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 	3. Bài mới : (27’) Cắt , khâu , thêu hoặc nấu ăn tự chọn .
 	a. Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 	b. Các hoạt động : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : ôn lại những nội dung đã học trong chương 1 .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học trong chương 1 .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương 1 .
- Nhận xét , tóm tắt những nội dung HS vừa nêu .
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại cách đính khuy , thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành .
MT : Giúp HS chọn được sản phẩm để thực hành .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Nêu mục đích , yêu cầu làm sản phẩm tự chọn :
+ Củng cố kiến thức , kĩ năng về khâu , thêu , nấu ăn .
+ Nếu chọn sản phẩm nấu ăn , các nhóm sẽ tự chế biến món ăn được học .
+ Nếu chọn sản phẩm khâu , thêu ; mỗi em hoàn thành 1 sản phẩm .
- Chia nhóm , phân công vị trí làm việc 
- Ghi tên sản phẩm các nhóm đã chọn ở bảng .
Hoạt động lớp .
- Các nhóm thảo luận , chọn sản phẩm , phân công nhiệm vụ .
- Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn , những dự định sẽ tiến hành .
 	4. Củng cố : (3’) 
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức tự phục vụ ; giúp gia đình việc nội trợ .
 	5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS chuẩn bị tốt giờ học sau .
Thứ 4, ngày 05 tháng 12 năm 2018
Bài 9: CẮT , KHÂU , THÊU TỰ CHỌN (Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Vận dụng kiến thức đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
	- Có tính cần cù, ý thức yêu lao động .
	- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
	- Một số sản phẩm khâu , thêu đã học .
	- Tranh ảnh các bài đã học .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 	1. Khởi động : (1’) Hát . 
 	2. Bài cũ : (3’) Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 	3. Bài mới : (27’) Cắt , khâu , thêu hoặc nấu ăn tự chọn .
 	a. Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 	b. Các hoạt động : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : HS thực hành làm sản phẩm tự chọn .
MT : Giúp HS từng bước hoàn thành sản phẩm của mình .PP : Trực quan , thực hành , giảng giải .
- Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên vật liệu , dụng cụ thực hành của HS .
- Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành .
- Đến từng nhóm quan sát , hướng dẫn thêm .
Hoạt động nhóm .
- Thực hành nội dung tự chọn .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả thực hành .
MT : Giúp HS đánh giá được kết quả thực hành của mình và của bạn .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý SGK .
- Nhận xét , đánh giá kết quả thực hành của các nhóm , cá nhân .
Hoạt động lớp .
- Báo cáo kết quả .
 	4. Củng cố : (3’) 
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức tự phục vụ ; giúp gia đình việc nội trợ .
 	5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS chuẩn bị tốt giờ học sau .
Thứ 4, ngày 12 tháng 12 năm 2018
Bài 9: CẮT , KHÂU , THÊU TỰ CHỌN (Tiết 3)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Vận dụng kiến thức đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
	- Có tính cần cù, ý thức yêu lao động .
	- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
	- Một số sản phẩm khâu , thêu đã học .
	- Tranh ảnh các bài đã học .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 	1. Khởi động : (1’) Hát . 
 	2. Bài cũ : (3’) Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 	3. Bài mới : (27’) Cắt , khâu , thêu hoặc nấu ăn tự chọn .
 	a. Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 	b. Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : HS thực hành làm sản phẩm tự chọn .
MT : Giúp HS từng bước hoàn thành sản phẩm của mình .
- Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên vật liệu , dụng cụ thực hành của HS .
- Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành .
- Đến từng nhóm quan sát , hướng dẫn thêm .
Hoạt động nhóm .
- Thực hành nội dung tự chọn .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả thực hành .
MT : Giúp HS đánh giá được kết quả thực hành của mình và của bạn .
- Tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý SGK .
- Nhận xét , đánh giá kết quả thực hành của các nhóm , cá nhân .
Hoạt động lớp .
- Báo cáo kết quả .
 	4. Củng cố : 
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức tự phục vụ ; giúp gia đình việc nội trợ .
 	5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS chuẩn bị tốt giờ học sau .
Thứ 4, ngày 19 tháng 12 năm 2018
Bài 10: LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Nêu được lợi ích việc nuôi gà .
	- Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
	- Có ý thức chăm sóc , bảo vệ vật nuôi .
II. CHUẨN BỊ:
	- Tranh ảnh minh họa các lợi ích của việc nuôi gà .
	- Phiếu học tập . Giấy A3 , bút dạ .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 	1. Khởi động : Hát . 
 	2. Bài cũ : Cắt , khâu , thêu hoặc nấu ăn tự chọn (tt) .
	- Nhận xét phần thực hành của các tổ .
 	3. Bài mới : Lợi ích của việc nuôi gà .
 	a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 	b) Các hoạt động : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà .
MT : Giúp HS nắm ích lợi của việc nuôi gà .
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận vào phiếu :
1. Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà .
2. Nuôi gà đem lại những ích lợi gì ?
3. Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà , trứng gà .
- Phát phiếu cho các nhóm và nêu thời gian thảo luận : 15 phút .
 Bổ sung , giải thích , minh họa một số lợi ích chủ yếu của việc nuôi gà theo SGK .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm tìm thông tin SGK , quan sát hình ảnh , liên hệ thực tiễn thảo luận rồi ghi vào phiếu .
- Đại diện từng nhóm lần lượt trình bày ở bảng .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung ý kiến .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn .
- Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp dùng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án để HS đối chiếu , đánh giá kết quả làm bài của mình .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
- Làm bài tập .
- Báo cáo kết quả làm bài tập .
 	4. Củng cố : 
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức chăm sóc , bảo vệ vật nuôi .
 	5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS đọc trước bài học sau .
Thứ 4, ngày 26 tháng 12 năm 2018
Bài 11: MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Kể được tên và nêu được đặt điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
	- Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
	- Có ý thức nuôi gà .
II. CHUẨN BỊ:
	- Tranh ảnh minh họa đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt .
	- Phiếu học tập .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 	1. Khởi động : Hát . 
 	2. Bài cũ : Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 	3. Bài mới : Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
 	a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 	b) Các hoạt động : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
MT : Giúp HS biết một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
- Nêu : Hiện nay , ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau . Em nào có thể kể tên những giống gà mà em biết ?
- Ghi tên các giống gà lên bảng theo 3 nhóm : gà nội , gà nhập nội , gà lai .
- Kết luận : Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta . Có những giống gà nội như gà ri , gà Đông Cảo , gà mía , gà ác  ; gà nhập nội như gà Tam hoàng , gà lơ-go , gà rốt  ; gà lai như gà rốt-ri  
Hoạt động lớp .
- Kể tên các giống gà .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
- Phát phiếu học tập cho các nhóm ; mỗi nhóm 4 – 6 HS .
- Hướng dẫn HS tìm các thông tin SGK để hoàn thành phiếu .
- Nêu tóm tắt đặc điểm hình dạng và ưu , nhược điểm chủ yếu của từng giống gà như SGK .
- Kết luận : Ở nước ta hiện nay đang nuôi nhiều giống gà . Mỗi giống gà có đặc điểm hình dạng và ưu , nhược điểm riêng . Khi nuôi gà , cần căn cứ vào mục đích nuôi , điều kiện nuôi để chọn giống cho phù hợp .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận hoàn thành các câu hỏi trong phiếu về đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn .
- Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp dùng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án để HS đối chiếu , đánh giá kết quả làm bài của mình .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
- Làm bài tập .
- Báo cáo kết quả tự đánh giá .
 	4. Củng cố : 
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức nuôi gà .
 	5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học . Nhắc HS đọc trước bài học sau .
Thứ 4, ngày 2 tháng 1 năm 2019
Bài 12: THỨC ĂN NUÔI GÀ 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
	- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
	- Có nhận thức ban đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà .
II. CHUẨN BỊ:
	- Tranh ảnh minh họa một số loại thức ăn chủ yếu để nuôi gà .
	- Một số mẫu thức ăn nuôi gà .
	- Phiếu học tập .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 	1. Khởi động : Hát . 
 	2. Bài cũ : Chọn gà để nuôi .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 	3. Bài mới : Thức ăn nuôi gà .
 	a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 	b) Các hoạt động : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà .
MT : Giúp HS nắm tác dụng của thức ăn nuôi gà.
- Hướng dẫn HS đọc mục 1 , đặt câu hỏi : Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại , sinh trưởng , phát triển ?
- Gợi ý HS nhớ lại kiến thức đã học ở môn Khoa học để nêu được các yêu tố : nước , không khí , ánh sáng , các chất dinh dưỡng .
- Hỏi tiếp : Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu ?
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà .
- Giải thích , minh họa tác dụng của thức ăn theo SGK .
- Kết luận : Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì , phát triển cơ thể gà . Khi nuôi gà , cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp .
Hoạt động lớp .
- Đọc mục 1 SGK 
- Từ nhiều loại thức ăn khác nhau .
- Một số em trả lời câu hỏi
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà .
MT : Giúp HS nắm được các loại thức ăn nuôi gà .
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà . Gợi ý HS nhớ lại những thức ăn thường dùng cho gà ăn trong thực tế , kết hợp quan sát hình 1 để trả lời câu hỏi .
- Ghi tên các thức ăn của gà do HS nêu ở bảng theo nhóm .
Hoạt động lớp .
- Một số em trả lời câu hỏi .
- Nhắc lại tên các loại thức ăn nuôi gà 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà .
MT : Giúp HS nắm được tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà .
- Hỏi : Thức ăn của gà được chia làm mấy loại ? Hãy kể tên các loại thức ăn 
- Nhận xét , tóm tắt , bổ sung các ý trả lời của HS : Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn , người ta chia thức ăn của gà thành 5 nhóm : 
+ Nhóm cung cấp bột đường .
+ Nhóm cung cấp đạm .
+ Nhóm cung cấp khoáng .
+ Nhóm cung cấp vi-ta-min .
Trong các nhóm trên , nhóm cung cấp bột đường cần cho ăn thường xuyên và nhiều vì là thức ăn chính . Các nhóm khác cũng phải thường xuyên cung cấp đủ cho gà .
- Giơí thiệu mẫu phiếu học tập , hướng dẫn nội dung thảo luận , điền vào phiếu 
- Chia nhóm , phân công nhiệm vụ , vị trí thảo luận , quy định thời gian là 15 phút .
- Tóm tắt , giải thích , minh họa tác dụng , cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc mục 2 SGK .
- Một số em trả lời .
- Thảo luận nhóm về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà .
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
Thứ 3, ngày 8 tháng 1 năm 2019
Bài 12: THỨC ĂN NUÔI GÀ (Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
	- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
	- Có nhận thức ban đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà .
II. CHUẨN BỊ:
	- Tranh ảnh minh họa một số loại thức ăn chủ yếu để nuôi gà .
	- Một số mẫu thức ăn nuôi gà .
	- Phiếu học tập .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 	1. Khởi động : Hát . 
 	2. Bài cũ : Chọn gà để nuôi .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 	3. Bài mới : Thức ăn nuôi gà .
 	a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 	b) Các hoạt động : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm , chất khoáng , , vi-ta-min , thức ăn tổng hợp .
MT : Giúp HS nắm tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng , vi-ta-min , thức ăn tổng hợp .
- Nêu tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn theo SGK ; chú ý liên hệ thực tiễn , yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK .
- Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp , nhấn mạnh : Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết , phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi gà . Vì vậy , nuôi gà bằng thức ăn này giúp gà lớn nhanh , đẻ nhiều .
- Kết luận : Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà . Có những loại thức ăn gà cần nhiều nhưng cũng có loại chỉ cần ít . Nguồn thức ăn cho gà rất phong phú , có thể cho ăn thức ăn tự nhiên , cũng có thể cho ăn thức ăn chế biến tùy từng loại thức ăn và điều kiện nuôi .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1 .
- Đại diện các nhóm còn lại lần lượt lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
- Các nhóm khác nhận xét .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn .
- Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp dùng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án để HS đối chiếu , đánh giá kết quả làm bài của mình .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
- Làm bài tập .
- Báo cáo kết quả tự đánh giá .
 	4. Củng cố : 
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có nhận thức ban đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà 
 	5. Dặn dò :
	- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị các loại thức ăn nuôi gà để thực hành trong bài sau .
Thứ 3, ngày 15 tháng 1 năm 2019
Bài 13: NUÔI DƯỠNG GÀ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nêu được mục đích của việc nuôi dưỡng gà.
- Biết cách cho gà ăn, cho g uống.
- Biết lin hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn, uống ở gia đình hặc địa phương (nếu có)
II. CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh minh hoạ SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 	1. Khởi động : Hát . 
 	2. Bài cũ : Thức ăn nuôi gà .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 	3. Bài mới : Nuôi dưỡng gà
 	a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 	b) Các hoạt động : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 :
- Nêu khái niệm và ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 2 : 
* Cách cho gà ăn.
- Đặt câu hỏi thảo luận.
- Nhận xét, kết luận.
* Cách cho gà uống.
- Nêu câu hỏi thảo luận.
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3 :
- Cho học sinh làm bài tập câu hỏi gợi ý SGK.
- Nhận xét, kết luận.
- Nghe, nhắc lại.
- Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Đọc mục 1 SGK.
- Tóm tắt lại nội dung bài.
- Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.
- Đọc mục 2a SGK.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc mục 2b.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Đánh giá kết quả học tập.
	4. Củng cố : 
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có nhận thức ban đầu về việc nuôi dưỡng gà
 	5. Dặn dò :
	- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau .
Thứ 3, ngày tháng năm 2019
Bài 14: CHĂM SÓC GÀ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh minh 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ki_thuat_lop_5_nam_hoc_2018_2019_vu_thi_lien.doc