Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học C Nhơn Mỹ - Tuần 30

I.MỤC TIÊU: Biết:

- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).

- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.(Bài 1,2 cột 1,3 cột 1)

II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc24 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học C Nhơn Mỹ - Tuần 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Ma-ri-ô rất giàu nam tính: kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng.
.Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi giúp Ma-ri-ô bị thương. 
- HS làm cá nhân.
- KQ :
a) Con trai hay gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ.
b) Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, nhưng có đến mười con gái thì vẫn xem như là chưa có con. 
c) Trai gái đều giỏi giang. 
d) Trai gái thanh nhã , lịch sư.ï
- Câu a vì con nào cũng quý. 
- HS nhẩm đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
- HS nghe.
C.Củng cố-dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Bài sau: “Ôn tập về dấu câu “
**************************
Tiết 30: Lịch sử
 XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH 
I.MỤC TIÊU:
- Biết Nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết Nhà máy thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước : cung cấp điện, ngăn lũ,
* GDBVMT: Vai trò của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường.
II.CHUẨN BỊ: Hình minh hoạ trong SGK . Bản đồ hành chính VN .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Thời gian diễn ra cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất:
¨ Ngày 30-4-1975. 
¨ Ngày 01-5-1975. 
¨ Ngày 25-4-1976.
¨ Cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976.
- Hãy điền những nội dung phù hợp vào các chỗ chấm (.).Nội dung các Quyết định của kì họp thứ I Quốc hội khóa VI
Tên nước 
Quốc kì 
Quốc ca 
Thủ đô 
Tp Sài Gòn-Gia Định 
- Nhận xét.
- HS chọn câu đúng: Cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976.
- HS nêu: CHXHCN VN ; Cờ đỏ sao vàng ; Tiến quân ca ; Hà Nội ; TP HCM.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
- Năm 1979 nhà máy thuỷ điện nào của nước ta được xây dựng? 
- GV: Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. Một thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình được xây dựng:
- YCHS đọc SGK, suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau : 
+ N1,2: Kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi, nhân dân cả nước ta đã làm gì? Thành tựu đặc biệt trong công cuộc xây dựng đất nước là gì ?
+ N3,4: Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào thời gian nào? Nhà máy được xây dựng ở đâu? Hãy chỉ vị trí của thị xã Hòa Bình trên bản đồ.
+ N5,6: Nhà máy được hoàn thành vào thời gian nào? Sau bao nhiêu năm thì hoàn thành?
+ N7,8: Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này? Vì sao phải xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình?
* Kết luận:
+ Khởi công chính thức: 6-11-1979; hoàn thành: 4-4-1994.
+ Địa điểm: Trên sông Đà, đoạn chảy qua thị xã Hòa Bình.
Hoạt động 2: Tinh thần lao động khẩn trương dũng cảm trên công trường xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình 
- YCHS thảo luận nhóm 4 .
+ Tả lại không khí lao động trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình. 
+ Hãy cho biết trên công trường xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình công nhân VN và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào? 
+ Em có nhận xét gì về H1? 
* Kết luận: Sự hi sinh tuổi xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng cho đất nước của hàng nghìn cán bộ công nhân 2 nước trong đó có 168 người đã hi sinh vì dòng điện mà chúng ta dùng hôm nay.Ngày nay đến thăm nhà máy TĐHB chúng ta sẽ thấy đài tưởng niệm tưởng nhớ đến 168 người trong đó có 11 công nhân Liên Xô đã hi sinh trên công trường xây dựng.
Hoạt động 3: Ích lợi của nhà máy . 
- YCHS thảo luận nhóm 2 .
+ Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình tác động thế nào với việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta? 
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào? 
* Kết luận: Nhờ công trình đập ngăn nước sông Đà, mực nước sông Hồng tại Hà Nội sẽ giảm xuống 1,5 m vào mưa lũ, làm giảm nguy cơ đe dọa vỡ đê. Bên cạnh đó vào mùa hạn hán, hồ Hòa Bình lại có thể cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh phía Bắc. 
+ Em biết thêm nhà máy thuỷ điện nào được xây dựng ở nước ta?
* GDBVMT: Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình đã góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ, phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Chúng ta cần sử dụng tiết kiệm điện.
- YCHS đọc ghi nhớ.
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- Nghe.
- HS thảo luận nhóm 4, trình bày.
+ Nhân dân cả nước tiến hành xây dựng đất nước “ đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” theo lời Bác Hồ dạy.Sự ra đời của Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.
+ Vào ngày 6-11-1979 ; được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hòa Bình ; 1HS chỉ trên bản đồ vị trí thị xã Hòa Bình.
+ Hoàn thành vào ngày 4-4-1994, sau 15 năm thì hoàn thành (1979-1994).
+ Chính phủ Liên Xô là người cộng tác, giúp đỡ chúng ta xây dựng nhà máy này. Vì mọi hoạt động sản xuất và đời sống đều rất cần điện...
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày. 
+ HS mô tả.
+ Họ đã làm việc rất cần mẫn, kể cả ban đêm. Hơn 3 vạn người và hàng vạn xe cơ giới làm việc hối hả. Dù khó khăn hi sinh cả tính mạnh họ cũng làm việc. 
+ Ảnh ghi lại niềm vui của những người công nhân xây dựng nhà máy thuỷ điện Hòa Bình khi vượt mức kế hoạch. 
- HS thảo luận nhóm 2 .
+ Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình đã góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến TP phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
 + Nhà máy thuỷ điện Y-a-li; Trị An.
- HS đọc.
C.Củng cố-dặn dò: 
- - Nhận xét tiết học.
 - Bài sau:Lịch sử địa phương.
 Thứ tư, ngày 08 tháng 04 năm 2015
Tiết 148: Toán
 ÔN TẬP SỐ ĐO DIỆN TÍCH VÀ SỐ ĐO THỂ TÍCH (Tiếp theo) 
I.MỤC TIÊU:
- Biết so sánh các số đo diện tích ; so sánh các số thể tích.
- Biết giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học (Bài 1,2,3a).
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 GV
 HS 
A.Kiểm tra:
 5 m2 45 dm2 = 5,45 m2
 6 002 dm2 = 60,06 m2
 3 m3 6 dm3 = 3,006 m3
 2 023 cm3 = 0,002023 m3
- Nhận xét.
- 2HS thực hiện.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay chúng ta học ôn tập về đo diện tích và thể tích.
2.Luyện tập-thực hành: 
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học (viết theo thứ tự từ lớn đến bé) (CHT)
- Nêu tên các đơn vị đo thể tích đã học (CHT).
- Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền quan hệ với nhau như thế nào?
- Hai đơn vị đo thể tích tiếp liền quan hệ với nhau như thế nào? 
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài (CHT)
- YCHS làm bài vào bảng con. 
Bài 2 :
- YCHS đọc đề (CHT).
- Gợi ý: + Tính chiều dài?
 + Tính diện tích?
 + Thu bao nhiêu kg thóc?đ
Tóm tắt
Chiều dài : ____________
Chiều rộng : _______
100m2 thu: 60kg.
Thửa ruộng thu  tấn thóc?
Bài 3:
- Biết thể tích nước mà bể có thể chứa
 V = a x b x c
- Dạng hình hộp chữ nhật.
- Muốn tìm chiều cao ta dựa vào V : (a x b) = c
Tóm tắt
Chiều dài : 4m
Chiều rộng: 3m
Chiều cao : 2,5m
V nước = 80% V bể
V nước = ..lít?
Mực nước = ..m?
- Nghe..
- km2; hm2; dam2; m2; dm2; cm2; mm2.
- cm3; dm3; m3.
- Hai đơn vị đo diện tích liền hơn kém nhau 100 lần.
- Hai đơn vị đo thể tích tiếp liền hơn kém nhau 1000 lần. 
- HS đọc.
- HS làm bảng con 
a) 8 m25 dm2 = 8,05 m2
 8 m2 5 dm2 < 8,5 m2
 8 m2 5 dm2 > 8,005 m2 
b ) 7 m3 5 dm3 = 7,005 m3
 7 m3 5 dm3 < 7,5 m3
 2,94 dm3 > 2dm3 94 cm3
- HS đọc.
- HS làm bài.
 Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là :
150 x = 100 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
150 x 100 = 15 000 (m2)
15 000m2 gấp 100 m2 số lần là:
15 000 : 100 = 150 (lần)
Số tấn thóc thu được trên thửa ruộng đó là :
60 x 150 = 9000 (kg) = 9 (tấn) Đáp số: 9 tấn .
- HS nghe.
- HS làm bài.
 Bài giải
Thể tích nước có thể chứa trong bể là:
4 x 3 x 2,5 = 30 (m3)
Trong bể đang chứa lượng nước là:
 30 x 80 : 100 = 24 (m3)
a)Số lít nước chứa trong bể là :
 24m3 = 24 000 dm3 = 24 000 lít
b)Diện tích của đáy bể là :
 4 x 3 = 12 (m2)
Chiều cao của mực nước chứa trong bể là:
 24 : 12 = 2 (m)
 Đáp số : a) 24 000 lít b) 2 m
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau: Ôn tập về số đo thời gian.
***************************
Tiết 60: Tập đọc
 TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM 
I.MỤC TIÊU:
- Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Chiếc áo dài VN thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc VN (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II.CHUẨN BỊ: Tranh minh họa phóng to, bảng phụ viết rèn đọc. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì? 
- Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sư, Ha-li-ma sợ tốt mồ hôi vừa đi vừa khóc? 
- Nhận xét.
- Nàng muốn vị giáo sư cho một lời khuyên: làm cách nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
- Vì điều kiện mà vị giáo sĩ nêu ra không thể thực hiện được: Đến gần sư tử đã khó, nhổ ba sợi lông bờm của nó lại càng khó hơn. Thấy người sư tử sẽ vồ lấy ăn thịt ngay.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Các em đều biết chiếc áo dài dân tộc.Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết chiếc áo hiện nay có nguồn gốc từ đâu? Vẻ đẹp độc đáo của tà áo dài VN là gì?
- YCHS quan sát tranh ở SGK.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs luyện đọc:
- YCHS đọc 
- YC 4HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài . 
.L1: Luyện phát âm : cánh lồng, thẫm màu, nặng nhọc, cổ truyền, vàng mỡ gà 
.L2: Giải nghĩa từ ở cuối bài .
- YCHS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu:
+ Giọng nhẹ nhàng, cảm hứng, ca ngợi
+ Nhấn giọng:tế nhị, kín đáo, thẫm màu, lấp ló, mềm mại, thanh thoát
Hoạt động 2: Hướngdẫn HS tìm hiểu bài:
+ Đ1: Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ VN xưa? 
+ Đ2,3: Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền? 
* Rút từ: Áo tứ thân, áo năm thân, chiếc áo dài tân thời.
+ Đ4: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của VN? 
+ Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ trong tà áo dài? 
- GV: Chiếc áo dài có từ xa xưa, được phụ nữ VN rất yêu thích vì hợp với tầm vóc, dáng vẻ của người phụ nữ VN.
- Nêu nội dung của bài? 
- HS quan sát.
- HS đọc.
- 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. 
+ Đ1: Phụ nữ hồ thuỷ.
+ Đ2: Từ đầu... gấp đôi vạt phải.
+ Đ3: Từ những năm...trẻ trung.
+ Đ4: Áo dài ...thanh thốt hơn.
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm 2. 
- Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo. 
- Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép lại giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vào nên rộng gấp đôi vạt phải. Áo dài tân thời gồm 2 thân vải phía trước và phía sau. Sự kết hợp .trẻ trung.
- Chiếc áo dài thể hiện được phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo của phụ nữ VN. 
- Chiếc áo dài làm cho phụ nữ VN trông thướt tha, duyên dáng .
- Chiếc áo dài VN thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc VN.
Hoạt động 3: Hướngdẫn HS đọc diễn cảm. 
- YC 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài .
- GV đọc mẫu đoạn 1,4.
- YCHS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
- 4HS nối tiếp nhau đọc. 
- HS đọc theo nhóm 2. 
- 2HS đọc.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau: Công việc đầu tiên. 
*****************************
Tiết 30: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
Đề bài:Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
I.MỤC TIÊU: 
- Lập dàn ý, hiểu và kể được 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc ( giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về 1 người phụ nữ anh hùng hoặc 1 phụ nữ có tài.
II.CHUẨN BỊ: Những câu chuyện theo chủ đề. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YCHS kể lại chuyện Lớp trưởng lớp tôi. 
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét.
- 2HS kể.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta kể chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. 
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: HD HS kể chuyện:
- GV ghi đề bài: Kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. 
+ YC 3HS đọc 3 gợi ý trong SGK.
* GV: Các em nêu tên câu chuyện mình chọn có thể là câu chuyện đã đọc, đã học ở lớp dưới.
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Các em nhớ kể phải có đầu, có cuối.
- YCHS kể trong nhóm 4 và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Treo bảng phụ các tiêu chuẩn đánh giá bài KC 
- Tổ chức cho HS kể trước lớp. 
- YCHS trao đổi với nhau về câu chuyện.
- YCHS bình chọn bạn có câu chuyện hay, giọng kể hay.
- Nghe.
- HS đọc to đề bài.
+ Gạch dưới những TN quan trọng: đã được nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
+ HS nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK.
+ HS lần lượt nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
.Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về Nguyên phi Ỷ Lan-một phụ nữ có tài. Bà tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện này.Bà bảo Nguyên phi Ỷ Lan là người quê tôi.
.Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về cô La Thị Tám-một nữ anh hùng kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là một câu chuyện tôi đã nghe bác tôi kể.
.Tôi sẽ kể với các bạn câu chuyện Con gái người chăn cừu. Đây là một truyện cổ tích nước Anh kể về một cô gái rất thông minh đã giúp chồng là một hoàng tử thoát chết . 
- HS kể chuyện theo nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS xung phong kể trước lớp và nói ý nghĩa câu chuyện của mình.
- HS trao đổi.
.Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện?
.Vì sao bạn yêu thích nhân vật trong chuyện? 
.Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 
.Theo bạn, con gái người chăn cừu thông minh như thế nào? 
.Vì sao khi gặp lại vợ, Hoàng tử cảm ơn vợ và nói “ Nhờ có nàng mà ta thoát chết”?
- Lớp nhận xét, bình chọn.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
	 Thứ năm, ngày 09 tháng 04 năm 2015
Tiết 149: Toán
 ÔN TẬP VỀ SỐ ĐO THỜI GIAN
I.MỤC TIÊU: Biết:
- Quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thời gian. 
- Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân. 
- Chuyển đổi đơn vị đo thời gian. 
- Xem đồng hồ.(Bài 1,2 cột 1,3)
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Đổi: + 2 giờ = .phút
 + ½ phút = giây
 + 5 ngày 8 giờ = giờ
 + 200 giây = .phút .giây
- Nhận xét.
+ 2 giờ = 120 phút
+ ½ phút = 30 giây
+ 5 ngày 8 giờ = 128 giờ
+ 200 giây = 3 phút 20 giây
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay chúng ta học ôn tập về số đo thời gian. 
2.Thực hành:
Bài 1: 
- YCHS đọc yc (CHT).
- YCHS nối nhau đọc kết quả.
Bài 2:
- HS làm bài cá nhân.
Bài 3:
- YCHS quan sát các đồng hồ ở SGK và thảo luận nhóm đôi.
- YCHS trả lời miệng.
Bài 4:
- YCHS giải nháp rồi khoanh vào câu đúng.
- Nghe.
- HS đọc.
- HS trình bày miệng. 
+ 1 năm = 12 tháng 
+ 1 thế kỉ = 100 năm 
+ 1 giờ = 60 phút 
+ 1 phút = 60 giây 
+..
- HS làm nháp.
- 2HS làm bảng phụ lần lượt trình bày.
a) 2 năm 6 tháng = 30 tháng 
 3 phút 40 giây = 220 giây 
 1 giây 15 phút = 75 phút
 2 ngày 2 giờ = 50 giờ
b) 28 tháng = 2 năm 4 tháng 
 150 giây = 2 phút 30 giây
 54 giờ = 2 ngày 24 giờ
 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ 
c/ 60 phút = 1 giờ 
 45 phút = giờ = 0,75 giờ 
 15 phút = giờ = 0,25 giờ 
 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
 90 phút = 1,5 giờ
d/ 60 giây = 1 phút
 90 giây = 1,5 phút
 1 phút 30 giây = 1,5 phút
- HS thực hiện.
- 4HS lần lượt trả lời :
+ Đồng hồ 1: 10 giờ 
+ Đồng hồ 2: 6 giờ 5 phút 
+ Đồng hồ 3: 9 giờ 43 phút 
+ Đồng hồ 4: 1 giờ 12phút 
+ Đáp án đúng là B vì : 
- Đầu tiên tính quãng đường người đó đi được trong 2giờ (bằng 60 x 2,25 =135 km) rồi tính quãng đường ô tô còn phải đi tiếp (lấy 300 - 135 =165 km).
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Phép cộng
***************************
Tiết 60: Luyện từ và câu
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I.MỤC TIÊU:
- Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được VD về tác dụng của dấu phẩy (BT1).
- Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2.
II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Nêu một số phẩm chất của bạn nam, bạn nữ?
- Em thích phẩm chất nào ở 1 bạn nam, bạn nữ? Giải thích nghĩa của từ ngữ chỉ phẩm chất em chọn?
- Nhận xét.
- Nam: dũng cảm, cao thượng
- Nữ: dịu dàng, bao dung, tình cảm.
- HS trả lời.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay giúp các em ôn luyện về dấu phẩy, nắm vững các tác dụng của dấu phẩy, biết thực hành điền đúng dấu phẩy trong câu văn.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- YCHS đọc kĩ 3 câu văn, sau đó xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy. 
- YCHS thảo luận nhóm 2.
Bài 2: 
- YC cả lớp thảo luận nhóm 4.
- YCHS điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẫu chuyện và viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc .
- Hãy nêu nội dung chính câu chuyện? 
- Nghe.
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày.
- KQ:
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày.
- KQ: Sáng hôm ấy, có ra vườn. Cậu Bé........
 .dậy sớm, đi ra vườncậu bé,vào vai cậu, hỏi.run run, đau đớnhoa mào gà, cũng chưanhẹ nhàng, thầy bảo..người mẹ, giống như làn da.
- Thầy biết cách giới thiệu giúp bạn khiếm thị hiểu bình minh là như thế nào.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ.
*KQ bài 1:
 BẢNG TỔNG KẾT
 Tác dụng của dấu phẩy
 Ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
Câu b
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
Câu a
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
Câu c
*********************************
Tiết 59 Tập làm văn
 ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I.MỤC TIÊU: 
- Hiểu cấu tạo, cách quan sát và 1 số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật 
(BT1).
- Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích.
II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra: . 
- YCHS nhắc lại dàn bài chung miêu tả con vật 
- Nhận xét.
- HS nêu.
1.Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. 
2.Thân bài: 
- Tả hình dáng.
- Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. 
3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết TLV hôm nay các em sẽ phân tích bài văn tả con vật là bài: Chim hoạ mi hót và tập viết một đoạn tả loài vật mà em yêu thích.
2. Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1 :
- YCHS đọc bài (CHT).
- Cả lớp TL nhóm 4 suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau : 
a) Bài văn gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? 
b) Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi bằng giác quan nào? (CHT) 
c) Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao? 
Bài 2: 
- Tả hình dáng là tả những gì? (CHT) 
- Tả hoạt động là tả những gì? (CHT) 
- YCHS nối tiếp nhau nêu con vật định tả?
- YCHS làm bài. 
- Nghe.
- HS đọc bài.
- Thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày 
+ Đ1: câu đầu (mở bài tự nhiên): Giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều . 
+ Đ2: Hình như ...cỏ cây: Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều. 
+ Đ3: Hótbóng đêm dày: Tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm. 
+ Đ4: Phần còn lại (KB mở rộng): Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi. 
- Tác giả quan sát chim hoạ mi bằng giác quan: thị giác (nhìn thấy chim hoạ mi...vỗ cánh bay đi); bằng thính giác (nghe tiếng hót của hoạ mi... vào các buổi sáng).
- Em thích chi tiết họa mi ngủ - từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ ngủ, im lặng, ngủ say sưa. Vì đó là chi tiết cung cấp cho em hiểu biết mới mẻ về cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi. 
- Tả đặc điểm bên ngoài của con vật.
- Chạy nhảy, ăn uống. 
- Con mèo, chó, gà
- Làm việc cá nhân, 2 bạn làm việc trên phiếu, trình bày KQ .
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Tả con vật” (Kiểm tra viết)
****************************
Tiết 59: Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I.MỤC TIÊU: Biết thú là động vật đẻ con .
II.CHUẨN BỊ:
- Các hình trong SGK/120,121.
- Bảng phụ để các nhóm thảo luận.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Trứng

File đính kèm:

  • docGA_LOP_TUAN_30_NH_1415.doc