Giáo án Khối 5 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

Thứ Ba ngày 16 tháng 3 năm 2021

Toán

CỘNG, TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN

A .CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian.

2. Kĩ năng:

 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

 - HS làm bài 1 (dòng 1, 2); bài 2.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.

- Học sinh: Vở, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc62 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 5 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 25 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 văn
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đ1:Từ đầu.....rất nặng
+ Đ2: tiếp đến ...tạ ơn thày
+ Đ3: còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- HS đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp
- 1HS đọc cả bài
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Cách tiến hành:
- Cho HS trưởng nhóm điều khiển nhóm nhau trả lời câu hỏi:
+Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy dỗ cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
- GV giảng thêm: Thầy giáo Chu rất yêu quý kính trọng người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầu tiên trong đời cụ.
+ Những câu thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môm sinh đã nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
 - GV nhận xét và giải thích cho HS nếu HS giải thích không đúng
- GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được tôn vinh trong xã hội. 
- Nêu nội dung chính của bài?
- HS thảo luân trả lời câu hỏi
+ Các môn sinh đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+ Chi tiết: Từ sáng sớm đã tề tựu trước sân nhà thầy dâng biếu thầy những cuốn sách quý...
 + Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng ..Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ
- Tiên học lễ, hậu học văn: Muốn học tri thức phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật.
- 2 HS nêu
+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
* Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng đoạn của bài. 
- Yêu cầu HS nêu cách đọc
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Từ sáng .. dạ ran
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc

- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- HS theo dõi
- HS luyện đọc diễn cảm 
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
5. Hoạt động ứng dụng:(2phút)
- Cho HS liên hệ về truyền thống tôn sư trọng đạo của bản thân.
- HS nêu
 
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Tìm đọc các câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo và kể cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________
Thứ Tư ngày 17 tháng 3 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cộng, trừ số đo thời gian.
2. Kĩ năng:
	- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
 - HS làm bài 1(b); bài 2, bài 3.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếu hộp bí mật" nêu cách cộng, trừ số đo thời gian và một số lưu ý khi cộng, trừ số đo thời gian.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
 - HS làm bài 1(b); bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
 Bài 1b: HĐ cá nhân
- Gọi 1 em đọc đề bài. 
- Cho HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn và thống nhất kết quả tính.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 2: HĐ nhóm
- GV gọi HS đọc đề bài toán trong SGK.
 - Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện phép cộng như thế nào?
+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào? 	
- Cho HS đặt tính và tính. 
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài 
- Cho cả lớp làm vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra
- GV nhận xét , kết luận
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân, chia sẻ
- GV kết luận

- Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- HS tự làm vào vở, chia sẻ kết quả
b) 1,6giờ = 96phút
 2giờ 15phút = 135phút
 2,5phút= 150giây
 4phút 25giây= 265giây
- Tính
- HS thảo luận nhóm
+ Ta cần cộng các số đo thời gian theo từng loại đơn vị.
+Ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.
- HS cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả
a) 2năm 5tháng + 13năm 6tháng
+
 2năm 5tháng 
 13năm 6tháng
 15năm 11tháng
b) 4ngày 21giờ + 5ngày 15giờ
+
 4ngày 21giờ 
 5ngày 15giờ
 9ngày 36giờ = 10ngày 12giờ
c) 13giờ 34phút + 6giờ 35phút
+
 13giờ 34phút
 6giờ 35phút
 19giờ 69phút = 20giờ 9phút
- HS đọc đề, chia sẻ yêu cầu
- HS làm bài, đổi chéo vở để kiểm tra
- Nx bài làm của bạn, bổ sung.
 a. 4 năm 3 tháng
 - 2 năm 8 tháng
hay 3 năm 15 tháng
 - 2 năm 8 tháng
 1 năm 7 tháng
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
 Bài giải
Hai sự kiện trên cách nhau là:
 1961 - 1492 = 469 (năm)
 Đáp số: 469 năm
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
+ Cho HS tính:
 26 giờ 35 phút	 
- 17 giờ 17 phút

+ HS tính:
 26 giờ 35 phút	 
- 17 giờ 17 phút
 9 giờ 18 phút 
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Dặn HS về nhà vận dụng cách cộng trừ số đo thời gian vào thực tế cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
Kể chuyện
VÌ MUÔN DÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.	
2. Kĩ năng: Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.
3. Thái độ: Giáo dục HS tinh thần đoàn kết.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng	
 - Giáo viên: SGK, tranh minh hoạ trong SGK.
 - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ nghe kể (10 phút)
*Mục tiêu: 
- HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện (M1,2)
- Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện (M3,4)
*Cách tiến hành:
- Giáo viên kể lần 1 
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó
- Giáo viên gắn bảng phụ ghi lược đồ: Quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện.
- HS nghe

Trần Thừa
Trần Thái Tổ
An Sinh Vương
(Trần Liễu - anh)
Trần Thái Tông
(Trần Cảnh- em)
Quốc công tiết chế
Hưng Đạo Vương
(Trần Quốc Tuấn)
Trần Thánh Tông
(Trần Hoảng- anh)
Thượng tướng thái sư
Trần Quang Khải- em
Trần Nhân Tông
Trần Khâm

- Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ.
+ Đoạn 1: Giọng chậm rãi, trầm lắng (tranh 1)
+ Đoạn 2: Giọng nhanh hơn, căm hờn (tranh 2, 3, 4)
+ Đoạn 3: Thay đổi giọng cho phù hợp giọng từng nhân vật (tranh 5)
+ Đoạn 4: giọng chậm rãi, vui mừng (tranh 6)
- HS nghe

3. Hoạt động thực hành kể chuyện(15 phút)
* Mục tiêu:HS kể được từng đoạn, cả câu chuyện
* Cách tiến hành:
 *Kể chuyện trong nhóm. 
- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm: 4 HS tạo thành một nhóm, khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.
* Thi kể chuyện trước lớp:
- GV cho HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.
- GV nhận xét, khen HS kể tốt.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- GV nhận xét đánh giá

- HS nêu nội dung của từng tranh.
- Kể chuyện theo nhóm 4
- HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.
- HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- KC trước lớp.
- HS nhận xét bạn kể chuyện.
- HS thi kể chuyện

4. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
*Cách tiến hành:
- Cho HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình. 
+ Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thãnh ngữ nào nói về truyền thống của dân tộc?
- HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
* Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.
- HS thi đua phát biểu. Ví dụ :
+ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
+ Máu chảy ruột mềm
+ Môi hở răng lạnh.
5. Hoạt động ứng dụng:(2phút)

- Vì sao câu chuyện có tên là “Vì muôn dân” ?
- Giáo dục hs noi gương các anh hùng, luôn có lòng yêu nước.
- GV nhận xét tiết học.	
- HS nêu: Câu chuyện có tên là "Vì muôn dân" bởi vì Trần Hưng Đạo biết cách cư xử xó bỏ hiềm khích gia tộc,vì đại nghĩa, vì muôn dân .

6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________
Anh
CÔ VÌ HOA DẠY
______________________________
Khoa học
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
2. Kĩ năng: Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
3. Thái độ: Yêu thích khám phá thiên nhiên.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng
- GV: Hình vẽ trang 104, 105 SGK
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" kể một số hiện tượng biến đổi hóa học? 
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
 - Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
 - Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trang 104 SGK, trả lời câu hỏi trong nhóm
+ Nêu tên cây?
+ Cơ quan sinh sản của cây đó là gì?
+ Cây phượng và cây dong riềng có đặc điểm gì chung?
+ Cơ quan sinh sản của cây có hoa là gì?
+ Trên cùng một loại cây, hoa được gọi tên bằng những loại nào?
- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK
- GV dán tranh hoa sen và hoa râm bụt lên bảng
- Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy nhị và nhụy của từng loại hoa
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng
Hoạt động 2: Thực hành với vật thật
- GV cho HS làm việc theo nhóm bàn
- GV yêu cầu các nhóm cùng quan sát từng bông hoa mà các thành viên mang đến lớp, chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhụy và phân loại các bông hoa của nhóm thành 2 loại: hoa có cả nhị và nhụy, hoa chỉ có nhị hoặc nhụy
- GV đi giúp đỡ từng nhóm
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoa lưỡng tính
- GV yêu cầu HS quan sát hình 6 trang 105 để biết được các bộ phận chính của hoa lưỡng tính
- GV vẽ sơ đồ nhị và nhụy hoa lưỡng tính lên bảng
- GV gọi HS nhận xét phần trình bày của bạn
 
- Hoạt động nhóm: HS quan sát và nối tiếp nhau trả lời trong nhóm, chia sẻ trước lớp
 H1: Cây dong riềng. 
 H2: Cây phượng
+ Cơ quan sinh sản của cây dong riềng và cây phượng là hoa.
+ Cùng là thực vật có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa.
+ Hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa.
+ Trên cùng một loại cây có hoa đực và hoa cái.
- HS quan sát hình 3, 4 trang 104
- HS thảo luận theo cặp
- 2 HS tiếp nối nhau lên thao tác với hoa thật hoặc đánh dấu vào hình vẽ trên bảng
- Các nhóm làm việc theo sự hướng dẫn của GV
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- HS quan sát 
- Vẽ sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính vào vở, 1 HS lên làm trên bảng lớp
- HS nhận xét

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Vì sao chúng ta không nên tự tiện hái hoa ở những cây được trồng và bảo vệ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tự trồng câu từ một loại hạt và chia sẻ với bạn 
- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
_______________________________
Tập đọc
HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN – TRANH LÀNG HỒ
A.HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
3. Thái độ: Giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc dân tộc.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 	
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS thi đọc nối tiếp bài “Nghĩa thầy trò”
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi vở
- HS thi đọc
- HS nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- HS đọc toàn bài một lượt
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, báo cáo tìm từ khó đọc
- Đọc nối tiếp từng đoạn, báo cáo tìm câu khó đọc.
- Cho HS thi đọc đoạn trước lớp
- HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm bài văn
- Một học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn:
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1 trong nhóm, kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- Học sinh đọc đoạn trước lớp.
-1 HS đọc cả bài
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau dó chia sẻ trước lớp:
1. Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
2. Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm? 
3. Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi hội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?
4. Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”?
- Giáo viên tóm tắt nội dung chính.
- HS thảo luận, chia sẻ trước lớp:
- Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.
- Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thành viên  cho cháy thành ngọn lửa.
- Mỗi người một việc: Người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, .. thành gạo người thì lấy nước thổi cơm.
- Vì giật được giải trong cuộc thi là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, nhanh nhẹn thông minh của cả tập thể.
- HS nghe
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
* Cách tiến hành:
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài
- Giáo viên chọn 1 đoạn tiêu biểu rồi hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm.
- Thi đọc
- GV và HS bình chọn người đọc hay nhất.
- Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc đúng
- Học sinh luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm
- HS bình chọn
5. Hoạt động tiếp nối: (2phút)
- Qua bài tập đọc trên, em có cảm nhận gì ?
- HS nêu: Em cảm thấy cha ông ta rất sáng tạo, vượt khó trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm hiểu về các lễ hội đặc sắc ở nước ta và chia sẻ kết quả với mọi người.
- HS nghe và thực hiện

B. TRANH LÀNG HỒ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
3. Thái độ: GD học sinh biết quý trọng và gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"đọc đoạn 1 bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tậpđọc đó.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Ghi bảng 
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 1, tìm từ khó.Sau đó báo cáo kết quả.
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2, tìm câu khó.GV tổ chức cho HS đọc câu khó.
- GV cho HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi, chia đoạn:
+ Đ1: Ngày còn ít tuổi ... và tươi vui.
+ Đ2: Phải yêu mến ... gà mái mẹ.
+ Đ3: Kĩ thuật tranh ... hết bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
* Cách tiến hành:
-HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: 
+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam ?
+ Kĩ thuật tạo hình của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
+ Vì sao tác giả biết ơn những người ngh

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_soan_theo_dhptnlhs_tuan_25_nam_hoc_2020_2021.doc