Giáo án Khối 4 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Lịch sử

NƯỚC VĂN LANG

I.Mục tiêu:

* Kiến thức:

- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:

+ Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.

+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.

+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.

+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,

HSNK: + Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, lạc dân, lạc tướng ,lạc hầu,

+ Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật,.

+ Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.

*Kĩ năng:

- Mô tả được đời sống vật chất tinh thần của người Việt Cổ.

- Trình bày sự kiện lịch sử: Sự ra đời của nước Văn Lang.

*Định hướng thái độ:

- Tự hào và nhớ ơn công lao của Vua Hùng đã đóng góp công sức lập nên nước Văn Lang.

- Có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử, bia mộ, nhà thờ của các Vua Hùng.

- Noi gương và học tập gương sáng của các Vua Hùng .

* Định hướng về năng lực:

+ NL nhận thức LS: Trình bày được sự đời của nước Văn Lang.

+ NL tìm hiểu LS: Ghi lại những dữ liệu thu thập được.

+ NL Vận dụng KT,KN LS: + Kể được tên các hoạt động sản xuất và phong tục tập quán của người dân Lạc Việt mà địa phương còn lưu giữ.

- HS thi kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK phóng to, lược đồ Bắc Bộ và và Bắc Trung Bộ

- GV chuẩn bị phiếu học tập

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 4 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vẽ cảnh- cảnh hoàng hôn- khẳng định- bởi vì - hoạ sĩ - vẽ tranh - chẳng bao giờ.
 C. Củng cố ,dặn dò 
 -Nhận xét tiết học .
___________________________________
Luyện từ và câu
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ)
 - Nhận biết được từ đơn và từ phức trong đoạn thơ (TB1, mục III); Bước dầu làm quen với từ điển (Hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2,BT3).
II. Đồ dùng dạy học
 - Từ điển 
III. Các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra 
GV yêu cầu HS lấy ví dụ về dấu hai chấm và tác dụng của nó . 
B.Dạỵ bài mới 
1 Hoạt động1: .Giới thiệu bài
2 Hoạt động 2: Phần nhận xét
-HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét 
-Cả lớp đọc thầm và suy nghĩ trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. 
-Đại diện nhóm dán bài lên bảng, trình bày kết quả 
+Từ chỉ gồm một tiếng :nhờ, bạn, lại, có , chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là
+Từ gồm nhiều tiếng: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tién.
+Tiếng dùng để làm gì? (cấu tạo nên từ)
+Từ dùng để làm gì ? (biểu thị ý nghĩa, cấu tạo câu)
3Hoạt động 3: Phần ghi nhớ 
-HS đọc thầm phần ghi nhớ 
-GV nêu thêm ví dụ giải thích để HS hiểu rõ phần ghi nhớ .
4.Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: (HĐ cá nhân- trao đổi cặp đôi)
-HS đọc thầm yêu cầu của bài 
-Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào vở 
-HS các nhóm trình bày. Cả lớp chữa bài 
 Rất / công bằng / rất / thông minh
 Vừa / độ lượng / lại / đa tình / đa mang.
 Bài 2: (HĐ cặp đôi)
-HS đọc yêu cầu của bài tập 
-GV hướng dẫn về quyển sách từ điển và cách tra từ điển
-HS làm việc theo cặp rồi trình bày trước lớp (buồn, vui, đói, no, huân chương, anh dũng)
 -Cả lớp và GV nhận xét .
Bài 3: (HĐ cá nhân)
-HS đọc yêu cầu của bài tập và câu văn mẫu 
-HS làm bài vào vở, sau đó nối tiếp trình bày mỗi em 1câu.
đẫm: áo bố đẫm mồ hôi.
mía: Cu-ba là nước trồng nhiều mía.
.......
-GV cùng cả lớp sửa sai.
-GV nhận xét tiết học.
*.Củng cố dặn dò 
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
___________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
Giúp HS :
- Đọc, viết số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của từng chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
*) Bài tập cần làm: BT1; BT2; BT3(a,b,c); BT4(a,b).
II. Đồ dùng dạy học 
-Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: (5’)
GV đọc số: 4 trăm triệu, 3 chục triệu, 9 triệu, 5 trăm nghìn, 8 chục nghìn, 2 nghìn, 4 chục, 2 đơn vị HS viết số ( 439 582 042)
- GV theo dõi, chữa bài, cho điểm.
2) Bài mới:
1.Hoạt động 1: (2’)
Hướng dẫn HS làm bài.
2 Hoạt động 2: (26’)
 HS làm BT:
Bài 1. (HĐ cá nhân- cặp đôi)
GV yêu cầu quan sát mẫu và viết vào ô trống. 
Khi chữa bài GV trưc tiếp chỉ định một vài HS đọc to, rõ làm mẫu sau đó nêu cụ thể cách viết số.
HS làm bài và đổi vở nhận xét bài của bạn.
Bài 2. (HĐ cả lớp)
Củng cố về đọc số và cấu tạo hàng , lớp của số.
GV gọi HS nối tiếp đọc trước lớp.
- GVviết lần lượt các số bài 2 lên bảng.
-Ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi nghìn năm trăm linh bảy.
- Khi HS đọc GV hỏi về cấu tạo của số. 
Bài 3. (HĐ cá nhân- cặp đôi)
Củng cố về viết số và cấu tạo số 
- GV đọc các số BT3. HS làm bài
- 1HS lên bảng chữa bài.
613 000 000; 131 405 000; 512 326 103; 86 004 720
- GV nhận xét phần viết của HS
- GV hỏi về cấu tạo của các số..
Bài 4. (HĐ cá nhân- cặp đôi)
Củng cố về nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp 
- GV viết lên bảng các số trong bài tập 4
- GV hỏi: Trong số 715 638, chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?
Vậy giá trị của chữ số 5 trong số 571 638 là bao nhiêu?
Giá trị của chữ số 5 trong số 836 571 là bao nhiêu? Vì sao?
HS NK làm thêm bài 3d, 4c
3 Hoạt động 3: (2’) Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
HS nhắc lại cách nhận biết giá trị các chữ số ở các hàng và lớp.
___________________________________
Thể dục
GV đặc thù dạy
___________________________________
BUỔI CHIỀU
GV đặc thù dạy
___________________________________
Thứ Tư , ngày 07 tháng 10 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Cách đọc số, viết số thành thạo đến lớp triệu.
 - Cách nhận biết giá trị của từng chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
*Bài tập cần làm: BT1 (chỉ nêu giá trị chữ số 3 trong mỗi số); Bt2 (a,b); BT3(a); BT4.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
.A Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập số 3 SGK 
- GV nhận xét, .
B. Dạy bài mới: 1. GV giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt động 1: Giới thiệu "tỉ" 
 ( một nghìn triệu gọi là một tỉ)
- HS đếm từ 100 000 000 đến 900 000 000.
? Nếu đếm như trên thì số tiếp theo 9 trăm triệu là số nào? ( Một nghìn triệu)
GV nêu: 1 nghìn triệu còn gọi là 1 tỉ
 -1 tỉ viết là 1 000 000 000 
? Một tỉ gồm có mấy chữ số 0? ( 9 chữ số 0)
Hoạt động 2: HS làm bài tập 
 Bài 1:Đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 và chữ số 5 trong mỗi số sau:
HS làm bài - sau GV gọi HS nối tiếp nêu kết quả,
	Số
Giá trị
35 627 449
123 456 789
82 175 263
850 003 200
Giá trị của chữ số 3
30 000 000
3000 000
3
3000
Giá trị của chữ số 5
5 000 000
50 000
5 000
50 000 000

 Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài 
 -? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?.
 Viết số gồm : vd : 5 triệu,7trăm nghìn,6 chục nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị : 5.760.342
Gv y/c hs tự đếm và viết số theo các hàng từ cao xuống thấp ,hàng nào không có thì thêm số 0
HS tự làm bài và kiểm tra chéo lẫn nhau
 - GV nhận xét .
 Bài 3: HS làm miệng ,quan sát bảng số liệu trả lời các câu hỏi trong .
 Gv kẻ bảng số liệu và nêu câu hỏi- HS trả lời
 - GV nhận xét
 Bài 4: GV y/c HS đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu: 100 triệu đến 200 triệu ,300 triệu,400 triệu,....900 triệu 
? Nếu đếm đến 990 triệu thì số tiếp theo số 900 triệu là số nào ?
GV :Số 1000triệu còn gọi là 1 tỉ 
1 tỉ viết là:1 000 000 000
? Nếu nói 1 tỉ đồng tức là bao nhiêu triệu đồng ? (1000 triệu đồng)
Gv cho HS nêu cách viết vào chỗ chấm 
Bài 5: HSNK
Cho HS q/s lược đồ nêu số dân của một số tỉnh thành phố
HS làm và đổi vở nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét tiết học.
___________________________________
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Biết kể được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn chuyện ) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, (theo gợi ý ở SGK).
 - Lời kể rõ ràng, rành mạch,bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
*)HS NK: Kể chuyện ngoài SGK.
I. Đồ dùng dạy học:
 - Một số truyện viết về lòng nhân hậu
I. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1HS kể lại câu chuyện "Nàng tiên ốc"
 - GV nhận xét. ( 1HS kể lại và nêu ý nghĩa câu chuyện)
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài
Gọi HS đọc đề bài, GV gạch dưới các từ giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề bài.
Kể lại một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu.
Hỏi - Lòng nhân hậu được hiểu như thế nào?( HS đọc phần gợi ý).
- Em đọc câu chuyện của mình ở đâu? HS trả lời nối tiếp
HS đọc kĩ phần 3 và mẫu.
- GV ghi nhanh các tiêu chí trên bảng.
Hoạt động 2: Kể chuyện trong nhóm
- GV chia nhóm 4 HS - từng nhóm kể chuyện và nhận xét
- GVgiúp đỡ từng nhóm. GV gợi ý cho HS các câu hỏi:
*HS kể hỏi: Bạn thích chi tiết nào? Vì sao?
- Chi tiết nào làm bạn cảm động nhất?
-Qua câu chuyện trên bạn thích nhân vật nào?
*HS nghe kể hỏi: Qua câu chuyện trên muốn nói lên điều gì? Bạn sẽ làm gì để học tập?
Hoạt động 3: Thi kể và trao đổi về ý nghĩa.
- Tổ chức cho HS thi kể, GV theo dõi, bình chọn theo tiêu chí đã nêu. Tuyên dương.
HS trao đổi cùng bạn xuay quanh nội dung câu chuyện bạn kể.
3. Củng cố ,dặn dò : 
 - Nhận xét giờ học.
___________________________________
Tập đọc
NGƯỜI ĂN XIN
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ .(Trả lời được câu hỏi 1,2,3).
* HS NK: Trả lời được câu hỏi 4.
* Kĩ năng : Xác định giá trị ( nhận biết vẻ đẹp của những tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống ) và thể hiện sự cảm thông , biết ứng xử lịch sự trong giao tiếp . ( đọc phân vai ) 
II. Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ SGK.
Bảng phụ ghi câu văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra 
HS đọc bài Thư thăm bạn và nêu nội dung của bài .
B.Dạỵ bài mới : 
1.Giới thiệu bài 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc `
-GV chia đoạn 
+Đoạn 1:Từ đầu đến cầu xin cứu giúp .
+Đoạn 2:tiếp theo đến không có gì để cho ông cả 
+Đoạn 3:phần còn lại 
-HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng , sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, lưu ý đọc đúng câu cảm 
-HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ 
-HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn 
-HS luyện đọc theo cặp 
-2 HS đọc cả bài 
-GV đọc diễn cảm cả bài 
b. Tìm hiểu bài 
-Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ? (lọm khọm ,đôi mắt đỏ đọc,giàn giụa nước mắt,quần áo tả tơi,)
-Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào ? (...thương ông lão,muốn giúp đỡ ông)
-Cậu bé không có gì cho ông lão , nhưng ông lão lại nói “Như vậy cháu đã cho lão rồi “.Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ? (ông lão nhận được tình thương, sự thông cảm)
-Theo em, cậu bé nhận được gì ở ông lão ? (... lòng biết ơn )
Nội dung : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ .
c.Đọc diễn cảm 
-3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
-GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn “Tôi chẳng biết làm cách nào ....chút gì của ông lão “
+GV đọc mẫu 
+HS luyện đọc theo cặp 
+HS thi đọc . GV theo dõi uốn nắn 
 3.Củng cố ,dặn dò 
- Câu chuyện gúp em hiểu điều gì ?
-Nhận xét tiết học .
______________________________________
English
Giáo viên bộ môn dạy
______________________________________
Lịch sử
NƯỚC VĂN LANG
I.Mục tiêu: 
* Kiến thức:
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:
+ Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,
HSNK: + Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, lạc dân, lạc tướng ,lạc hầu,
+ Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật,..
+ Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.
*Kĩ năng:
- Mô tả được đời sống vật chất tinh thần của người Việt Cổ.
- Trình bày sự kiện lịch sử: Sự ra đời của nước Văn Lang.
*Định hướng thái độ: 
- Tự hào và nhớ ơn công lao của Vua Hùng đã đóng góp công sức lập nên nước Văn Lang.
- Có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử, bia mộ, nhà thờ của các Vua Hùng.
- Noi gương và học tập gương sáng của các Vua Hùng .
* Định hướng về năng lực: 
+ NL nhận thức LS: Trình bày được sự đời của nước Văn Lang.
+ NL tìm hiểu LS: Ghi lại những dữ liệu thu thập được.
+ NL Vận dụng KT,KN LS: + Kể được tên các hoạt động sản xuất và phong tục tập quán của người dân Lạc Việt mà địa phương còn lưu giữ.
- HS thi kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK phóng to, lược đồ Bắc Bộ và và Bắc Trung Bộ
- GV chuẩn bị phiếu học tập
Sản xuất
Ăn, uống
Mặc và trang điểm
ở
Lễ hội
- Lúa
- Khoai
Cơm, xôi, bánhchưng
Dùng nhiều đồ trang sức, búi tóc
-Nhà sàn
Vui chơi, múa, nhảy
III. Hoạt động dạy học.
1. Khởi động.
- N4 kiểm tra nhau và báo cáo: Tên bản đồ cho ta biết điều gì? 
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi tên bài, nêu mục tiêu.
2. HĐ hình thành kiến thức( HĐ khám phá)
* Hoạt động 1. Tìm hiểu thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang.
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và một số phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng.
- Giới thiệu về trục thời gian: Người ta quy ước năm 0 là năm Công Nguyên; phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước Công Nguyên, phía phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau CN.
 - Yêu cầu HS cùng làm việc N2 để xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ; Xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian.
 - Đại diện một số cặp đôi trình bày. HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
* Hoạt động 2. Nêu các tầng lớp trong xã hội Văn Lang.
- GV đưa ra khung sơ đồ (bỏ trống, chưa điền nội dung) (Vẽ sẵn trên bảng lớp)
 Hùng Vương
Lạc hầu, Lạc tướng

- HS đọc SGK cá nhân điền vào sơ đồ trên các từng lớp: vua, lạc hầu. Lạc tướng, lạc dân, nô tì cho phù hợp.
- Yêu cầu HSNK TL: Xã hội Văn Lang có mấy từng lớp, đó là những từng lớp nào?
- GV nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 3. Tìm hiêu đời sống vật chất và tinh thần của nước Văn Lang.
GV đưa ra khung bảng thống kê (bỏ trống, chưa điền nội dung) phản ánh đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Lạc Việt như sau:
Sản xuất
Ăn, uống
Mặc và trang điểm
ở
Lễ hội
- Lúa
- Khoai
Cơm, xôi, bánhchưng
Dùng nhiều đồ trang sức, búi tóc
-Nhà sàn
Vui chơi, múa, nhảy
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ, xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lí vào bảng.( Yêu câu HS làm vào phiếu học tập)
- Một vài HS mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt
- HSNK trả lời câu hỏi: Những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay.
Hỏi: Địa phương em còn lưu giữ được những tục lệ nào của người Lạc Việt?
 3. HĐ luyện tập, vận dụng:
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- GV, HS nhận xét, đánh giá tiết học (tinh thần + hiệu quả học tập)
 - HS thi kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết.
___________________________________
Thứ Năm, ngày 08 tháng 10 năm 2020
BUỔI S ÁNG
GV đặc thù dạy
_________________________________
BUỔI CHIỀU
Toán
DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
*) BT cần làm: BT1; BT2; BT3; BT4 (a).
II. Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên : 
GV gợi ý cho HS nêu một vài số đã học- GV viết lên bảng
GV giới thiệu số tự nhiên rồi cho HS nêu thêm ví dụ về số tự nhiên.
GV hướng dẫn HS viết lên bảng các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn
Cho HS nêu lại đặc điểm của dãy số vừa viết .
GV nêu lần lượt từng dãy số rồi cho HS nhận xét đặc điểm của dãy số tự nhiên.
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, là dãy số tự nhiên.
2.Hoạt động 2 : Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên :
 GV hướng dẫn HS tập nhận xét đặc điểm của dãy số tự nhiên.
Thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên lièn kề sau nó, như thế dãy số TN có thể kéo dài mãi, điều đó chứng tỏ không có số TN lớn nhất. Không có STN nào liền trước số 0 nên 0 là số TN bé nhất.
Bài 1,2 : 
HS đọc yêu cầu 
1 HS lên làm ở bảng phụ.
HS làm bài vào vở, rồi chữa bài về số liền trước, số liền sau.
Bài 3 : 
HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra kết quả 
Đáp án : a, 4, 5, 6. b, 86, 87, 88 c, 86, 897, 898.
 D, 9, 10, 11 e, 99, 100, 101 g, 9998, 9999, 10000.
Bài 4 : 
HS làm bài vào vở
HS nối tiếp nhau trình bày kết quả :
a, 909, 910, 911, 912, 913, 014, 915, 916,
b, 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14.
3.Củng cố dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học.	
____________________________________
Tập làm văn
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó : nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ)
-Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp . (BT mục III)
II. Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ. 
III. Hoạt động dạy học : 
A.Kiểm tra 
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của tiết trước . 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài 
2 Phần nhận xét 
Bài 1,2 :
-HS đọc yêu cầu của bài tập. 
-Cả lớp đọc bài Ngưòi ăn xin, viết nhanh vào vở lời nói ý nghĩ của cậu bé, nêu nhận xét lời nói ý nghĩ của câu bé nói lên điều gì về cậu bé ?.
-HS phát biểu ý kiến . GV nhận xét 
( Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu bé là một người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người .)
Bài 3: 
-GV treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách kể lại lời nói ý nghĩ của ông lão .
-HS đọc yêu cầu bài 
-HS thảo luận theo cặp, rồi phát biểu ý kiến Cả lớp và GV nhận xét.
+Cách 1: tác giả dẫn trực tiếp 
+Cách 2: tác giả dẫn gián tiếp
3 Phần ghi nhớ 
-HS đọc thầm phần ghi nhớ 
-GVgiải thích cho HS hiểu rõ .
4.Phần luyện tập 
Bài 1
-HS đọc thầm yêu cầu của bài 
-Từng cặp HS trao đổi làm bài vào VBT 
-HS phát biểu ý kiến 
+Lời dẫn trực tiếp : Cậu bé thứ nhất nói dối là bị chó đuổi .
+Lời dẫn gián tiếp : - Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.
 -Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ .
Bài 2: 
-HS đọc yêu cầu bài, lớp thầm lại 
-GV gợi ý, 1 HS giỏi làm mẫu 
-Từng cặp HS trao đổi làm bài vào VBT 
-HS phát biểu ý kiến .GV nhận xét .
Bài 3: 
-HS đọc yêu cầu bài, cả lớp thầm lại 
-GV gợi ý, 1 HS giỏi làm mẫu 
-HS làm bài vào VBT 
-HS phát biểu ý kiến .GV nhận xét 
+Bác thợ hỏi Hoè là cháu có thích làm thợ xây không.
+Hoè đáp rằng Hoè thích lắm .
5 Củng cố dặn dò 
-GV nhận xét tiết học .
-Yêu cầu HS về nhà viết vào vở câu chuyện Sẻ và Chích .
_____________________________________
Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và Hán Việt thông dụng) Về chủ điểm : Nhân hậu - Đoàn kết .(BT2, BT3, BT4). Biết cách mở rộng vốn từ có tỉếng hiền , tiếng ác(BT1)
II. Đồ dùng dạy học
- Từ điển 
III. Hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra 
GV yêu cầu HS lấy ví dụ từ đơn, từ phức . 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1:
-HS đọc thầm yêu cầu của bài 
-HS làm bài theo nhóm 4 viết bài vào phiếu 
-HS trình bày lên bảng lớp . GVcùng cả lớp chấm điểm thi đua .
+Từ chứa tiếng hiền : hiền dịu, hiền hậu, hiền hoà, hiền lành.
+ Từ chứa tiếng ác: ác nghiệt, hung ác, cá cảm, ác mộng.
Bài 2:
-HS đọc yêu cầu của bài tập .Cả lớp đọc thầm 
-HS làm bài vào vở rồi trình bày 
+
-
Nhân hậu
Nhân ái, hiền hậu, phúc hâu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ.
Tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo
Đoàn kết
Cưu mang, che chở, đùm bọc.
Bất hoà, lục đục, chia rẽ
Bài 3:
-HS đọc yêu cầu của bài tập 
-GV hướng dẫn HS cách chọn từ phù hợp 
-HS làm bài vào vở rồi trình bày 
Bài 4:
-HS đọc yêu cầu của bài tập .Cả lớp đọc thầm 
-HS suy nghĩ , lần lượt phát biểu ý kiến 
5 Củng cố dặn dò 
- Về nhà học thuộc các thành ngữ ở bài tập 4.
-GV nhận xét tiết học .
___________________________________
Thứ Sáu, ngày 09 tháng 10 năm 2020
BUỔI SÁNG
Toán
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân .
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số .
* Bài tập cần làm : 1,2, ( bài 3 : Viết giá trị chữ số 5 của hai số .) 
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
1Hoạt động1 : .Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân :
GV Giúp HS biết : 
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1nghìn
Với 10 chữ số 0 ;1 ;2 ;3 ;4 ;5 ;6 ;7 ;8 ;9 ;có thể viết được mọi số TN. 
Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể.
GV : Viết số TN với đặc điểm như trên được gọi là viết số TN trong hệ thập phân.
2 Hoạt động 2 Thực hành :
1. GV nêu cấu tạo của số - HS đọc rồi viết số đó.1 HS lên bảng chữa bài.
2. GV cho HS làm theo mẫu rồi chữa bài.
873 = 800 + 70 +3
4738 = 4000 + 700 + 30 + 8.
10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7.
3.GV nêu sẵn BT trên bảng rồi cho HS nêu giá trị của chữ số 5 trong từng số.
Số
45
57
561
5824
5 842 769
Giá trị của chữ số 5
5
50
500
5000
5 000 000

GV nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố , dặn dò: 
 GVnhận xét

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.doc