Giáo án Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Khoa học

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

I. Mục tiêu:

 - Tháp dinh dưỡng cân đối

 - Một số chất tính của nước và không khí, thành phần chính của không khí.

 - Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

 - Vai trò của nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

II. Hoạt động dạy học:

Câu 1: Thế nào là quá trình trao đổi chất?

Đáp án: Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình trao đổi chất.

Câu 2: Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở người:

Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường: thức ăn, nước uống, khí Ô-xy và thải ra phân, nước tiểu,khí các bô níc để tồn tại.

-Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.

-Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.

Câu 3:Con người cần gì để sống:

- điều kiện vật chất như:thức ăn, nước uống,không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại.

- Điều kiện tinh thần, văn hóa, xã hội như: tình cảm gia đình, bạn bè,làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí,.

Câu 4: Tại sao chúng ta nên sử dụng muối I-ốt và không nên ăn mặn:

 Vì: cơ thể chỉ cần một iốt rất nhỏ. Nếu thiếu iốt cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Vì vậy, nên dùng muối có bổ sung iốt.

- Cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh huyết áp cao.

Câu 5 : nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn hạn chế, ăn ít.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay.
Vừa hô bộ râu , lão vừa nói:
- Bắt được thằng người gỗ , ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này .
Kể về Ba-ra- ba 
Kể về Ba-ra- ba
Nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba
3.Hoạt động2. Phần ghi nhớ : HS đọc sgk 
4.Hoạt động3. Phần luyện tập :
 Bài 1 : (HĐ cá nhân - trao đổi theo cặp)
HS đọc yêu cầu đề rồi trao đổi theo cặp 
Đại diện các cặp trình bày kết quả 
 - Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng ..... thả diều thi .
 - Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
 - Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời . 
 -Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng .
 - Sáo đơn , sáo kép ....như gọi thấp xuống những vì sao sớm . 
Kể sự việc 
Tả cánh diều 
Kể về sự việc và nói lên tình cảm 
Tiếng sáo diều 
Nêu ý kiến , nhận định 
Bài 2 : (HĐ cá nhân- đối chiếu cặp đôi)
 HS đọc yêu cầu bài 
Một hs làm mẫu 
HS làm bài cá nhân 
HS tiếp nối nhau trình bày , cả lớp và gv nhận xét bổ sung
5.Củng cố dặn dò
GV nhận xét ,dặn dò 
Toán
THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
 I. Mục tiêu: 
 Giúp HS biết thực hiện chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
Bài tập cần làm: BT 1(dòng 1,2). HS năng khiếu: làm thêm BT1(dòng 3); BT2; BT3
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ
- Ban tự quản kiểm tra
- GV nhận xét, tuyên dương
B. Bài mới: 
1. GV giới thiệu bài.
2. HĐ1: Hình thành kiến thức mới.
a. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
VD: 9450 : 35 = 
HS đặt tính, tính (như đã học ) 
 9450 35	- ở lần chia thứ 3 hạ 0 
 245	270	 0 chia cho 35 được 0 
 000 viết 0 vào vị trí thứ 3 của thương
b. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục .
VD: 1448 : 24
- HS thực hiện tương tự.
 2448 24	- ở lần chia thứ 2 hạ 4; 
 048 102	4 chia 24 được 0 viết 0 
 0	
GV: ở lần chia nào mà SBC nhỏ hơn số chia sẽ được 0 viết vào thương sau đó hạ chia tiếp lần sau.
3. HĐ2 : Thực hành :
Bài 1(dòng 1): Đặt tính rồi tính. (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra)
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào vở ô li.
- HS chéo vở kiểm tra bạn. GV theo dõi, giúp đỡ HS chưa hoàn thành.
 - Gọi học sinh lên bảng làm. 
 a) 8750 35 23520 56
 175 250 112 42
 00 00
b) 2996 28 2420 12
 196 107 020 201
 00 8
- Lớp nhận xét bạn làm.
*Dành cho HS có năng khiếu
Bài 1(dòng 3): Đặt tính rồi tính.
- HS làm bài – lên bảng chữa bài.
 a) 11780 42 b) 13870 45
 338 280 370 308
 20 10
 20
- Lớp nhận xét bạn làm.
Bài 2: Chú ý đổi:1giờ12 phút =72phút.
Đổi 1 giờ 12 phút = 72 phút
Trung bình mỗi phút máy bơm đó bơm được là: 
 	97200 : 72 = 1350 (lít)
Đáp số: 1350 lít
Bài 3: GV YC HS giải bài toán.
 	a) Chu vi mảnh đất đó là: 307 x 2 = 614 (m).
b) Chiều dài mảnh đất là : 	(307 - 97 ) : 2 = 105 (m)
Chiều rộng mảnh đất đó là: 105 + 97 = 202 (m).
Diện tích mảnh đất đó là : 202 x 105 = 21210 (m2)
Đáp số: a) 614 (m) ; b) 21210 m2
- Lớp nhận xét bạn làm.
GV nhận xét kết luận.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
BUỔI CHIỀU
GV đặc thù dạy
Thứ Tư, ngày 6 tháng 1 năm 2020
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục tiêu: 
- Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng ghi ba cách xây dựng cốt truyện.
III.Hoạt động dạy học:
Bài cũ: (6p) 
Hai bạn kể lại câu chuyện của tuần trước.
- HS kiểm tra bạn bên cạnh về câu chuyện lần trước.
 GV nhận xét. 
Bài mới: (28p) 
1. Giới thiệu bài.
 2. Hoạt động 1: HS phân tích đề. (HĐ cả lớp)
- HS đọc yêu cầu của đề. 
- GV viết đề bài lên bảng. Gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề.
- Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh em.
3. Hoạt động 2: Gợi ý kể chuyện. 
Ba HS nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK.
GV nhắc HS chú ý:
+ Em có thể kể theo một trong ba hướng xây dựng cốt truyện như SGK.
+ Khi kể, nên dùng từ xưng hô - tôi.
Một số HS tiếp nối nhau nói hướng xây dựng cốt truyện của mình. GV khen gợi những HS đã chuẩn bị dàn ý cho bài kể từ trước.
4. Hoạt động 3: Kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa chuyện 
a) Kể theo cặp.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về đồ chơi.
- GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
b) Thi kể chuyện trước lớp. 
HS nối tiếp nhau thi kể. Mỗi em kể xong nói ý nghĩa câu chuyện.
Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất.
GV tuyên dương câu chuyện hay nhất. 
Củng cố, dặn dò: (2p) 
GV nhận xét tiết học.
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- BT cần làm: Bài 1a. Học sinh NK làm thêm bài tập 1 b
- Giảm tải: Không làm cột a bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5p) 
- Học sinh làm bảng con, 1 học sinh làm bảng lớp
	Đặt tính rồi tính: 3287 : 45	
- Kiểm tra bài bạn bên cạnh.	
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: (27p)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ. (HĐ cả lớp)
* Trường hợp chia hết: 1944 : 162 = ?
HS đặt tính rồi tính từ trái sang phải. 
1944 162
0324 12
000
GV gọi HS nhắc lại cách chia 
GV vậy 1944 : 162 = 12.
* Trờng hợp chia có dư: 8469 : 241 = ?
HS đặt tính rồi tính từ trái sang phải 
8469 241
1239 35
0034
- GV gọi HS nhắc lại cách chia 
- GV vậy : 8469: 241 =35 ( dư 34)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài 
Bài 1 : (HĐ cá nhân)
- GV nêu yêu cầu.
- HS tự đặt tính và tính, sau đó chữa bài trên bảng lớp 
- GV theo dõi giúp đỡ HS chưa hoàn thành
b, 6420 : 321 = 20 
 4957 : 165 = 30 (dư 7)
3. Củng cố ; dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học 
Khoa học
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
I. Mục tiêu: 
 - Tháp dinh dưỡng cân đối
 - Một số chất tính của nước và không khí, thành phần chính của không khí. 
 - Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 - Vai trò của nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. 
II. Hoạt động dạy học: 
Câu 1: Thế nào là quá trình trao đổi chất?
Đáp án: Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình trao đổi chất.
Câu 2: Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở người:
Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường: thức ăn, nước uống, khí Ô-xy và thải ra phân, nước tiểu,khí các bô níc để tồn tại.
-Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
-Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất  với môi trường thì mới sống được.
Câu 3:Con người cần gì để sống:
-         điều kiện vật chất như:thức ăn, nước uống,không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại.
-         Điều kiện tinh thần, văn hóa, xã hội như: tình cảm gia đình, bạn bè,làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí,...
Câu 4: Tại sao chúng ta nên sử dụng muối I-ốt và không nên ăn mặn:
  Vì: cơ thể chỉ cần một iốt rất nhỏ. Nếu thiếu iốt cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Vì vậy, nên dùng muối có bổ sung iốt.
-         Cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh huyết áp cao.
Câu 5 : nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn hạn chế, ăn ít.
Ăn đủ
Ăn vừa phải
Ăn mức độ
Ăn ít
Ăn hạn chế
Lương thực, rau và quả chín
Thịt cá và các loại thủy sản, đậu phụ
Dầu mỡ
Đường
Muối
 
Câu 6: Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn
-         được nuôi trồng và bảo quản, chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn,hóa chất,không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng.
- Câu 7: Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần làm gì:Chọn thức ăn tươi,sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.Dùng nước sạch để rửa thực phẩm,dụng cụ và để nấu ăn.
- Nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay, thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
Câu 8 : Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật:
- Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quí không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quí. Vì vậy, cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Trong nguồn đạm động, chất đạm do thịt,các loài gia cầm và gia súc cung cấp thường khó tiêu hơn chất đạm do các loài cá cung cấp.vì vậy, nên ăn cá.
Câu 9: Nêu vai trò của chất đạm và chất béo:
 Chất đạm: xây dựngvà đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già hủy hoại trong hoạt động sống của con người.
Chất béo: chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min: A,D,E,K.
Câu 10: Một số cách giữ thức ăn được lâu và không mất chất dinh dưỡng:
- Làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp.
Câu 11: nêu một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡnglà gì?
-         Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi ta min A
-         Bệnh phù do thiếu vi ta min B
-         Bệnh chảy máu răng do thiếu vi ta min C
-         Bệnh còi xương do thiếu vi ta min D
-         Thiếu I-Ốt, cơ thể phát triển chậm dễ bị bệnh bướu cổ...
Câu 12. Nêu các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng:
- cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng để đảm bảo sự phát triển bình thường và phòng chống bệnh tật.đối với trẻ em thường theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ em mắc các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị.
Câu 13. Nêu nguyên nhân gây ra bệnh béo phì:
-         Ăn quá nhiều mà hoạt động quá ít nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều gay ra bệnh béo phì.
Câu 14.Cơ thể bị béo phì gây ra những bệnh nào:- tiểu đường, huyết áp cao,...
Câu15. Nêu cách phòng bệnh béo phì:
-         Ăn uống hợp lí , rèn luyện thói quen ăn uống điều độ,ăn chậm nhai kĩ,..
-         Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Câu 16. khi bị bệnh ta phải làm gì?
 -Khi cảm thấy khó chịu và không bình thườngphải báo ngay cho cha mẹ và người  lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
Câu17. khi bị bệnh thường có dấu hiệu gì?
- như hắt hơi, sổ mũi,chán ăn,mệt mỏi hoặc đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao.
Câu 18. Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
- Người bị bệnh phải ăn nhiều thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng như: cá, thịt, trứng, sữa và các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể. Nếu người bệnh quá yếu, không ăn được thức ăn đặc sẽ cho ăn cháo thịt băm nhỏ, súp, sữa, nước quả ép,...Nếu người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít thì cho ăn nhiều bữa trong ngày. Có một số bệnh cần ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
III. Củng cố, dặn dò : 
Nhận xét tiết học
Tập đọc
TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG ” 
I.Mục tiêu 
 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài .Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài 
(Bu-ra-ti-nô,Tóoc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, a-di-li-ô);bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. 
 - Hiểu ND: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. (Trả lời được các CH trong SGK)
II.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ : (5')
HS đọc nối tiếp nhau đọc bài: Kéo co và nêu nội dung của bài học. 
B.Bài mới.
 1.Giới thiệu bài 
2.Hoạt động1: Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
 - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài: Trong quán ăn “ba cá bống” 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng, sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn 
- Đoạn 1: Từ đầu đến cái lò sửơi này.
	- Đoạn 2: tiếp theo đến các lộ ạ.
 - Đoạn 3: Phần còn lại.
 	- GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải.
 	- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm.
 b). Tìm hiểu bài (HĐ cặp đôi)
- Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì từ lão Bác-ra-ba? (cần biết kho báu ở đâu) 
- Chú bé người gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra -ba phải nói ra điều bí mật? (chú chui vào một cái bình....đã nói ra điều bí mật) 
- Chú bé người gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào? (cáo A-li- sa và mèo A-đi-li-ô ....chú bé lao ra ngoài) 
- Tìm những hình ảnh, chi tiết trong chuyện em cho là ngộ nghĩnh ? 
- Nêu ý nghĩa của chuyện? (Chú bé người gỗ Bu -ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm cách bắt chú)
3.Hoạt động2: HS đọc giọng phù hợp:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. 
- GV hướng dẫn HS đọc đúng giọng của từng đoạn 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai 
+GV đọc mẫu 
+HS luyện đọc theo cặp 
+HS thi đọc. GV theo dõi uốn nắn 
4. Củng cố ,dặn dò: (5')
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình).
- Dặn HS về nhà luyện đọc
Lịch sử
CUỘC CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
I. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức : Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về 3 lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên, thể hiện:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: Tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng)
- Kĩ năng : 
+ Kể chuyện câu chuyện bóp nát quả cam.
+ Sưu tầm lịch sử.
+ Kĩ năng đóng vai thể hiện lại Hội Nghị Diên Hồng
- Định hướng thái độ :
+ Lòng tự hào về truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
+ Lòng biết ơn đối với quân dân nhà Trần, Trần Hưng Đạo
- Định hướng năng lực :
+ Nhận thức LS : Trình bày được cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
+ Tìm tòi, khám phá LS : Tra cứu tài liệu học tập và quan sát tranh.
+ Vận dụng KT - KN: Sưu tầm tranh ảnh, các câu chuyện về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ; viết cảm nghĩ của em về 3 lần chiến thắng quân Mông - Nguyên.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Hình ảnh, tư liệu, chuyện kể lịch sử về quyết tâm chống quân Mông - Nguyên; câu chuyện bóp nát quả cam. Máy chiếu, thiết bị nghe nhìn khác.
- HS: Sưu tầm những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên; tranh ảnh về cuộc kháng chiến này.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Khởi động:
- Hãy nêu quan ý kiến của em về việc đắp đê của nhà Trần.
- Cho học sinh quan sát bức tranh : Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
- Em hãy cho biết bức tranh vẽ ai ? Và người này đang làm gì ?
- Hs trả lời:
- Gv dẫn dắt vào bài học mới.
Hoạt động 2: Nêu ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần
- Hs làm việc trong nhóm 4 đóng vai:
- Hs đọc thầm trong SGK đoạn từ lúc đó ............hai chữ “sát thát”
- Đóng vai diễn lại Hội nghị Diên Hồng
- Em hãy nêu ý chí quyết tâm của vua tôi nhà Trần quyết tâm chống giặc.
- HS phát biểu và bổ sung ý kiến
- GV kết luận
Hoạt động 3: Trình bày kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến
- HS đọc sgk. Thảo luận theo nhóm trình bày các kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần thông qua các câu hỏi:
? Nhà Trần đã đối phó với giặc ntn khi chúng mạnh và khi chúng yếu
? Việc cả 3 lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng gì
- Đại diện nhóm phát biểu, GV tổng kết và chuyển ý
? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta( Đất nước sạch bóng quân thù ,độc lập dân tộc được giữ vững)
? Theo em vì sao dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này( Vì dân ta đoàn kết ,quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc)
? Em có nhận xét gì về các tướng sĩ nhà Trần và Trần Hưng Đạo.
Hoạt động 4: Kể chuyện về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản
- Tổ chức cho HS kể những câu chuyện đã tìm hiểu được : Về tấm gương Trần Quốc Toản
- Kể theo nhóm.
- Một số HS kể trước lớp
- GV tổng kết đôi nét về tấm gương Trần Quốc Toản.
Hoạt động nối tiếp: Luyện tập, vận dụng.
- Sưu tầm tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
( Có thể cho học sinh vẽ tranh về nhân vật hay cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên)
- ( Có thể cho kể chuyện)
- ( Viết cảm nghĩ của em về 3 lần chiến thắng quân Mông - Nguyên)
 - Khoảng năm 700 TCN đến 179 TCN: nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
   - 179 TCN đến năm 938: hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
   - Năm 938: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán
   - Năm 938 đến năm 1009: buổi đầu độc lập (chống quân Tống xâm lược, dời đô ra Thăng Long)
   - Năm 1226 đến năm 1400: nước Đại Việt dưới thời Trần.
   - Thế kỉ XV: nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê
   - Nước Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII Trịnh Nguyễn phân tranh
   - Năm 1786: Quang Trung thống nhất đất nước.
   - Năm 1802 đến năm 1858: nhà Nguyễn thành lập
- GV nhận xét tiết học
Thứ năm, ngày 26 tháng 12 năm 2019
BUỔI SÁNG
GV đặc thù dạy
BUỔI CHIỀU
Tập làm văn
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG 
I.Mục tiêu 
- Dựa vào bài đọc kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết 
giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.
* Giáo dục kĩ năng sống
 HS có kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin .Thể hiện sự tự tin và kĩ năng giao tiếp- (BT1,2)
II.Hoạt động dạy học
A. Bài cũ ( 5')
Một hs nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn (quan sát đồ vật)
- Một hs đọc lại dàn ý tả 1 đồ chơi em thích 
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài(2') 
2.Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: (HĐ cặp đôi) 
- Một hs đọc đề. Cả lớp đọc thầm bài: Kéo co.
- Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của địa phương nào?
- Một vài hs thi thuật lại trò chơi Kéo co.
Bài 2: Xác định yêu cầu của bài (HĐ cặp đôi)
-HS đọc yêu cầu của đề bài: 
a, Xác định yêu cầu của đề bài 
- HS đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh minh hoạ SGK, nói tên những trò chơi lễ hội được vẽ trong tranh 
- GV nhắc HS giới thiệu 1 lễ hội ở quê em hoặc lễ hội em đã thấy
- HS nối tiếp nhau giới thiệu tên lễ hội mà em sẽ giới thiệu với các bạn 
 b, Thực hành giới thiệu 
- Từng cặp HS thực hành giới thiệu, sau đó giới thiệu trước lớp.
 Cả lớp bình chọn người giới thiệu hay 
Tự so sánh ở địa phương mình có những trò chơi, những lễ hội như trên không? 
HS nối tếp nhau phát biểu.
Quan sát 6 tranh minh hoạ trong sgk nêu tên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh.
+ Trò chơi: Thả chim bồ câu, Đu bay, Ném còn.
+Lễ hội: Lễ hội bơi trải, hội cồng chiêng, hội hát quan họ.
Giới thiệu những trò chơi hoặc lễ hội có ở quê hương mình.
b) Thực hành giới thiệu (HS NK)
HS tự giới thiệu trò chơi, lễ hội của quê hương mình cho bạn nghe.
HS thi giới thiệu trò chơi, lễ hội của quê hương mình trước lớp.
3.Củng cố , dặn dò:(3')
 GV nhận xét tiết học.
Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu 
- Biết chia cho số có ba chữ số.
- BT cần làm: BT1(a)
* Giảm tải bỏ bài 1 (b), bài 2, bài 3.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học 
A.Bài cũ: (5p) 
- Hs làm bài tập sau : Đặt tính rồi tính 
1846 : 131	7722 : 143	
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: (27p)
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính (HĐ cá nhân - đối chiếu cặp đôi)
HS nêu cách đặt tính và ước lượng thương
 HS làm vào bảng phụ 2 phép tính
 3 em lên bảng tính( đặt tính rồi tính)
704:354 7552:236 9060: 453
-HS nhận xét , đối chiếu bài
 704 354 
 354 1
 350 
Vậy 704 : 354 = 1( dư 350) 
-Phép tính còn lại làm vào vở 
GV theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ HS chưa hoàn thành.
-Nhận xét bài. 
Kết quả: 	a)	2;	32;	20.
3.Củng cố, dặn dò: (3p) 
GV chấm một số vở.
Nhận xét tiết học.
LTVC:
CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I, Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?
- Nhận ra hai bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu kể Ai làm gì?từ đó biết vận dụng kiểu câu kể Ai làm gì?vào bài viết.
II, Đồ dùng dạy học:

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc