Giáo án Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

Tập làm văn

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Nắm vững cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẻ của lời tả với lời kể ( BT1).

- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp( BT 2)

II. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV hỏi: Thế nào là văn miêu tả? Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật?

- 1 Hs đọc mở bài và kết bài của bài tả cái trống.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập về văn miêu tả: cấu tạo bài văn, vai trò của việc quan sát và lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Bài 1: (HĐ cặp đôi)

- Học sinh đọc kĩ yêu cầu của bài tập 1.

- Đọc thầm bài: “chiếc xe đạp của chú Tư”

- HS suy nghĩ, thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi ở VBT.

- Đại diện HS trình bày kết quả.

a) Các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài “chiếc xe đạp của chú Tư”

+ Mở bài: (Trong làng tôi .chiếc xe đạp của chú): Giới thiệu chiếc xe đạp (đồ vật được tả). (Mở bài trực tiếp).

+ Thân bài: (ở xóm vườn nó đá đó): Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp.

+ Kết bài: (Câu cuối: Đám con nít cười rộ xe của mình): nêu kết thúc của bài (niềm vui của đám con nít và chú Tư bên chiếc xe) (Kết bài tự nhiên).

b) Ở phần thân bài, chiếc xe được miêu tả theo trình tự:

+ Tả bao quát chiếc xe: xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.

+ Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật: xe màu vàng

c) Tác giả quan sát chiếc xe bằng giác quan nào?

 Bằng mắt nhìn: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm bằng thiếc.

 Bằng tai: Khi ngừng đạp, xe ro ro kêu thật êm tai.

d) Những lời kể xen lẫn lời tả trong bài: “Chú gắn xe của mình”

Lời kể xen lẫn miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: Chú yêu quý chiếc xe và hãnh diện vì nó.

Bài 2: (HĐ cá nhân)

- Hs đọc đề, Gv viết đề bài lên bảng .

- Giáo viên hướng dẫn:

 + Lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay chứ không phải cái mà em thích.

+ Dựa các bài văn: Chiếc cối tân, chiếc xe đạp của chú Tư để lập dàn ý.

- HS tự làm bài.

- HS đọc bài của mình.

- Gv ghi nhanh các ý chính lên bảng.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gữ
 + HS nhẩm - thi HTL các tục ngữ, thành ngữ
 GV: ở bài tập 2 các em đã hiểu nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ. Hãy vận dụng các thành ngữ, tục ngữ đó vào BT 3:
Bài 3: Học sinh trao đổi cặp đôi trong 3 phút.
HS đọc y/c bài tập, suy nghĩ, chọn các câu thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn
 -HS nối tiếp nhau nói lời khuyên bạn
Ví dụ: a) Nếu bạn chơi với một số bạn hư  hỏng nên học kém hẳn đi.
- Em sẽ nói với bạn: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn” Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi.
b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra mình là người gan dạ.
- Em sẽ bảo: “Chơi dao có ngày đứt tay”, hoặc "Đừng chơi với lửa" xuống đi thôi 
GV và HS cả lớp nhận xét. 
3. Củng cố - dặn dò(5') 
- Nhận xét giờ học.
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
Giúp học sinh: Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
BT cần làm: Bài 1, bài 2. HSNK làm thêm bài 3.
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: (5p) 	Gọi HS chữa BT 2.
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: (28p)
1. HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới. (HĐ cặp đôi) 
* Trường hợp chia hết: 672 : 21 =?
- HS tự thực hiện ở giấy nháp.
a. Đặt tính: 	672 21
 	63 32
 	 42
 	 42
 	 0
b. Học sinh nêu cách chia.
* Trường hợp chia có dư 779 : 18
 Đặt tính và tính: 779 18
 	 72 43	
	 	 59
 	 54	 
 	 5 	 
GV nhắc học sinh tập  ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
Chẳng hạn: 77 : 18 = ?
Có thể làm tròn số: 80 : 20 = 4 
2. HĐ2: Thực hành:
Bài 1: (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra)
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào vở ô li.
- HS chéo vở kiểm tra bạn. GV theo dõi, giúp đỡ HS chưa hoàn thành.
 - Gọi học sinh lên bảng làm. 
 - GV cùng HS khác nhận xét.
Kết quả: a) 12;	16 (dư 20)	b) 7;	 	7 (dư 5)	
Bài 2: - HS đọc yêu cầu
- HS hỏi đáp: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cấu tìm gì? 
- HS làm bài cá nhân vào vở ô li.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS chưa hoàn thành.
- HS trao đổi bài với bạn bên cạnh.
- 1 HS lên bảng làm. Bài giải
Số bộ bàn ghế xếp vào một phòng là:
240 :15 = 16 ( bộ)
Đáp số: 16 bộ bàn ghế.
 Bài 3: Dành cho HS NK. (HĐ cá nhân) 
 Muốn tìm thừa số chưa biết của tích ta làm thế nào? (HS nêu: Muốn tìm thừa số chưa biết của tích ta lấy tích chia cho thừa số đã biết).
a) x x 34 = 714 	b) 846 : x = 18 
x = 714 : 34 x = 846 : 18
x = 21	 x = 47.
3. Củng cố, dặn dò: (2p) 
 GV chấm một số vở.
 Nhận xét tiết học.
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
BUỔI CHIỀU:
Giáo viên bộ môn dạy
Thứ tư, ngày 30 tháng 12 năm 2020
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ(TT)
I. Mục tiêu
- Thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số. ( chia hết, chia có dư)
- HS cần làm bài tập 1; bài 3 a.
- HSNK: làm BT 2, 3b
II.Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: (5p) 
- GV yêu cầu 2 hs lên làm bài, cả lớp làm vào vở nháp, đối chiếu kết quả cặp đôi. 
- 2 hs lên bảng 792 :12 945 :15
B. Dạy bài mới. 
1.Giới thiệu bài:(1 phút)
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới. (14 phút) (HĐ cả lớp)
* Trường hợp chia hết:	8192 : 64 = ?
- HS hướng dẫn HS chia:
a, Đặt tính	8192 64
b, Tính từ trái sang phải	64 128
	- Qua 3 lần chia	179
	- Chú ý: Giúp học sinh ước 	128
 lượng tìm thương ở mỗi lần chia.	 512
Chẳng hạn:	 512
	179 : 64 = ? có thể ước lượng	 0
	17 : 6 = 2 (dư 5)
	512 : 64 = ? có thể ước lượng
	512 : 6 = 8 (dư 3)
* Trường hợp chia có dư	1154 : 64 = ?
* HĐ cặp đôi.
- HS tự chia, đổi bài kiểm tra với bạn bên cạnh.
- Gv gọi 1 Hs lên bảng thực hiện phép chia. 
- Cả lớp nhận xét bài của bạn.
- GV giới thiệu phép chia có dư.
3. Thực hành(14 phút) 
Bài 1: (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra)
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh đặt tính rồi tính.
- Hs làm bài và chữa bài bằng cách thi làm, đúng làm nhanh:
- HS đối chiếu bài theo cặp
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng
 a, 4674 : 82 b. 5781 : 47
 2488 : 35 9146 : 72
Bài 2. (dành cho HSNK) (HĐ cá nhân)
- Hs đọc đề. nêu yêu cầu của bài toán.
- HS tự giải bài.
- Đại diện HS trình bày bài giải.
- Cả lớp nhận xét.
Bài giải
Ta có: 
: 12 = 291 (dư 8)
Vậy số bút chì đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì còn thừa 8 bút chì.
 Đáp số: 291 tá bút chì còn thừa 8 bút chì.
Bài 3a: (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra)
- HS nêu yêu cầu.
- Cho học sinh nhắc lại quy tắc tìm 1 số chưa biết: tìm số chia chưa biết. 
- HS tự làm bài- đổi vở kiểm tra theo cặp.
- HS làm bài, chữa bài. 
 75 x X = 1800 
 x = 1800 : 75 
 x = 24 
b. HSNK: Tự làm bài, chữa bài
 C.Củng cố dặn dò: (2 phút) Hệ thống nội dung bài học 
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu :
 - Kể lại được câu chuyện (đoạn chuyện) đã nghe đã đọc núi về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đó kể.
II . Chuẩn bị 
Một số chuyện viết về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi: có tính truyện cười, thiếu nhi, báo, sách truyện đọc lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: (5 phút)
	Gọi 1- 2 HS kể chuyện “Búp bê của ai” nêu nội dung câu chuyện
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài. (1 phút) 
2.Tìm hiểu bài: (27 phút)
HĐ1: Giáo viên HD học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
a. Giúp học sinh hiểu yêu cầu đề	
- Học sinh nối tiếp đọc đề bài và cả lớp chú ý SGK. 
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
(Lưu ý: Cánh diều tuổi thơ không phải là truyện kể vì không có nhân vật là những đồ chơi hoặc những con vật gần gũi với trẻ em)
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK. 
- GV yêu cầu học sinh kể chuyện đúng chủ điểm.
HĐ2: HS thi kể chuyện trước lớp	
a, Học sinh chọn câu chuỵên để kể.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu tên chuyện mình kể.
b, Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện (HĐ cặp đôi)
- Từng cặp học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét
- Thi kể chuyện trước lớp: 3 HS của ba nhóm thi kể.
- HS trao đổi về nội dung câu chuyện.
- GV cho HS liên hệ thực tế.
- Nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- GV nhận xét tiết học, khen những học sinh chăm chú học yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục kể chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị: Kể câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn
Tập đọc
TUỔI NGỰA
I. Mục tiêu :
 - Biết đọc với giọng vui nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài. 
- Hiểu ND: cậu bé Tích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4; thuộc 8 dũng thơ trong bài).
- HSNK thực hiện được yêu cầu của câu hỏi 5 SGK.
II. Các hoạt động dạy học: 
A.Kiểm tra: (5 phút) 
- Hs đọc bài: Cánh diều tuổi thơ. Nêu ý nghĩa của bài
- HS kiểm tra theo cặp.
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài . (1 phút)
 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài (16 phút)
 a) Luyện đọc: 
- HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. Đọc 2 -3 lượt. Gv kết hợp sữa lỗi phát âm cách đọc giúp hiểu từ “đại ngàn” 
- Học sinh luyện đọc theo cặp 
- 1-2 em đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài.
 b) Tìm hiểu bài:
* HS hoạt động theo cặp đôi.
- HS trả lời các câu hỏi.
- Đại diện HS lên điều hành các bạn trả lời các câu hỏi:
- Bạn nhỏ tuổi gì ? (tuổi ngựa)
- Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào? (tuổi ấy không chịu yên một chỗ, là tuổi đi) 
- Ngựa con theo ngọn gió rong chơi những đâu? (qua miền trung du..) 
- Điều gì hấp dẫn Ngựa Con trên những cánh đồng hoa? (màu trắng lá của hoa mơ, hoa huệ, cúc dại..)	
-Trong khổ thơ này, “ngựa con ” nhắn nhủ mẹ điều gì? (em nhớ đường về với mẹ) 
- Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này em sẽ vẽ như thế nào?	
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ (10 phút) (HĐ cả lớp)
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài thơ
- Hướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc mỗi đoạn.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2.
( nhấn giọng các từ: bao nhiêu, xanh, hồng, đen hút, mang về, trăm miền)
- HS luyện đọc trong cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm.
3. Củng cố - dặn dò: (3 phút)
GV hỏi: Nêu nhận xét của em về tính cách của cậu bé tuổi ngựa trong bài thơ ?
( Cậu bé giàu mơ ước, giàu trí tưởng tượng ./ Cậu bé yêu mẹ, đi đâu cũng tìm đường về với mẹ)
- GV nhận xét tiết học
English
Giáo viên bộ môn dạy
Lịch sử
Tiết 15: 	 NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
 I. MỤC TIÊU: 
*Kiến thức:
 Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: Nhà Trần quan tâm tới việc đắp đê phòng lụt: Lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đêtừ đầu nguồn các con sông lớn cho đến của biển; khi có lũ lụt tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
*Kĩ năng: 
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử.
- Kể chuyện.
*Định hướng thái độ:
Có ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ đê điều.
*Định hướng năng lực:
- Năng lực nhận thức lịch sử:
 Trình bày một số nét cơ bản về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp
- Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử:
+ Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp)
+ Nêu được nguyên nhân việc đắp đê phòng chống lũ lụt đã trở thành truyền thống của ông cha ta.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về việc đắp đê dưới thời Trần.
+ Nêu được cảm nghĩ của bản thân khi quan sát tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: 
+ Tranh vẽ, tư liệu, bản đồ tự nhiên Việt Nam (ảnh, truyện kể); 
+ Máy chiếu, thiết bị nghe nhìn khác.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về việc đắp đê thời Trần.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động:
- Kiểm tra bài cũ: Nhóm trưởng điều hành kiểm tra: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?. Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài:
+ GV trình chiếu cho HS xem một đoạn cảnh đắp đê dưới thời Trần và hỏi: Những hình ảnh này gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào?
+ GV giới thiệu bài. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi:
+ Nghề chính của nhan dân ta dưới thời Trần là nghề gì?
+ Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông?
+Sông ngòi tạo ra những thuận lời và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân?
- Đại diện một số cặp đôi trình bày. Nhận xét, đánh giá (GV, HS)
- GV chỉ trên bản đồ và giới thiệu lại cho HS thấy sự chằng chịt của sông ngòi nước ta.
GV hỏi: Em có biết câu chuyện nào kể về việc chống thiên tai, đặc biệt là chuyện chống lụt lội không? Hãy kể tóm tắt câu chuyện đó?
- Một vài HS kể trước lớp.
- Chốt (GV hoặc HS): Từ thuở ban đầu dựng nước, cha ông ta đã phải hợp sức. Trong kho tàng truyện cổ Việt Nam câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng nói lên tinh thần đấu tranh kiên cường của cha ông ta trước nạn lụt lội. Đắp đê, đã là một truyền thống có từ ngàn đời của người Việt. 
*Hoạt động 2: Trình bày việc nhà Trần tổ chức đắp đê phòng chống lụt.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 trình bày việc nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt (HS làm việc với thông tin trong SGK kết hợp tranh ảnh về việc đắp đê: cá nhân hoạt động – chia sẻ cặp đôi – chia sẻ trong nhóm)
Câu hỏi gợi ý : .
+ Nhà Trần đã tổ chức việc đắp đê chống lụt như thế nào?
- Lớp trưởng điều hành: Tổ chức cho 3 HS (đại diện 3 nhóm) thi trình bày (GV trình chiếu minh họa theo tiến trình trình bày của HS). HS nhận xét, bình chọn.
- GV nhận xét, đánh giá chung, tuyên dương HS trình bày tốt.
- GV trình bày việc nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt kết hợp trình chiếu theo tiến trình trình bày (nếu cần)
- Gợi mở để HS phát hiện nêu câu hỏi (hoặc GV hỏi – nếu HS không nêu được): Vì sao việc đắp đê phòng chống lụt đã trở thành truyền thống của ông cha ta?
- HS TL. HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt: Vì thời Trần, nghề chính của nhân dân ta vẫn là trồng lúa nước. Sông ngòi chằng chịt nên lụt lội thường xuyên xảy ra.
*Hoạt động 3: Trình bày kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần.
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi TLCH:
+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
+ Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống của nhân dân ta?
- Đại diện một số cặp đôi trình bày. HS nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức (HS hoặc GV)
- GV trình chiếu cho học sinh xem một số đoạn đê tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
3. Hoạt động luyện tập vận dụng:
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- GV, HS nhận xét, đánh giá tiết học (tinh thần + hiệu quả học tập)
- GV yêu cầu HS tìm hiểu về việc đắp đê và bảo vệ đê ở địa phương mình. Sau đó, viết 3 – 5 câu về việc đắp đê và bảo vệ đê mà em đã biết.
Thứ năm, ngày 31 tháng 12 năm 2020
BUỔI SÁNG:
Giáo viên bộ môn dạy
BUỔI CHIỀU:
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 - Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số, (chia hết, chia có dư) 
 - HS cần làm bài tập 1; bài 2 b.
 - HS NK: làm bài tập 3
II.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: (4 phút) 
- Hs làm bài con: 3762 : 12 4537 : 23
- GV nhận xét, sửa bài.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài . (1 phút)
2. Hướng dẫn làm bài tập: (26 phút) 
Bài 1: (HĐ cá nhân- đổi chéo vở kiểm tra)
- Hs nêu yêu cầu . 
- Hs cả lớp làm vào vở.
- Gọi Hs lên bảng đặt và tính. 
- Đổi chéo vở kiểm tra theo cặp đôi
- Cả lớp chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả:
 855 45
579 36
9009 33
9276 39
 45 19
36 16
66 7
78 237
 405
219
240
147
 405
216
231
117
 0
 0
 9
 306



 273



 33
Bài 2 b. (HĐ cặp đôi)
- HS nêu yêu cầu
- Hs nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức không có dấu ngoặc đơn.
- Hs thảo luận cách làm và làm bài vào vở. 
- 2HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét, thống nhất bài làm đúng:
 46857 + 3444 : 28 601759 - 1988 : 14 
 = 46857 + 123 = 601759 - 142
 = 46980 = 601617
Bài 3: ( Dành cho HSNK)
- HS đọc đề 
- 1 HS hướng dẫn các bạn tìm hiểu bài.
- HS giải bài vào vở.
- HS trình bày bài giải.
- GV nhận xét, chột lại bài giải đúng:
Bài giải:
Mỗi xe đạp cần có số nan hoa là:
x 2 = 72 cái
Ta có: 5260 : 72 = 73 (dư 4 cái)
Vậy lắp được nhiều nhất 73 xe đạp và còn thừa 4 nan hoa.
Đáp số: 73 xe đạp, thừa 4 nan hoa.
3. Củng cố dặn dò: (2 phút) - Nhận xét và đánh giá giờ học.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm vững cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẻ của lời tả với lời kể ( BT1).
- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp( BT 2) 
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Thế nào là văn miêu tả? Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật?
1 Hs đọc mở bài và kết bài của bài tả cái trống.
B. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập về văn miêu tả: cấu tạo bài văn, vai trò của việc quan sát và lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: (HĐ cặp đôi)
- Học sinh đọc kĩ yêu cầu của bài tập 1.
- Đọc thầm bài: “chiếc xe đạp của chú Tư” 
- HS suy nghĩ, thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi ở VBT.
- Đại diện HS trình bày kết quả.
a) Các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài “chiếc xe đạp của chú Tư”
+ Mở bài: (Trong làng tôi .chiếc xe đạp của chú): Giới thiệu chiếc xe đạp (đồ vật được tả). (Mở bài trực tiếp).
+ Thân bài: (ở xóm vườnnó đá đó): Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp.
+ Kết bài: (Câu cuối: Đám con nít cười rộxe của mình): nêu kết thúc của bài (niềm vui của đám con nít và chú Tư bên chiếc xe) (Kết bài tự nhiên).
b) Ở phần thân bài, chiếc xe được miêu tả theo trình tự:
+ Tả bao quát chiếc xe: xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.
+ Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật: xe màu vàng
c) Tác giả quan sát chiếc xe bằng giác quan nào?
 Bằng mắt nhìn: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm bằng thiếc.
 Bằng tai: Khi ngừng đạp, xe ro ro kêu thật êm tai.
d) Những lời kể xen lẫn lời tả trong bài: “Chú gắnxe của mình”
Lời kể xen lẫn miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: Chú yêu quý chiếc xe và hãnh diện vì nó.
Bài 2: (HĐ cá nhân)
- Hs đọc đề, Gv viết đề bài lên bảng .
- Giáo viên hướng dẫn:
 + Lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay chứ không phải cái mà em thích.
+ Dựa các bài văn: Chiếc cối tân, chiếc xe đạp của chú Tưđể lập dàn ý.
- HS tự làm bài.
- HS đọc bài của mình.
- Gv ghi nhanh các ý chính lên bảng.
Mở bài:
 Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp: (Là chiếc áo gì )
 b.Thân bài: 
+ Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, màu)
+ Tả từng bộ phận.
 c. Kết bài:
 Tình cảm của em đối với chiếc áo.
- GV: Để quan sát kĩ đồ vật sẽ tả chúng ta cần quan sát bằng những giác quan nào? Khi tả đồ vật cần lưu ý điều gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS trả lời: Thế nào là miêu tả? Muốn có bài văn miêu tả chi tiết, hay cần chú ý điều gì?
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng khác (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp ( BT1, BT2 mục III).
* GDKNS:- Giao tiếp: Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp; KN lắng nghe tích cực.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: 1 HS đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
- 1 em đọc tên các trò chơi, đồ chơi mà em biết.
B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học.
 2. Phần nhận xét:
Bài 1: (HĐ cặp đôi) 
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
- Hs trao đổicặp đôi: nêu câu hỏi có trong đoạn thơ và tìm từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép của người con.
- Cho học sinh suy nghĩ và tự làm bài.
+ Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?
+ Từ ngữ thể hiện thái độ: Lời gọi: Mẹ ơi.
Bài 2: (HĐ nhóm)
- Hs tự đọc bài, thảo luận nhóm để đặt câu đúng.
- Hs tiếp nối nhau đặt câu:
Với cô giáo (thầy giáo).
Ví dụ: Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ ?
Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất ạ ?
Thưa cô, cô có thích ca sĩ Mĩ Linh không ạ ?
Thưa thầy, những lúc nhàn rỗi, thầy thường thích xem phim hay đọc báo ạ ?
Với bạn bè:
Ví dụ: Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không?
Bạn có thích trò chơi điện tử không?
Bạn có thích thả diều không?
Bạn thích xem phin hơn hay nghe nhạc hơn ?
Bài 3: (HĐ cá nhân)
- Hs tự đọc đề và trả lời câu hỏi: Theo em, để giữ phép lịch sự cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào? 
- GV: Để giữ phép lịch sự cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác.
VD : Thưa cô, sao lúc nào cô cũng mặc chiếc áo xanh này ạ ? Sao bạn cứ đeo mãi chiếc cặp rách này thế nhỉ ? 
- Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác thì cần chú ý những gì?
3. Phần ghi nhớ:
 Cho học sinh đọc ghi nhớ ( 4-5 lần.)
4. Phần luyện tập:
Bài tập 1: (HĐ căp đôi)
Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
HS trao đổi cặp đôi và làm vào vở và chữa bài.
Đoạn a)+ Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy- trò.
+ Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i rất trìu mến, ân cần chứng tỏ thầy rất yêu học sinh.
+ Lu-i-Pa xtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo.
Đoạn b)
+ Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: Tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước bị bắt.
+ Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày.
+ Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu cắm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.
Bài 2. (HĐ nhóm)
- HS đọc yêu cầu nội dung bài tập. 
- Tìm câu hỏi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
* GV kết luận: - câu hỏi Các em tự hỏi: là câu hỏi thích hợp thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn sàng giúp đỡ cụ già của các bạn.
- Những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau mà hỏi cụ già thì chưa thật tế nhị, hơi tò mò.
+ Nêu chuyển cá

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_15_nam_hoc_2020_2021.doc