Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021

Đạo đức

 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết1)

 I. Mục tiêu:

 Học xong bài này HS biết:

- Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đèn đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

- Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

 - Kính yêu ông bà, cha mẹ.

* Kĩ năng: Xác định giá trị tình cảm của ông bà , cha mẹ dành cho con cháu. Lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ. Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.

II. Đồ dùng dạy học:

Vở BT

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ( 5')

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS- GV nhận xét chung

B. Dạy bài mới:

 

doc30 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi)
 GV viết lên bảng hai biểu thức :
 3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên
Bước 1: Cá nhân nghe yêu cầu bài
 Bước 2: Bàn trưởng kiểm tra thành viên trong bàn đã nắm được yêu cầu chưa
 Bước 3: Học sinh làm việc cá nhân
Bước 4: Báo cáo kết quả trước lớp
- Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau?
- GV nêu: Ta có 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5
3. HĐ3: Quy tắc một số nhân với một hiệu (HĐ cả lớp)
- GV chỉ vào biểu thức và nêu như SGK.
- GV hỏi: Vậy khi thực hiện phép nhân một số với một hiệu, chúng ta có thể làm thế nào?
- GV kết luận và rút ra công thức : Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân lần lượt số đóvới số bị trừ và số trừ , rồi trừ hai kết quả cho nhau.
a x( b - c) = a x b - a x c
- Yêu cầu HS nêu quy tắc 
4. HĐ4: Thực hành.
Bài 1 : (HĐ cá nhân- nêu nối tiếp kết quả)
GV kẻ BT1 ở bảng- HS nối tiếp nêu kết quả
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2, (HS NK) áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính.( theo mẫu)
HS làm bài và đổi bài nhận xét bài của bạn.
a, 47 x 9 = 47 x ( 10 -1 ) = 47 x 10 - 47x 1 = 470 - 47 = 423
 24 x 99 = 24 x ( 100 -1 ) = 24 x 100 - 24 x 1 = 2400- 24 = 2376
Bài 3. (HĐ cặp đôi) 
Bước 1: Cá nhân đọc hoặc nghe yêu cầu bài
 Bước 2: Bàn trưởng kiểm tra thành viên trong bàn đó nắm được yêu cầu chưa
? Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? 
Để biết số học sinh của hai khối lớp ta làm thế nào?
Bạn có tính được số sách của khối lớp 4, khối lớp 5 không?
  Bước 3: - Học sinh làm việc cá nhân.
Bài giải
Cửa hàng có tất cả số trứng là:
175 x 40 = 7 000( quả)
Cửa hàng đã bán số trứng là:
175 x 10 = 1750 ( quả)
Cửa hàng còn lại số quả trứng là:
7 000 - 1750 = 5 250 ( quả)
Đ/S: 5 250 ( quả)
Bước 4: Trao đổi kết quả với bạn. 
Bước 5: Báo cáo kết quả lầm việc.
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp và gv nhận xét chữa bài.
Bài 4, Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi)
HS làm bài và rút ra nhân một hiệu với một số.
- HS tự làm. Sau đó gọi chữa bài.
- GV nhận xét.
5.Củng cố,dăn dò: ( 4') 
- HS nhắc lại quy tắc.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài tiết sau. 
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ NGHỊ LỰC
I.Mục tiêu: 
Biết thêm một số từ ngữ, tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt theo hai nhóm nghĩa; hiểu nghĩa của từ nghị lực; điền đúng một số từ vào chỗ trống trong đoạn văn; hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học.
II.Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: (5p) 
Gọi HS chữa miệng BT1. 
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: (28p) 
 1) Giới thiệu bài:
2) HS làm bài tập:
Bài 1: (HĐ nhóm)
 Bước 1: Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài. 
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đã nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
  Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm trả lời.
  Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp
 - Cho đại diện 2 nhóm thi đua.
+ Chí có nghĩa là rất, hết sức: chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chíHS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân. Trình bày kết quả bài. 
Bài 2: (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi)
 B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, HS đọc yêu cầu bài.
 B2: Cá nhân làm việc
 B3: Thảo luận thống nhất trong cặp.
 B4: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp.
HS làm bài cá nhân ý b là đúng 
a) Kiên trì 
c) Kiên cố 
d) Chí tình, chí nghĩa
Bài 3: (HĐ cặp đôi) 
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, HS đọc yêu cầu bài.
B2: HS đọc đoạn văn, trao đổi theo nhóm, làm bài, trình bày kết quả.
B3: Trao đổi trong cặp. Góp ý sửa lỗi cho bạn.
B4: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp.
GV chốt lại lời giải đúng.
Điền vào chỗ trống theo thứ tự sau:
Nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng. 
Bài 4: (HĐ nhóm)
 Bước 1: Cá nhân đọc thầm nội dung BT, đọc thầm lại 3 câu tục ngữ.. 
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đã nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
  Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm trả lời.
  Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp
 Sau đó cho HS phát biểu về lời khuyên nhủ, gửi gắm trong mỗi câu. GV nhận xét chốt lại ý đúng.
a. Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hạy vàng giả. Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực ,biết tài năng 
b. Từ nước lã mà làm thành hồ.Từ tay không (không có gì cả) mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài giỏi ngoan cường 
c. Phải vất vả lao động mới có được thành công .Không thể tự dưng mà thành đạt, được kính trọng, có người hầu hạ, cầm tàn, cầm lọng che chở. 
- Câu a khuyên ta: Đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn. 
- Câu b khuyên ta: Đừng sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng .Những người từ hai bàn tay trắng mà làm nênsự ngiệp càng đáng kính trọng, khâm phục. 
- Câu c khuyên ta: Phải vất vã mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt.
3. Củng cố, dặn dò: (3p) 
GV chấm một số vở.
Nhận xét tiết học.
______________________
 Tin học
 Tìm hiểu kênh hình ảnh
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
- Học sinh nhập hình ảnh vào phần mềm Photo Story 3.0 for windown. 
- Biết sắp xếp hình ảnh trong phần mềm Photo Story 3.0 for windown.
- Biết minh hoạ thành một câu chuyện kĩ thuật số.
 2. Kỹ năng:
 Sau khi học xong bài này các em có khả năng:
- Biết tạo một dự án.
- Biết tạo một câu chuyện kĩ thuật số.
 3. Thái độ:
	Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
Học tại phòng máy:
- Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy tính thực hành, phấn, đồ dùng học tập.
- Học sinh: tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp
2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Nhập hình ảnh
Bước 1. Chọn -> -> tại cửa sổ and arrange your pictures, nhấp vào nút .
Bước 2. Tại hộp thoại File Browser, chọn thư mục chứa file hình ảnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tải hình trên Internet
Hoạt động 2: Sắp xếp hình ảnh – xoá hình ảnh
 Sau khi chọn và nhập hình vào dự án, hình ảnh được chọn sẽ được thể hiện trên film strip.
- Nếu muốn thay đổi thứ tự, em chọn 
- Giáo viên quan sát học sinh thực hành và hướng dẫn cho học sinh chưa thực hành tốt.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Khám phá
- Học sinh khám phá các nút lệnh.
Hoạt động 4: Trải nghiệm
Sử dụng Photo Story 3.0 for window để tạo các dự án minh hoạ như:
- Tự truyện của học sinh, tiểu sử, lịch sử.
- Biên tập các cuộc thi văn nghệ, thể thao, sinh nhật, các ngày lễ 
- Giáo viên hỏi học sinh ngày sinh nhật của mình, ngày lễ của trong tháng, ngày lễ quan trọng của người thân.
- Sau đó lưu dự án.
- Giáo viên quan sát học sinh thực hành và hướng dẫn thực hành cho học sinh chưa đạt, khích lệ học sinh thực hành tốt.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Giáo viên gợi mở câu hỏi: Photo Story 3.0 for window cho phép người sử dụng lưu dự án (Save Project) ngay từng cửa sổ.
- Ổn định.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh cả lớp tải hình trên Internet
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh chú ý và ghi nhớ.
- Học sinh quan sát hình và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh tự khám phá tác dụng của từng nút lệnh.
- Học sinh trải nghiệm và giới thiệu tác phẩm cho bạn bè.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.

_______________________
Thứ tư, ngày 9 tháng 12 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
II. Hoạt động dạy học: 
HĐ1: (5p) Củng cố kiến thức đã học. (HĐ cả lớp)
GV gợi cho hs nhắc lại các kiến thức về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng 
HS viết biểu thức chữ :
a x b = b x a
(a x b) x c = a x (b xc)
a x (b + c) = a x b + a x c
(a + b) x c = a x c + a x b
a x (b – c) = a x b – a x c
(a – b) x c = a x b – a x c
HĐ2: (28p) Thực hành:
Bài 1: Dòng 2 dành cho HS NK. (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra)
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, đọc thầm và làm bài vào vở. 
B2: HS chéo vở kiểm tra bài bạn
B3: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp
 GV nhắc HS áp dụng qui tắc nhân một số với một tổng (hiệu) để tính.
a. 135 x (20 + 3) = 135 x 20 + 135 x 3 = 2700 + 405 = 3105.
427 x (10 + 8) = 427 x 10 + 427 x 8 = 4270 + 3416 = 7686.
b. 642 x (30 – 6) = 642 x 30 – 642 x 6 = 19260 – 3852 = 15408.
284 x (40 – 8) = 284 x 40 – 284 x 8 = 15360 – 2272 = 12078.
Bài 2: Dòng 2 dành cho HS NK. (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi).
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, HS đọc yêu cầu bài.
B2: cá nhân làm việc
B3: Trao đổi trong cặp. Góp ý sửa lỗi cho bạn.
B4: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp.
34 x 4 x 5 = 134 x 20 = 2680;	5 x 36 x 2 = 36 x 10 = 360
 42 x 2 x 7 x 5 = (42 x 7) x (2 x 5) = 294 x 10 = 2940
137 x 3 + 137 x 97 = 137 x (3 + 97) = 137 x 100 = 13700.
 94 x 12 + 94 x 88 = 94 x (12 + 88) = 94 x 100 = 9400.
 428 x 12 – 428 x 2 = 428 x (12 – 2) = 428 x 10 = 4280.
537 x 39 – 537 x 19 = 537 x (39 – 29) = 537 x 20 = 10740.
Bài 3: Dành cho HS NK. (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi)
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, HS đọc yêu cầu bài.
B2: cá nhân làm việc
B3: Trao đổi trong cặp. Góp ý sửa lỗi cho bạn.
B4: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp.
Gọi ba HS lên bảng làm. GV nhận xét.
Kết quả: 	a) 2387; 	1953.
b) 9086;	9260.
c) 35786;	25385.	
Bài 4: Phần tính diện tích dành cho HS NK.(HĐ nhóm)
 Bước 1: Cá nhân đọc thầm nội dung BT. 
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đã nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
  Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm trả lời.
  Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp 
Một em đọc bài toán, nêu qui tắc tính chu vi và diện tích HCN rồi giải. 
Giải
Chiều rộng hình chữ nhật là: 180 : 2 = 90 (m)
Chu vi sân vận động là:	 (180 + 90) x 2 = 540 (m)
Diện tích sân vận động là: 180 x 90 = 16200 (m2)
Đáp số: 540 m.
16200m2.
Củng cố, dặn dò: (3p) 
GV chấm một số vở.
 Nhận xét tiết học.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
 - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc
 sống.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
HS NK kể được câu chuyện ngoài SGK; lời kể tự nhiên, có sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học:
 Một số truyện viết về người có nghị lực. 
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: (5p) 
1 em kể lại chuyện Bàn chân kì diệu. 
Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc kí?
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: (28p) 
 1) Giới thiệu bài
 2) Hướng dẫn HS kể chuyện (HĐ cả lớp)
 Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề. 
 Một HS đọc đề bài. GV chép đề lên bảng. 
 Hãy kể câu chuyện mà em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại) hoặc được đọc về một người có nghị lực.
- Một em đọc lại đề ra 
- Bốn em nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- HS đọc thầm lại gợi ý 1. HS nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình.
- Đọc thầm gợi ý 3. GV dán dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện lên bảng, nhắc HS:
+ Trước khi kể các em cần giới thiệu câu chuyện của mình.
+ Chú ý kể tự nhiên, nhớ kể chuyện với giọng kể.
HS thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
 (HĐ cặp đôi) 
- HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghiã câu chuyện.
 - Mời 1- 2 HS NK kể lại câu chuyện ngoài SGK. GV nhận xét. 
 - HS thi kể trước lớp, nêu ý nghĩa câu chuyện.Cả lớp và GV bình chọn bạn kể 
chuyện hay nhất.
 - Gọi 1 - 2 em khá kể và nêu ý nghĩa truyện vừa kể.
3. Củng cố, dặn dò: (2p) 
 GV nhận xét tiết học. 
Nhắc HS chuẩn bị tiết sau
Đạo đức
 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết1)
 I. Mục tiêu: 
 Học xong bài này HS biết:
- Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đèn đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
 - Kính yêu ông bà, cha mẹ.
* Kĩ năng: Xác định giá trị tình cảm của ông bà , cha mẹ dành cho con cháu. Lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ. Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học: 
Vở BT 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ( 5')
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS- GV nhận xét chung
B. Dạy bài mới: 
1. GV giới thiệu bài, ghi mục bài.
2. HĐ1(10') Tìm hiểu truyện kể (HĐ cả lớp) 
- GV y/c HS làm việc cả lớp.
- GV kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Phần thưởng”
- Yêu cầu làm việc theo nhóm:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng?(thể hiện Hưng là người con hiếu thảo)
+ Bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng?(rất vui)
+ Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ ntn? (cần phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ)
Yêu cầu HS trả lời và rút ra bài học.
- GV nhận xét, bổ sung 
3. HĐ2 (10') Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? (HĐ cặp đôi) 
- GV cho HS làm việc cặp đôi.
+ Treo bảng phụ ghi 5 tình huống.
+ Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe lần lượt tình huống và bàn bạc cách ứng xử của bạn nhỏ. 
- GV yêu cầu làm việc cả lớp.
+ Phát cho mỗi cặp 3 tờ phiếu: xanh, đỏ, vàng
+ Lần lượt đọc các tình huống, cho HS đánh giá.
- GV nhận xét.
4. HĐ3: (10')Em đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chưa? (HĐ nhóm)
- Kể cho nhau nghe những việc làm hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Kể một số việc chưa tốt ma em đã mắc phải? 
5. Củng cố dặn dò: ( 3')
- Nhận xét giờ học
- Về học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau. 
Tập đọc
VẼ TRỨNG
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài; bước đầu đọc Giọng phù hợp được lời thầy giáo. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Nhờ khổ công rèn luyện Lê-đô- nác-đô Đa Vin - xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài. 
II.Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ nội dung bài đọc ở sgk. 
III.Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: (4p) 
 Hai HS sinh nối tiếp nhau đọc truyện: Vua tàu thuỷ: Bạch Thái Bưởi.
 GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: (28p) 
 1. Giới thiệu bài. 
 2. HĐ1: Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc: 
HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn 
Đoạn 1: Từ đầu đến vẽ được như ý.
Đoạn 2: Phần còn lại 
GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải 
 - HS luyện đọc theo cặp. Hai HS đọc cả bài. GV đọc diễn cảm. 
Tìm hiểu bài: (HĐ nhóm)
Bước 1: Cá nhân đọc thầm nội dung BT, đọc thầm lại 3 câu tục ngữ.. 
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đã nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
  Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm trả lời.
  Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp
- Vì sao những ngày đầu học vẽ Lê-đô- nác-đô -da Vin - xi cảm thấy chán nản? (Một HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn một. Vì suốt mấy ngày, cậu phải vẽ rất nhiều trứng).
 HS đọc tiếp đến “Vẽ được như ý”: Thầy Vê-rô cho HS vẽ thế để làm gì? (Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác).
 HS đọc đoạn 2: Lê-đô- nác-đô -da Vin - xi thành đạt như thế nào? (...trở thành danh hoạ kiệt xuất, nhà điêu khắc, nhà kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn).
 - Theo em những nguyên nhân nào khiến Lê-đô- nác-đô -da Vin - xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng? (Là người bẩn sinh có tài; ...gặp được thầy giỏi; ...khổ luyện nhiều năm). 
 - Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là quan trọng nhất? (Sự khổ luyện của ông). 
 3. HĐ2: Hướng dẫn đọc giọng phù hợp: (HĐ nhóm) 
Bốn HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn. GV hướng dẫn HS đọc đúng.
 GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn: “Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo  vẽ được như ý”. 
4. Củng cố, dặn dò: (3p)
 Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? HS nêu.
 GV nhận xét tiết học
Lịch sử
CHÙA THỜI LÝ 
I. Mục tiêu : 
Học xong bài này HS có thể biết được:
 - Những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
*HSNK: Mô tả ngôi chùa mà HS biết.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình trong Sgk.
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5')
Yêu cầu HS trả lời hai câu hỏi cuối bài9 .
- GV nhận xét chung.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. HĐ1: (7') Đạo Phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác. (HĐ cặp đôi) 
- GV gọi HS đọc từ Đạo Phật- thịnh đạt.
Hỏi: +Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lí như thế nào?(..Từ rất sớm, đạo phật dạy con người ta yêu cái thiện,...)
+ Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật? (có lối sống và cách nghĩ giống người VN ta...)
- GV tổng kết nội dung HĐ1.
3. HĐ2(7') Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý (HĐ cặp đôi) 
-GV yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận:
+Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt?( đạo phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo phật rất đông, chùa mọc lên khắp nơi,...)
- GV nhận xét, kết luận.
4. HĐ3(7') Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời: 
+ Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân ta như thế nào?( chùa là nơi tu hành của các nhà sư, dùng để tế lễ, ...)
5. HĐ4 (8') Tìm hiểu về một số ngôi chùa thời Lý 
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh đã sưu tầm.
- Yêu cầu các nhóm thuyết minh về các tranh ảnh. Tư liệu của mình. 
- GV tổ chức các nhóm trình bày trước lớp.
- GV tổng kết, khen ngợi.
6. Củng cố, dặn dò: ( 4')
- GV hỏi: - Những ngôi chùa thời Lý còn lại đến nay có giá trị gì với văn hoá dân tộc ta?
+ Em biết gì về sự khác nhau giữa đình và chùa?
 GV tổng kết giờ học .
- Chúng ta cần phải bảo vệ đình chùa. Để bảo vệ đình chùa ta cần phải làm gì?
- Dặn HS về tuyên truyền mọi người bảo vệ 2 ngôi chùa tại địa phương đã được công nhận là di tích lịch sử
Thứ năm, ngày 10 tháng 12 năm 2020
Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
I.Mục tiêu: 
- Biết cách nhân một số với hai chữ số. 
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. 
BT cần làm: Bài 1, bài 3.
II.Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: (5p) GV gọi HS chữa BT4.
 GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: (28p)
1. * HĐ1: Tìm cách tính 36 x 23 (HĐ cặp đôi) 
Bước 1: Cá nhân nghe yêu cầu bài
Bước 2: Bàn trưởng kiểm tra thành viên trong bàn đã đọc được chưa
 Bước 3: Làm bài cá nhân vào vở nháp
HS áp dụng tính chất nhân một số với một tổng. 
x 23 = 36 x (20 + 3)
 = 36 x 20 + 36 x 3 
= 720 + 828
Gọi một HS đặt tính. GV giới thiệu cách đặt tính rồi tính. 
 36
x23
 108 Tích riêng thứ nhất: 36 x 3
 72 Tích riêng thứ hai: 36 x 2
 828
Cho HS nhắc lại cách tính. 
2. * HĐ2: Thực hành.
 Bài 1: Bài d dành cho HS NK. (HĐ cá nhân- chéo vở kiểm tra)
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, đọc thầm và làm bài vào vở. 
B2: HS chéo vở kiểm tra bài bạn
B3: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp 
1HS làm bài trên bảng. GV nhận xét kết quả đúng. 
 86 x 53 = 4558;	33 x 44 = 1452 
 157 x 24 = 3768;	1122 x 19 = 21318 
 Bài 2: Dành cho HS NK.(HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi)
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, 
B2: HS trao đổi bài với bạn bên cạnh. thống nhất kết quả.
B3: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp 
GV hướng dẫn HS làm vào vở rồi chữa bài.
Với a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585
Với a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170
 Với a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 = 1755
Bài 3: (HĐ cặp đôi) 
Bước 1: Cá nhân đọc hoặc nghe yêu cầu bài
 Bước 2: Bàn trưởng kiểm tra thành viên trong bàn đó nắm được yêu cầu chưa
  Bước 3: - Học sinh làm việc cá nhân.
Bước 4: Báo cáo kết quả trước lớp.
Một HS lên chữa bài.
Bài giải
Số trang của 25 quyển vở là
48 x 25 = 1200 (trang )
 Đáp số: 1200 trang.
3. Củng cố, dặn dò: (2p) GV chấm một số vở.
Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu:
- Biết được hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện. 
- Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng. 
II

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_12_nam_hoc_2020_2021.doc