Giáo án Khối 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021
Tự nhiên và xã hội
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- HS năng khiếu: Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
KNS : Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A/Khởi động : Lớp trưởng điều hành
- HS trả lời câu hỏi sau
- Trong các vòng tuần hoàn máu, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch làm nhiệm vụ gì?
- HS và GV nhận xét
B/Bài mới:
1.Giới thiệu
2.Các hoạt động
g là người dạy bạn những chữ cái đầu tiên, người dẫn bạn đến trường và cho bạn gõ thử vào chiếc trống trường để nghe tiếng trống đầu tiên trong đời đi học ) 4/Luyện đọc lại : - GV chọn đọc diễn cảm một đoạn văn: “ Thành phố sắp vào thu.... đầu tiên của tôi “ -3- 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. - GV theo dõi nhận xét chỉnh sửa -2 HS thi đọc cả bài. C.Củng cố , dặn dò: (KNS)5’ - Hỏi: Em thấy tình cảm của hai ông cháu trong bài văn như thế nào? - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài. CHIỀU Tự nhiên và xã hội HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN I. Yêu cầu cần đạt: - Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết. - HS năng khiếu: Chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ SGK; Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn. III. Các hoạt động dạy - học: A/ Khởi động: - Lớp trưởng lên điều hành + Máu được chia làm mấy phần, gọi tên từng phần? + Huyết cầu đỏ có hình dạng và nhiệm vụ như thế nào? + Cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ gì? - GV nhận xét. B/ Bài mới: Giới thiệu: Hướng dẫn HS hoạt động Hoạt động 1: Thực hành. - GV hướng dẫn học sinh: Mục tiêu: Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ bị chết. + Áp tai vào ngực của bạn để nghe nhịp đập và đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút. + Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của bạn và đếm số nhịp đập của mạch trong 1 phút. - HS lên làm mẫu. Sau đó từng cặp thực hành như HD và trả lời: + Em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn? + Khi đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của bạn, em cảm thấy gì? - GV kết luận: Tim luôn đập để bơm máu đi nuôi cơ thể. Nếu tim ngừng đập thì cơ thể sẽ chết. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Tìm hiểu sơ đồ vòng tuần hoàn. *Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề - Cho HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn và chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ? - GV nêu: Tim luôn đập để bơm máu đi nuôi cơ thể. Nếu tim ngừng đập thì cơ thể sẽ chết vậy chúng ta có biết đường đi của máu như thế nào trong vòng tuần hoàn không? - GV nêu câu hỏi: Có mấy vòng tuần hoàn? Em có nhận xét gì về đường đi của máu trong vòng tuần hoàn? *Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh - GV yêu cầu học sinh nói lên các dự đoán của mình thảo luận nhóm 4 – Ban thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào bảng nhóm: - HS có thể dự đoán: Có hai vòng tuần hoàn *Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không? HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng. + Bạn có chắc chắn rằng có hai vòng tuần hoàn không? + Vì sao bạn nghi đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ là như vậy?... - Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát thực hành,) - GV định hướng cho HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn là tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp. *Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi - HS thực hành quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn kết hợp đọc SGKvà rút ra kết quả. *Bước 5: Kết luận kiến thức: GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: - GV giải thích thêm và kết luận: Tim luôn co bóp đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn. Hoạt động 3: Ghép chữ vào hình. - HS quan sát sơ đồ câm và ghép chữ vào hình. - Gọi đại diện từng nhóm tham gia. Nhận xét thi đua nhóm thắng cuộc. Hoạt động 4: Cũng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài học.Giáo viên nhận xét, ghi điểm. Tiết đọc thư viện ĐỌC SÁCH TỰ CHỌN Tin học CHUỘT MÁY TÍNH ( Tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết các bộ phận cơ bản của chuột máy tính. - Biết cầm chuột đúng cách. - Thực hiện được các thao tác di chuyển, nháy, nháy đúp và kéo thả chuột. II. Đồ dung dạy học: Máy tính, chuột, bàn phím. III. Lên lớp: 1. Ổn định lớp: - Ổn định chỗ ngồi - Kiểm tra sĩ số 2. Khởi động: Lớp trưởng điều khiển - Gọi bạn trả lời câu hỏi: Hãy nêu tên các thao tác khi bắt đầu sử dụng máy tính. - Lớp và GV nhận xét 3. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Tìm hiểu về chuột máy tính: GV hướng dẫn HS đọc phần 1. Chuột máy tính GV: Giới thiệu chuột máy tính ? Chuột máy tính làm được gì? - HS quan sát trả lời. + GV: Chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính được nhanh chóng và thuận tiện. ? Nêu đặc điểm cơ bản của chuột máy tính? - HS quan sát trả lời. + GV: Mặt trên của chuột thường có 2 nút: nút trái và nút phải. Mỗi nút khi em nhấn nút, tín hiệu điều khiển sẽ được chuyển cho máy tính. Hoạt động 2: Sử dụng chuột: - GV : Hướng dẫn học sinh đọc phần 2. Sử dụng chuột. a) Cách cầm chuột: ? Chuột phải để bên nào? ? Nhìn hình 23 SGK hãy cho biết cách cầm chuột? - Gọi HS trả lời - Gọi HS nhận xét + GV: Chuột được để bên phải. + Cách sử dụng chuột như sau Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt vào nút trái của chuột, ngón giữa đặt vào nút phải của chuột. Ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ hai bên chuột. b) Con trỏ chuột: + GV : Yêu cầu học sinh bật máy Nhìn vào màn hình em thấy hình mũi tên. Mỗi khi em thay đổi vị trí của chuột thì hình mũi tên cũng di chuyển theo. Mũi tên đó chính là con chỏ chuột. Con trỏ chuột có nhiều hình dạng khác nhau. c) Các thao tác sử dụng chuột: - Hướng dẫn các thao tác sử dụng chuột Di chuột : Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng. Nháy chuột : Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay. Nháy đúp chuột : Nháy chuột nhanh hai lần liên tiếp. Kéo thả chuột : Nhấn và giữ nút trái của chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần thiết thì thả ngón tay nhấn giữ chuột. Thao tác mẫu kết hợp với giải thích : Cho HS thao tác trên các biểu tượng - Nháy chuột và nút để đóng phần mềm. - HS quan sát và ghi chép những nội dung quan trọng của bài học. - HS đọc ghi nhớ ( SGK). 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, xem trước phần thực hành. Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2020 Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ? I. Yêu cầu cần đạt: - Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1). - Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2). - Đặt được câu theo mẫu Ai là gì? (BT3 a/b/c). II. Các hoạt động dạy - học: Khởi động: 5’ Lớp trưởng điều khiển Gọi HS lên bảng làm lại BT1 tuần 3; GV nhận xét B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: ( Nhóm đôi)- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Một HS đọc nội dung của bài và mẫu: Ông bà, chú cháu.... - GV chỉ vào từ mẫu , giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ gộp ( chỉ 2 người - GV chia nhóm 2: Tổ chức thi tìm nhanh từ. - Gọi đại diện từng nhóm nêu các từ vừa tìm được. - HS và GV nhận xét, GV ghi bảng. - Cả lớp làm bài vào vở BT. Bài tập 2:(Nhóm bốn) - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn HS cách làm bài. - 1 HS làm mẫu: Xếp câu a vào ô thích hợp trong bảng. - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra. - 3 HS trình bày kết quả trên bảng lớp, nêu cách hiểu từng thành ngữ, tục ngữ. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Cha mẹ đối với con cái - Con cháu đối với ông bà, cha mẹ - Anh chị em đối với nhau - Con có cha như nhà có nóc - Con có mẹ như măng ấp bẹ - Con hiền cháu thảo - Con cái khôn ngoan ,vẻ vâng cha mẹ - Chị ngã em nâng - Anh em như ..dở hay đỡ đần Bài tập 3:( cá nhân) - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Một HS nói cách làm của mình. ( mỗi trường hợp a,b,c,d gọi nhiều em đặt câu). Ví dụ: Câu b bạn nhỏ là cô bé rất ngoan./ Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo. - HS làm bài vào nháp, sau đó gọi HS trả lời. GV cùng cả lớp nhận xét. - HS làm bài vào VBT. B. Củng cố, dặn dò: 5’ GV yêu cầu HS về nhà học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ. Chính tả Nghe – viết: ÔNG NGOẠI I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Tìm và viết đúng 2 - 3 tiếng có vần oay (BT2). - Làm đúng BT(3) a/b. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ GV đọc cho 2 HS viết bảng, cả lớp viết vào nháp các từ ngữ: thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào, giao việc, ngẩng lên. GV nhận xét 2. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn viết, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại. + Đoạn văn gồm mấy câu? + Những chữ nào cần viết hoa? - HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: vắng lặng, lang thang, loang lỗ, trong trẻo b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2: ( Nhóm ) - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV giải thích mẫu. xoay. - Cho HS tìm: loay hoay, hí hoáy - Mời 3 nhóm các HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ ghi trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài 3a. - HS làm bài cá nhân sau đó đọc kết quả. - GV treo bảng phụ, mời 3 HS lên bảng thi giải nhanh BT GV cùng cả lớp nhận xét. a) giúp, gian ác, ra. b) sân, nâng, cần cù. - Cả lớp làm bài vào vở. 3. Củng cố, dặn dò: 5’ GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Toán BẢNG NHÂN 6 I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu thuộc bảng nhân 6. - Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân. - Các bài tập cần làm1,2,3 II. Đồ dùng dạy - học: Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn. III. Các hoạt động dạy - học: A. Khởi động: 5’ GV nhận xét bài kiểm tra Trả bài kiểm tra B. Dạy bài mới: 25’ 1. Lập bảng nhân 6 - Hướng dẫn HS lập các công thức 6 x 1 = 6; 6 x 2 = 12; + GV cho HS quan sát một tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 6 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 6 x 1 = 6. HS nêu lại. + GV cho HS quan sát hai tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 6 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 6 x 2 = 12. + Vì sao 6 x 2 = 12; HS chuyển thành phép cộng: 6 x 2 = 6 + 6 = 12. (Tương tự cho HS lập các phép tính còn lại) + Mỗi tích tiếp liền sau so với tích tiếp liền trước thì nó như thế nào? - Hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 6. 2. Thực hành Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS trò chơi truyền điện ( bảng nhân 6). - GV nhận xét – Ghi bảng 6 x 4 = 24 6 x 1 = 6 6 x 9 = 54 6 x 10 = 60 6 x 6 = 36 6 x 3 = 18 6 x 2 = 12 0 x 6 = 0 6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 6 x 7 = 42 6 x 0 = 0 Bài 2: Gọi HS nêu đề bài. HS phân tích bài toán. - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, trả lời: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài. Giải: Năm thùng như thế có tất cả số lít dầu là: 5 x 6 = 30 (lít) Đáp số :30 Lít Bài 3: ( Cá nhân) Gọi 1 HS trình bày cách làm. 6 12 18 36 60 - Cả lớp làm bài vào vở; 1 HS lên bảng làm bài. C. Cũng cố, dặn dò: 5’ - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS - Dặn HS về luyện thuộc bảng nhân 6. Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2020 Toán LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức và giải toán. - Các bài tập cần làm: 1,2,3,4. Dành cho HS năng khiếu: Bài 5. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ Lớp trưởng điều khiển - Mời các bạn đọc bảng nhân 6 nối tiếp. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp phép tính sau: 6 x 6 + 64 6 x 7 - 19 2. Dạy bài mới: 25’ Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài(Tính nhẩm) - Nêu kết quả dựa vào bảng nhân. Cả lớp làm vào nháp. - GV ghi bảng lớp gọi HS đọc kết quả, GV ghi kết quả vào sau dấu bằng. - HS nhận xét được từng cột phép tính để thấy. VD: 6 x 5 = 30 : 6 x 10 = 60 6 x 7 = 42 : 6 x 8 = 48. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài(Tính) - GV giới thiệu tính nhân trước cộng sau. - Củng cố cho HS tính GTBT bằng 2 bước tính (có liên quan đến phép nhân 6). Ví dụ: 6 x 9 + 6 = 54 + 6 = 60. - Cả lớp làm vào vở. HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. a) 6 9 + 6 ; b)6 5 + 29 ; c) 6 6 + 6 =54 + 6 = 30 + 29 =36 + 6 = 60 = 59 = 42 Bài 3: (Nhóm đôi) HS đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn HS thực hiện tóm tắt,rồi giải bài toán. - HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài. Bài giải: 4 học sinh mua được số vở là: 6 x 4 = 24 ( quyển vở). Đáp số : 24 quyển vở. Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu bài, rút ra được quy luật của dãy số. - Chia lớp thành 2 nhóm chơi tiếp sức. - HS nhận xét đặc điểm của dãy số, rồi căn cứ vào đó tìm số thích hợp ở mỗi chổ chấm trong mỗi dãy số. - HS theo dõi nhận xét phân đội thắng. Bài 5 (dành cho HS năng khiếu): Cho HS thực hành xếp. - Cho HS quan sát hình ở SGK và cho HS cắt giấy xếp thành hình như ở SGK. - GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai (nếu có) 3. Cũng cố , dặn dò:5’ - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS - Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Tập viết ÔN CHỮ HOA C I. Yêu cầu cần đạt: - Viết đúng chữ hoa C (1 dòng), L, N (1 dòng); viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng dụng Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. - HS NK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong vở TV3. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa C. - Tên riêng và câu ứng dụng trong bài viết trên dòng kẻ ô li. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ GV kiểm tra vở tập viết của HS và cho viết từ: Bố Hạ, Bầu. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: C, L, S, N. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết vào bảng con. b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): Cửu Long. - HS đọc tên riêng - GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con. c. Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao. - HS nêu các chữ viết hoa trong câu, GV hướng dẫn HS viết chữ: Công, Thái Sơn, Nghĩa. 3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ – HS viết bài. 4. Chấm, chữa bài GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét. C. Củng cố , dặn dò:5’ Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp, học thuộc lòng câu ứng dụng. Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2020 Tập làm văn Nghe - kể: DẠI GÌ MÀ ĐỔI. I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe – kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi (BT1). II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học: 1.Khởi động: Lớp trưởng điều khiển - Gọi bạn kể về gia đình mình với người bạn em mới quen. - Lớp và GV nhận xét 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi” (KNS) HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý. - Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK và đọc thầm. - GV kể chuyện. Nêu câu hỏi: - HS suy nghĩ trả lời + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé? (vì cậu bé rất nghịch ngợm) + Cậu bé trả lời mẹ thế nào? (Cậu bé nói: “Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu” + Vì sao cậu bé nghĩ như vậy? (Vì cậu bé cho rằng chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa nghịch ngợm) - Gọi 1 HS NK kể lại nội dung câu chuyện - Nhóm 4 HS trong nhóm kể cho nhau nghe - Tổ chức thi kể chuyện - GV nhận xét phần kể của HS + Câu chuyện buồn cười ở điểm nào? (Truyện buồn cười ở chỗ một cậu bé 4 tuổi đã biết được là chẳng ai muốn đổi lấy một đứa con nghịch ngợm) 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tự nhiên và xã hội VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. - HS năng khiếu: Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức. KNS : Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A/Khởi động : Lớp trưởng điều hành - HS trả lời câu hỏi sau - Trong các vòng tuần hoàn máu, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch làm nhiệm vụ gì? - HS và GV nhận xét B/Bài mới: 1.Giới thiệu 2.Các hoạt động Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động. 15’ Mục tiêu: Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi vận động. - Lúc đầu GV cho HS chơi 1 trò chơi vận động ít . Ví dụ “Con thỏ”:Người chơi sẽ để hai tay bên đầu và vẫy vẫy, tượng trưng cho hai tai thỏ “ăn cỏ.”: Người chơi sẽ chụm các ngón tay phải lại và để vào lòng bàn tay trái. - Sau khi chơi xong, GV hỏi: các em có thấy nhịp tim đập nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không? (HS dễ dàng nhận thấy mạch đập và nhịp tim của các em nhanh hơn một chút) GV cho HS chơi trò chơi vận động nhiều. Ví dụ: GV yêu cầu hs làm vài động tác thể dục trong đó có động tác nhảy - HS nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi. Ví dụ” Con thỏ, ăn cỏ....” + Sau khi chơi xong, GV hỏi : Các em có thấy nhịp tim và mạch của các em có nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không? - GV cho HS chơi trò chơi vận động nhiều. Hỏi: So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với vận động nhẹ. Kết luận: Lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm4. 15’ Mục tiêu:Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức. Bước 1: Các nhóm quan sát hình 19 SGK và thảo luận. - Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và làm việc quá sức? - Theo bạn, những trạng thái cảm xúc dưới đây làm tim đập mạnh hơn: + Khi quá vui. + Lúc hồi hộp, xúc động mạnh. + Lúc tức giận. + Lúc thư giản. - Tại sao ta không nên mặc quần áo, đi dày dép quá chật? - Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống ....giúp bảo vệ tim mạch? - Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống... có hại cho tim mạch? Bước 2: Làm việc cả lớp. Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 câu trả lời, nhóm khác bổ sung. - Liên hệ: Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh tim mạch? - GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ và trả lời. - GV kết luận. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:5’ - Như vậy làm sạch vệ sinh môi trường cũng chính là góp phần bảo vệ cơ quan tuần hoàn. - Dặn HS về cần bảo vệ cơ quan tuần hoàn bằng những việc làm cụ thể. Toán NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (không nhớ) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ). - Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân. -Bài tập cần làm:1; 2 (a); 3 II. Các hoạt động dạy - học: A.Khởi động : Lớp trưởng điều hành. - HS đọc thuộc bảng nhân 6 theo nhóm 2 - Hỏi HS về một số phép nhân bất kì trong bảng - Nhận xét B.Bài mới : 1)Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học. 2)Giới thiệu nhân số 2 chữ số có 1 chữ số, không nhớ. a) GV nêu và viết phép nhân lên bảng: 12 3 = ? - Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm kết quả của phép nhân nói trên - HS chuyển phép nhân thành tổng 12 + 12 + 12 = 36 Vậy 12 3 = 36 - Gọi HS lên bảng đặt tính: ( viết phép nhân theo cột dọc) cả lớp làm vào giấy nháp. Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu sang? (Tính từ hàng đơn vị sau đó đến hàng chục) 12 * 3 nhân 2 bằng 6 ,viết 6 3 * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3 36 Vậy 12 nhân 3 bằng 36 - Cho vài HS nêu lại cách nhân. - Làm tương tự với phép nhân : 54 6. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: -HS đọc yêu cầu của bài :Tính - Cho HS làm bảng con - GV nhận xét Bài 2: :(Bảng con) -HS đọc yêu cầu của bài :Đặt tính rồi tính a) HS tự đặt tính rồi tính vào vở, -2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài: Gọi 1 số HS nêu cách thực hiện phép tính. b) Dành cho HS năng khiếu: HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. Bài 3: (Nhóm đôi) - HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải. - GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý. Bài giải Cả 4 hộp có số bút chì màu là: 12 x 4 = 48 (bút chì) Đáp số: 48 bút chì màu. C. Củng cố, dặn dò GV nhắc HS về nhà tiếp tụ
File đính kèm:
- giao_an_khoi_3_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.doc