Giáo án Khối 2 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Kể chuyện

NGƯỜI THẦY CŨ

I. Mục tiêu :

- Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện (BT1).

- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện (BT2).

- Dành cho học sinh có năng khiếu: Học sinh có năng khiếu biết kể lại toàn bộ câu chuyện; phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện(BT3).

II.Hoạt động dạy học :

1. Bài cũ (5’).

-Lớp phó phụ trách học tập điều hành.

 - 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Mẩu giấy vụn”.

- GV nhận xét .

2. Bài mới: 28’.

a. Giới thiệu bài :(2’)

b. Hướng dẫn kể chuyện .

- Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện ?

- Câu chuyện “Người thầy cũ” có những nhân vật nào (Thầy giáo, chú bộ đội, Dũng .

*Kể lại từng đoạn câu chuyện .

- GV hướng dẫn HS kể theo các bước sau :

+Kể trong nhóm. ( HĐ nhóm 3)

+Thi trong nhóm trước lớp.

- GV theo dỏi . HS, GV nhận xét.

*Dựng lại phần chính(đoạn 2) theo vai .

- HSNK kể toàn bộ câu chuyện.

- Phân vai dựng lại câu chuyện.

- HS chia thành 3 nhóm tập dựng chuyện.

- Các nhóm thi dựng lại đoạn chính câu chuyện.

3.Củng cố,dặn dò:(2’)

- GV nhận xét giờ học.

- HS nhắc lại tên bài.

-Về nhà kể cho mọi người nghe.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 2 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n số học sinh gái 3 bạn).
- Bài toán hỏi gì ? ( Hỏi số học sinh trai bao nhiêu?)
- Muốn biết số học sinh trai của lớp 2A ta làm phép gì ?.
- HS giải vào vở, 1 HS lên làm bảng phụ.
 Bài giải
 Số học sinh trai của lớp 2A là:
 15 - 3 = 12 (bạn)
 Đáp số: 12 bạn
- HS cùng GV chữa bài 
- GV chữa bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại nội dung bài học. 
- GV nhận xét giờ học.
- Về xem trước bài sau.
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
I.Mục tiêu:
- Biết đọc và ghi lại được tên hai bài tập đọc và số trang ở tuần 7 (BT3).
* Lưu ý : Thực hiện BT3 như ở SGK, hoặc thay bằng yêu cầu: Đọc mục lục các bài ở tuần 7, ghi lại tên 2 bài tập đọc và số trang.
- Giảm tải: - Không làm bài tập 1,2(trang 54).
* KNS : - Giao tiếp.
II.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ :(5’)
- Tiết trước ta học bài gì ?
- 2HS đọc tên hai bài tập đọc ở tuần 5.
- GV nhận xét .
2.Bài mới: 28’.
a.Giới thiệu bài :(2’)
b.Hướng dẫn làm bài tập (25’)
Bài 1,2: - Giảm tải.
Bái 3: ( HĐ cá nhân) - Có thể thực hiện BT3 như ở SGK, hoặc thay bằng yêu cầu: Đọc mục lục các bài ở tuần 7, ghi lại tên 2 bài tập đọc và số trang.
-1 HS đọc yêu cầu : Tìm đọc mục lục của một tập truyện thiếu nhi .Ghi lại 2 tên truyện, tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục.
- Cho học sinh tìm đọc mục lục của một tập truyện thiếu nhi . 
- GV hướng dẫn, HS ghi lại 2 tên truyện, tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục.
- Học sinh làm vào vở.
- GV chữa bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
- HS nhắc lại nội dung tiết học 
- GV nhận xét giờ học.
Thứ 3 ngày 3 tháng 11 năm 2020
 Tập đọc
 NGƯỜI THẦY CŨ 
I.Mục tiêu:
- Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Người thầy đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* - KNS : - Xác định giá trị.
II.Đồ dùng:
-Tranh SGk.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ : (5’)
- 2 HS đọc bài Ngôi trường mới:
- GV nhận xét.
B.Bài mới:(28’)
1.Giới thiệu bài: HS quan sát tranh SGK và trả lời.
- Bức tranh vẽ gì ?.
- GV ghi mục bài:
2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu toàn bài.
b. Đọc từng câu: (HĐ cá nhân)
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
- Luyện đọc: Cổng trường, xuất hiện, lễ phép, mắc lỗi.
- HS đọc chú giải nhóm đôi.
c. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Cho HS đọc câu dài.
- Đọc cá nhân.
-GV hướng dẫn thêm.
d. Đọc từng đoạn trong nhóm. (HĐ nhóm đôi)
đ. Thi đọc giữa các nhóm.
-HS, GV nhận xét.
c. Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
5.Củng cố dặn dò:(2’)
- GV nhận xét giờ học.
Tập đọc
NGƯỜI THẦY CŨ ( T2)
1.Tìm hiểu bài:(HĐ nhóm 4)
-1 HS đọc các câu hỏi SGK.
- GV nhắc lại.
-HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm trả lời. HS, GV nhận xét bổ sung.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- Bố Dũng đến trường làm gì ?
- Khi gặp thầy giáo cũ bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời.
- Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
- HS đọc thầm đoạn 3.
- Dũng nghĩ gì khi bố ra về?
2. Luyện đọc lại: 8’
- GV chia nhóm 4 em tự phân vai để đọc toàn bộ bài.
- HS đọc bài theo nhóm
- GV nêu nội dung bài : Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
3.Củng cố dặn dò:(2’)
- GV nhận xét giờ học.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Các bài tập cần làm: Bài 2,3,4.
- Dành cho học sinh có năng khiếu: Bài1.
II .Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:- Dành cho HS có năng khiếu. Cho HS đọc yêu cầu bài và trả lời miệng
- Trong hình tròn có 5 ngôi sao.
- Trong hình vuông có 7 ngôi sao.
........................................................
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: HS đọc bài toán theo tóm tắt sau: (HĐ nhóm đôi)
 Anh : 16 tuổi
 Em kém anh : 5 tuổi
 Em : ... tuổi?
- HS giải vào vở nháp. GV cùng lớp chữa bài: 
 Giải:
 Em có số tuổi là:
 16 – 5 = 11(tuổi).
 Đáp số : 11 tuổi.
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau: (HĐ cá nhân) .HS làm vào vở
 E m 	 : 11 tuổi 	 	
 Anh hơn em : 5 tuổi	
 Anh : ....tuổi?
- HS đọc bài toán và phân tích.
- Bài toán cho biết gì ?.
- Bài toán cho biết gì ?.
- Bài toán thuộc dạng nhiều hơn hay bài toán về ít hơn.
 Bài giải
 Số tuổi Anh là:
 11 + 5 = 16 (tuổi)
 Đáp số: 16 tuổi
- GV cùng HS nhận xét:
Bài 4: HS đọc bài toán và trả lời miệng:
- GV ghi bảng: 
 Bài giải
Toà nhà thứ hai có số tầng là:
16 - 4 = 12 (tầng) 
 Đáp số: 12 tầng
- GV chữa một số bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò :(2’)
- Nhận xét giờ học.
BUỔI CHIỀU
Kể chuyện
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu :
- Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện (BT1).
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện (BT2).
- Dành cho học sinh có năng khiếu: Học sinh có năng khiếu biết kể lại toàn bộ câu chuyện; phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện(BT3). 
II.Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ (5’).
-Lớp phó phụ trách học tập điều hành.
 - 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Mẩu giấy vụn”.
- GV nhận xét .
2. Bài mới: 28’.
a. Giới thiệu bài :(2’)
b. Hướng dẫn kể chuyện .
- Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện ?
- Câu chuyện “Người thầy cũ” có những nhân vật nào (Thầy giáo, chú bộ đội, Dũng .
*Kể lại từng đoạn câu chuyện .
- GV hướng dẫn HS kể theo các bước sau :
+Kể trong nhóm. ( HĐ nhóm 3)
+Thi trong nhóm trước lớp. 
- GV theo dỏi . HS, GV nhận xét.
*Dựng lại phần chính(đoạn 2) theo vai .
- HSNK kể toàn bộ câu chuyện.
- Phân vai dựng lại câu chuyện.
- HS chia thành 3 nhóm tập dựng chuyện. 
- Các nhóm thi dựng lại đoạn chính câu chuyện.
3.Củng cố,dặn dò:(2’)
- GV nhận xét giờ học.
- HS nhắc lại tên bài. 
-Về nhà kể cho mọi người nghe.
 Chính tả
 NGƯỜI THẦY CŨ
 I.Mục tiêu
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. 
- Làm được BT2; (BT3 a). 
II.Đồ dùng
- Bảng phụ bài tập 2.
III.Hoạt động dạy học
A.Bài cũ: (5’)
- 3HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: 2 chữ có vần ay, ai.
- HS viết : tay, chạy, mai, mãi .
- GV nhận xét
 B.Bài mới: 28’ 
 1.Giới thiệu bài :(2’) 
 2.Hướng dẫn chép:
 a.Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc bài SGK.
- 2 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài: Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
- Hướng dẩn nhận xét:
 +Bài chính tả có mấy câu? (3câu).
 + Chữ đầu mỗi câu viết nh thế nào? (Viết hoa).
 + Đọc lại câu văn có cả dấu phẩy và dấu hai chấm?.
- HS viết bảng con: Xúc động, cổng trường, cửa sổ.
- GV nhận xét.
3.GV đọc bài.
- HS chép bài vào vở.
- GV theo dỏi , uốn nắn.
- GV đọc lại bài, HS đổi vở khảo lại bài.
4.Hướng dẫn làm bài tập .
Bài 2: Điền , ui hay uy? (HĐ nhóm đôi)
-HS thảo luận nhóm đôi rồi làm vào vở.
- GV nhận xét : b phấn, hhiệu, vvẻ, tận t 
Bài 3: a . HS làm miệng. Điền tr hay ch, iên ha y iêng.(HĐ nhóm đôi)
- GV cho học sinh trả lời trước lớp. GVghi bảng.
c.Củng cố dặn dò: (2’)
 - Nhận xét giờ học: 
Thứ 4 ngày 4 tháng 11 năm2020
Tập đọc
 THỜI KHOÁ BIỂU
I.Mục tiêu :
- Đọc rõ ràng, dứt khoát thời khoá biểu; biết ngắt nghỉ hơi sau từng cột, từng dòng.
- Hiểu: Tác dụng của thời khoá biểu. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
- Dành cho học sinh có năng khiếu : HS có năng khiếu thực hiện được câu hỏi 3. 
II.Đồ dùng :
- Bảng kẻ sẵn thời khoá biểu .
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ:(5’)
-2 HS đọc bài Người thầy cũ và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét.
2.Bài mới:(28’)
a.Giới thiệu bài(2’) 
b.Luyện đọc :
*GV đọc mẫu toàn bài :(đọc đến đâu chỉ đến đó ).
- GV hướng dẫn đọc : đọc từng ngày (Thứ - buổi - tiết).
*GV hướng dẫn HS luyện đọc theo mẫu gợi ý ;
- Luyện đọc trình tự : Thứ - buổi – tiết.
+1HS đọc thành tiếng TKB của ngày thứ 2 theo mẫu. 
+HS đọc lần lượt TKB các ngày còn lại theo thước chỉ của GV.
+HS đọc theo nhóm. (HĐ nhóm đôi)
+Các nhóm thi đọc. 
*Các nhóm thi tìm môn. 
- Cách chơi :1HS xướng tên ngày (vd: thứ 2,tiết 3)Ai tìm được đội đó thắng.
+GV chia lớp thành 3 đội .
+HS chơi ,GV nhận xét. 
c.Hướng dẫn tìm hiểu bài: (HĐ nhóm 4)
-1HS nêu tất cả các câu hỏi ở SGK.
- GV nhắc lại.
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
- Đọc thời khoá biểu từng ngày?.
- HS trả lời.
- Đọc thời khoá biểu theo buổi?.
- Đọc và ghi lại số tiết học chính, số tiết bổ sung, số tiết tự học? .
- HS có năng khiếu trả lời : 23 số tiết học chính :Toán .TV, Đạo đức, Nghệ thuật,TD.
- Em cần thời khoá biểu để làm gì ?:(Để biết lịch học,chuẩn bị bài cho ngày sau).
-HS nhận xét, GV nhận xét
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
- 2HS đọc thời khoá biểu của lớp .
-Về nhà thường xuyên xem thời khoá biểu .
 ---------------------------------------------------------
TOÁN 
 LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu :
- Biết dụng cụ đo khối lượng: cân đĩa, cân đồng hồ (cân bàn).
- Biết làm tính cộng, trừ và giải toán với các số kèm tên đơn vị kg.
- Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 (cột 1) , bài 4, trang 33.
- Dành cho học sinh có năng khiếu: Bài 2 ,bài 3(cột 2), bài 5, trang 33.
II.Đồ dùng:
- Một cái cân đồng hồ , cân bàn .
- Túi gạo, sách vở, ....
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :(5’).
-Lớp phó phụ trách học tập điều hành.
- HS làm bảng con: 15kg – 5kg = 7kg + 3kg =
- GV nhận xét .
2.Bài mới: 28’
a.Giới thiệu bài .
b.Hướng dẫn làm bài tập .
Bài 1:
a.Cái cân đống hồ .
- GV nói :cân đống hồ gồm có đĩa cân, mặt cân đồng hồ có một chiếc kim quay được và trên đó có ghi các số ứng với các vạch chia .Trên đĩa chưa có đồ vật thì kim chỉ số 0.
*Cách cân : Đặt đồ vặt trên đĩa cân, khi đó cân sẽ quay. Kim dừng lại ở vạch nào thì ứng với vạch ấy cho biết vật đặt đĩa cân nặng bấy nhiêu kg.
- GV đặt vật lên cân HS đọc:
- VD: Túi gạo nặng 1kg.
-HS thực hành theo nhóm.
Bài 2: - Dành cho học sinh có năng khiếu. HS có năng khiếu quan sát tranh và trả lời miệng. Câu nào đúng , câu nào sai?
a, Quả cam nặng hơn 1 kg : sai
 - GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: - Dành cho học sinh có năng khiếu (cột 2) .(HĐ nhóm đôi)
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài. Tính 
 3kg + 6kg – 4kg = 15kg –10kg + 7kg =
- HS đọc yêu cầu và nêu cách tính : Lấy số thứ nhất cộng (trừ )số thứ hai được kết quả cộng (trừ )số thứ 3 đựợc bao nhiêu viết kết quả sau dấu bằng. 
- HS làm bài vào vở GV chữa bài. 
Bài 4: HS đọc bài toán và trả lời (HĐ nhóm 4)
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
 - HS thảo luận thống nhất làm vào vở. 1HS lên bảng làm. 
 - GV chữa bài :Bài giải 
 Bài giải
 Số ki lô gam gạo tẻ là:
 26 – 16 = 10 (kg)
 Đáp số : 10 kg 
Bài 5: -Dành cho học sinh có năng khiếu . HS có năng khiếu đọc bài toán và làm vào vở,1 HS lên bảng chữa bài.
 Bài giải
 Con ngỗng nặng là:
 2 + 3 =5 (kg)
 Đáp số :5 kg
- GV nhận xét và chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò (2’)
- HS nhắc lại nội dung tiết học 
- GV nhận xét tiết học .
Luyện từ và câu
 TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC - TỪ CHỈ HOẠT ĐỘN
 I.Mục tiêu :
-Tìm được một số từ ngữ về môn học và hoạt động của người (BT1, BT2); kể được nội dung mỗi tranh (SGK) bằng 1 câu hỏi (BT3) .
- Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu (BT4).
II.Đồ dùng: 
- Tranh SGK.
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :(5’)
- GV ghi bảng: Bé Uyên là học sinh lớp 1.và yêu cầu HS đặt câu hỏi 
- HS đặt câu hỏi :Ai là học sinh lớp 1?
- GV nhận xét.
2.Bài mới : 28’.
a.Giới thiệu bài :
b.Hướng dẫn làm bài tập .
*Bài tập 1: (HĐ nhóm đôi)
- 1HS nêu yêu cầu: Kể tên các môn học lớp 2.
- HS đọc các môn học :Toán,Tiếng việt,Thể dục, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật
- GV ghi bảng .
*Bài tập 2. (HĐ nhóm đôi)
- GV cho HS mở SGK (trang 59) và đọc yêu cầu bài tập Tìm các từ chỉ hoạt động ở dưới mỗi tranh .
- HS quan sát tranh ở SGK và thảo luận theo cặp. 
- Đại diện các nhóm nêu từ chỉ hoại động : Đọc, viết, nghe,nói.
- GV và nhóm khác nhận xét .
*Bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh trên bằng một câu:(HĐ nhóm đôi)
M: Em đang đọc sách.
- HS trả lời .
- GV chữa bài .
*Bài tập 4:(Viết ) (HĐ cá nhân)
- HS đọc yêu cầu : Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây 
a.Cô Tuyết Mai ..... mônTiếng Việt.
b. Cô ..... bài rất dễ hiểu.
c. Cô .... chúng em chăm học .
- HS làm vào vở và đọc lên.
- GVchữa bài .
a.Cô Tuyết Mai dạy môn Tiếng Việt .
b.Cô giảng bài rât dễ hiểu.
c.Cô khuyên chúng em chăm học .
- GV chữa bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò :(2’) : 
 - GV hệ thống bài học.
Thứ Năm ngày 5 tháng 11 năm 2020
Toán
6 CỘNG VỚI MỘT SỐ 6 + 5
 I.Mục tiêu 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 6 + 5, lập được bảng 6 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chát giao hoán của phép cộng.
- Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào ô trống.
- Các bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3. trang 34.
- Dành cho học sinh có năng khiếu: Bài 4,5 , trang 34.
II.Đồ dùng:
- Bộ que tính, bảng cài
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ (5’)
-Lớp phó phụ trách học tập điều hành .
-HS chơi trò chơi “ Xì điện” đọc bảng 7 cộng với một số.
- GV nhận xét
2.Bài mới: 28’
a.Giới thiệu phép cộng 6 + 5 .
- GV nêu bài toán : Có 6 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- HS lấy que ra và làm để tìm ra kết quả : 6 + 5 = 11
- HS thao tác trên que tính .
- Tính theo cột dọc 6
 +
 5
 1 1
 - HS nhắc lại .
- HS thao tác trên que tính bảng cộng.
- GV ghi bảng từng pháp tính :6 + 5 =11 6 + 6 =12, ........., 6 + 9 =15
- HS đọc thuồc bảng cộng 
b.Thực hành .
Bài 1: - HS nêu yêu cầu .Tính nhẩm (HĐ nhóm đôi)
- HS trả lời kết quả nhóm đôi (miệng)
6 + 6 =12 6 + 5 =11 6 + 7 =13 6 + 8 =14 6 + 9 =15
- HS nhận xét.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu .Tính 
- HS làm bảng con.	 6
 +
 4
 10
 - GV cùng HS nhận xét.
Bài 3:- HS nêu yêu cầu : Số ?
- HS làm vào vở 6 +=11  + 6 = 12 6 +  =13
-1HS lên bảng làm .GV chữa bài .
Bài 4:- Dành cho học sinh có năng khiếu. HS có năng khiếu nêu yêu cầu.
- HS trả lời: Có 6 điểm trong hình tròn.; Có 9 điểm ngoài hình tròn.
- GV chữa bài.
Bài 5:- Dành cho học sinh có năng khiếu. Cho HS đọc yêu cầu bài. Điền >,<,=?
 7 + 6.6 + 7 8 + 8 7 + 8
- HS nêu cách làm : tính kết quả của hai vế rồi so sánh hai kết quả đó và điền dấu
- HS có năng khiếu làm vào vở. HS cùng GV chữa bài.
- GV chữa bài và nhận xét.
3.Củng cố,dặn dò:(2’)
- HS đọc bảng cộng 6 cộng với một số.
- GV nhận xét giờ học.
Chính tả
CÔ GIÁO LỚP EM
I.Mục tiêu :
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Cô giáo lớp em”.
- Làm được BT2 ; BT3 b.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ kẻ sẳn bài tập 2.
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :(5’)
- HS viết bảng con,2 HS lên bảng viết :huy hiệu, tiếng nói.
- HS và GV nhận xét .
2.Bài mới : 28’
a.Giới thiệu bài .
b.Hướng dẫn nghe –viết .
*Hướng dẫn chuẩn bị :
- GV đọc đầu bài và hai khổ thơ cuối bài thơ “Cô giáo lớp em”.
- HS đọc bài viết ở SGK 
- GVv nêu câu hỏi,HS trả lời.
- Khi cô giáo dạy viết, gió và nắng thế nào ?
- Câu thơ nào cho thấy bạn HS rất thích điểm mười cô cho ?
- Hướng dẫn HS nhận xét :
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?. (5 chữ ).
- Các con chữ đầu của mỗi dòng thơ viết thế nào ?. (viết hoa ).
- HS viết bảng con :dạy, giảng, thoảng, ngắm mãi.
- HS lấy vở ra viết .GV hướng dẫn cách trình bày: Khi viết các lùi vào 3ô tính từ ngoài lề vào.
- GV đọc, HS viết bài .
- GV đọc thong thả để HS khảo bài 
- GV nhận xét .
c.Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 2:(miệng) . Cho học sinh đọc yêu cầu bài.Tìm các tiếng và từ ngữ thích hợp ở bảng sau :
- GV treo bảng phụ lên .
- HS trả lời .GV chữa bài vd: th- uy-hỏi-thuỷ- thuỷ thủ
Bài 3b: Cho học sinh đọc yêu cầu bài. Tìm 2 từ ngữ có mang vần iên, 2 từ ngữ có tiếng mang vần iêng.
M: con kiến, miếng mồi.
- HS làm vào vở .GV chữa bài .
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học .
Thứ 6 ngày 6 tháng 11 năm2020 
Toán
 26 + 5
 I.Mục tiêu :
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
- Các bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1), bài 3,4. trang 35.
- Dành cho học sinh có năng khiếu: Bài 1(dòng 2), Bài 2 , trang 35.
 II.Đồ dùng:
- Bộ đồ dùng học toán
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :(5’).
- 3HS đọc thuộc bảng cộng 6 cộng với một số.
- GV nhận xét .
2.Bài mới : 28’.
a.Giới thiệu bài .
b.Giới thiệu phép cộng dạng 26 + 5.
- GV nêu bài toán : Có hai mươi sáu que tính, thêm năm que tính nữa .Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ?.
- HS lấy que tính ra đặt lên bàn và trả lời câu hỏi .
- Hai mươi sáu gồm mấy chục và mấy đơn vị ?.(Hai mươi sáu gồm hai chục và sáu đơn vị ).
- GV nói:Lấy thêm 5 que tính nữa đặt dưới 6 que tính rời và cho biết kết quả.
- HS thực hiện thao tác trên que và nêu cách làm.
- GV hướng dẫn cách tính cột dọc.	26
 + 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1.
 5	 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
 31
- HS nhắc lại 
- Vậy 26 + 5 = 31
 c.Thực hành .
Bài 1: (HĐ cá nhân) - Dành cho học sinh có năng khiếu: (dòng 2).- Cho học sinh đọc yêu cầu bài . Tính 
 16 36 46
 + + +
 4 6 7
- HS làm bảng con.2HS lên bảng làm , Lớp và GV chữa bài.
Bài 2: (HĐ N2) - Dành cho học sinh có năng khiếu.- Cho học sinh đọc yêu cầu bài . Số?
- Cho HS trả lời miệng, GV ghi bảng. 
 Bài 3: (HĐ N4) - Cho học sinh đọc yêu cầu bài : HS đọc bài toán và phân 
 tích bài toán. 
- Bài toán cho biết gì ? (Tháng trước được 16 điểm mười , tháng sau nhiều hơn tháng trước 5 điểm mười).
- Bài toán hỏi gì ?(Hỏi tháng này tổ em được bao nhiêu điểm mười?).
- HS làm vào vở, 1Hs lên bảng làm.
- GV chữa bài Bài giải 
 Số điểm mười của tháng này là:
 16 + 5 =21(điểm mười)
 Đáp số:21 điểm mười
Bái 4:- Cho học sinh đọc yêu cầu bài . Đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, AC. - HS làm (miệng ).
- Đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, AC:
	A	 B C 
 - GV– Nhận xét.
4.Củng cố,dặn dò:(2’)
- HS nhắc lại cách tính.
- GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------
Tập làm văn
KỂ NGẮN THEO TRANH
LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU
I.Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể được một câu chuyện được câu chuyện ngắn có tên “Bút của cô giáo” ( BT1 ).
- Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở BT3.
- GV nhắc học sinh chuẩn bị thời khoá biểu của lớp để thực hiện yêu cầu BT3.
* - KNS : - Thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập.
II.Đồ dùng :
- Bảng phụ, bút .
III.Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :(5’)
-Tiết trước ta học bài gì?
- HS trả lời .GV nhận xét.
2. Bài mới: 28’.
a.Giới thiệu bài : Hôm nay ta học bài Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khoá biểu .
b.Hướng dẫn làm bài tập .
Bài 1: (HĐ nhóm đôi)
- HS mở SGK trang 62 và quan sát tranh ,đọc lời nhân vật ở mỗi tranh.
- GV cho HS nêu nội dung của từng bức tranh.
Tranh 1:Tường và Vân đang chuẩn bị làm bài.Tường nói tớ quên bút rồi.Vân nói nhưng tớ chỉ có một bút .
Tranh 2: Cô giáo cho Tường mượn bút .Tường nói em cảm ơn cô ạ!
Tranh 3: Hai em tiếp tục làm bài .
Tranh 4: Tường được điểm mười. Mẹ rất vui. Tường liền nói bút của cô giáo 
-HS kể lại toàn bộ câu chuyện .GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: (Viết):Viết thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp.
- HS làm theo nhóm
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, bút dạ.
- HS các nhóm viết và đọc lên .Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét.
Bài 3: Dựa vào bài tập 2, trả lời câu hỏi sau:
- Ngày mai có mấy tiết ?.
- Đó là những tiết nào?.
- Em cần mang những quyển sách gì?.
- GV nhận xét 
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
- HS nhắc lại nội dung tiết học 
Đạo đức
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ.
 I. Mục tiêu: 
- Biết : Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để gíup đỡ ông bà, cha mẹ.
- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.
- Dành cho HS Năng khiếu: 
- Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà.
- Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng
*- KNS: - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
II.Đồ dùng :
- Vở bài tập Đạo đức
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :(5’)
- Tiết trước ta học bài nào ?. 
- HS trả lời:Gọn gàng, ngăn nắp.
- Em đã làm những công việc cụ thể nào thể hiện gọn gàng, ngăn nắp rồi.
-HS trả lời .GV nhận xét .
2.Bài mới :
*Hoạt động 1: BT1. 
Mục tiêu:
- Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để gíup đỡ ông bà, cha mẹ.
- Cho HS quan sát tranh ở vở BT trang 11.
a) Em có nhậ

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_1_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan