Giáo án Khối 2 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021

Chính tả

CÒ VÀ CUỐC

I.Mục tiêu

- Nghe viết chính xác bài chính tả , trình bày đúng một đoạn văn xuôi có lời của nhân vật.

- Làm bài tập (2) a, bài tập(3) b.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II.Hoạt động dạy học:

A.Khởi động: Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài “ Chữ đẹp nết càng xinh”

-Giới thiệu bài mới.

B.Khám phá:

1.Hướng dẫn nghe viết: (20’)

- GV đọc bài chính tả 1 lần.

- 2HS đọc lại bài chính tả.

- GV hỏi: - Đoạn viết nói chuyện gì ?

 - Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu câu nào?

 - Cuối các câu trên có dấu câu gì?

- HS thảo luận nhóm đôi trả lời.

- GV đọc bài, HS lắng nghe và viết vào vở chính tả.

- HS viết xong.

- GV đọc thong thả, HS khảo bài.

- HS dổi chéo vở kiểm tra bài bạn.

- HS nhận xét bài bạn, GV nhận xét.

C.Thực hành.(Hướng dẫn làm bài tập): (8’)

Bài 2a: ( HĐ cặp đôi)

-HS đọc yêu cầu tìm tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:

 riêng ; giêng ; dời ; rơi

- HS làm vào vở, GV theo dỏi sửa sai.

- HS đỏi chéo vở kiểm tra kết quả.

Bài 3b: ( cá nhân)

-HS đọc yêu cầu: Tìm cá tiếng có thanh ngã, thanh hỏi.

- HS thi nhau tìm và đọc lên)

- GV cùng HS nhận xét.

D.Vận dụng: 2’ -ghi nhớ về quy tắc chính tả r/d/gi.

 - Yêu cầu nhắc lại cách trình bày bài viết - Viết một số tên các bạn hoặc người quen ở nơi em ở có phụ âm r/d/gi.

- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 2 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 : 2 =
B2.HS thảo luận nhóm đôi.
B3. Đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV viết kết quả lên bảng.
- HS đọc lại bài 1:
Bài 2: ( HĐ nhóm 4)
B1.HS đọc bài toán và trả lời câu hỏi.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
B2.HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm
Bài giải
Số kẹo mỗi bạn được chia là
12 : 2 = 6 (cái kẹo)
Đáp số: 6 cái kẹo
B3. Chia sẻ bài trong nhóm.
Bài 3: - Dành cho HS có năng khiếu làm.
- Cho HS chơi trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”
- Các nhóm thi nối các phép tính với kết quả đúng và gắn ở bảng.
 12 : 2 20 : 2
 4 6 7 8 10
 8 : 2 16 : 2
- GV cùng HS nhận xét và công bố nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét.
D. Vận dụng.: 
- Tổ chức cho học sinh đọc thuộc bảng chia 2 ( trò chơi Truyền điện) 
- Tuyên dương HS nắm bài tốt 
 ----------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I.Mục tiêu
- Nhận biết đúng tên một số loài chim vẽ trong tranh(BT1); điền đúng tên các loài chim đã cho vào chỗ trống trong thành ngữ (BT2).
- Đặt đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
 * Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
* Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích các loài chim.
II.Đồ dùng:
- Tranh vẽ các loài chim, bảng phụ chép sẵn bài tập 3.
III.Hoạt động dạy học:
A. Khởi động: 5’
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua hỏi và trả lời câu hỏi Ở đâu? 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
- Giới thiệu bài mới 
B.Thực hành:
1.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài tập 1: (miệng) ( HĐ cặp đôi)
B1.1HS đọc yêu cầu bài tập: Nói tên các loài chim trong trannh.
- GV treo tranh,HS quan sát và trả lời.
B2. HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra kết luận.
B3. Đại diện nhóm trình bày.
 +Tranh1: chào mào; tranh 2: sẽ; tranh 3: cò; tranh 4: đại bàng; tranh 5: vẹt; tranh 6: sáo; tranh 7: cú mèo
Bài tập 2: (miệng) 
.1HS đọc yêu cầu: Hãy chọn tên các loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây.
a. Đen như .......... 
b. Nhanh như ......
c. Hót như ...........
d. Hôi như ..........
e. Nói như........... 
 (vet, quạ, khướu, cú, cắt)
- HS nêu miệng, GV ghi bảng
- GV giải thích thành ngữ : Đen như quạ (đen, xấu)
Bài tập 3: (viết) ( HĐ cá nhân)
- GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu: Hãy viết đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy.
- HS làm vào vở, HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, HS đọc lại đoạn văn
.Ngày xưa có đôi bạn Diệc và Cò . Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó vời nhau như hình với bóng.
- GV nhận xét.
C.Vận dụng: 2’
 - Hỏi lại những điều cần nhớ. - Đặt câu có từ: chim khướu, con vẹt,...
 - Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh có tinh thần học tập tốt. 
--------------------------------------------------------------
Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ (TIÊT 2)
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp, cắt , dán phong bì . 
- Gấp cắt dán được phong bì. Nếp gấp đường cắt , đường dán tương đối phẳng. Phong bì có thể chưa cân đối . 
- Gấp cắt dán được phong bì . Nếp gấp đường cắt , đường dán phẳng thẳng . Phong bì cân đối ( HSKT ) . 
II.Chuẩn bị:
 - GV: Mẫu phong bì, qui trình gấp cắt dán phong bì. 
- HS: Giấy màu trắng, thước kẻ, kéo, hồ dán.
III.Hoạt động dạy và học :
- Kiểm tra đồ dùng học tập 
- Khởi động :Tổ chức cho hs hát một bài . 
- Gv giới thiệu và nêu mục tiêu bài học 
- HS ngồi theo nhóm 
2. Hoạt động thực hành ( 30’ ) 
GV treo tranh qui trình kĩ thuật
GV nhận xét và nhắc lại các bước theo quy trình
2 HS nêu lại cách gấp, cắt, dán phong bì.
Bước 1: Gấp phong bì 
Lấy tờ giấy trắng gấp thành hai phần theo chiều rộng hìmh 1 
Gấp hai bên hình 2, mỗi bên gấp vào khoảng một ô rưỡi...
Bước 2: Cắt phong bì 
Mở tờ giấy ra cắt theo đường dấu để bỏ những phần gạch chéo hình 4,hình 5
Bước 3: Dán thành phong bì 
Gấp lại theo các nếp gấp Hình 5 dán hai mép bên 
Gv tổ chức cho học sinh tập gấp bước 1
Thực hành gấp phong bì :
GV cho học sinh đã gấp xong trưng bày sản phẩm của mình.
Cả lớp nhận xét, đánh giá
Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm
HS nhận xét: + Đúng kĩ thuật
 + Cân đối
 + Trình bày đẹp
GV tuyên dương những HS đã hoàn thành sản phẩm đúng, đẹp. 
2.Củng cố dặn dũ . ( 5’ )	
Về nhà , em giới thiệu sản của em cho cả nhà xem . 
GV cho HS luyện tập gấp phong bì. Sau đó HS trang trí phong bì cho đẹp.
Về nhà chuẩn bị bài sau .
--------------------------------------------------------------
Tập đọc
CÒ VÀ CUỐC
I.Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rành mạch toàn bài.
- Hiểu nghĩa câu chuyện: Phải lao động vất vả mới có lúc thanh nhàn, sung sướng. (trả lời được cac câu hỏi trong SGK)
*GDKNS:Tự nhận thức :xác định giá trị bản thân
*Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. 
*Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn hoc
II.Đồ dùng:
-Tranh ở SGK
- Bảng phụ ghi sẵn các câu dài.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: 5’ 
-Lớp trưởng cho học sinh thi đọc lại bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài.
B.Khám phá:
1.Luyện đọc:(15’)
a.GV đọc mẫu toàn bài.
b.Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu. 
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
+ GV ghi bảng : dập dờn, tắm rửa, thảnh thơi.
+ GV đọc mẫu, HS đọc.
+ HS đọc phần chú giải. ( HĐ cặp đôi)
+ GV hướng dẫn HS đọc câu dài ở bảng phụ
 .Em sống trong bụi cây dưới đất, / nhìn lên trời xanh, / thấy các anh chị trắng phau phau, / đôi cánh dập dờn như múa, / không nghĩ chị cũng có lúc khó nhọc thế này. //
 .Phải có lúc vất vả lội bùn / mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. //
+ Đọc cá nhân.
+ GV nhận xét.
- Đọc đoạn trong nhóm.
+ HS đọc theo nhóm đôi
+ HS đọc nhóm đôi trước lớp
+HS, GV nhận xét.
2.Hướng dẫn tìm hiểu bài) (7’) ( HĐ cặp đôi)
- HS đọc thầm bài, thảo luận cặp đôi và trả lời lần lượt câu hỏi sau.
- Thấy Cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào ? ( chị bắt tép vất vả thế.....)
- Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy?. (áo Cò tắng phau phau......)
- Cò trả lời của Cuốc như thế nào?(Phải có lúc vất vả mới có được thảnh thơi....)
- Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời khuyên .Lời khuyên đó là gì ?
C.Thực hành: 4.Luyện đọc lại: (5’) ( HĐ nhóm)
- HS đọc theo phân vai mỗi nhóm 3 HS.
- HS cùng GV nhận xét.
D.Vận dụng: 3’ 
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
 - Liên hệ thực tiễn - Giáo dục học sinh: Phải lao động vất vả mới có lúc thanh nhàn, sung sướng 
- GV nhận xét giờ học.
- Về đọc lại bài.
Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021
Tập viết
CHỮ HOA S
I.Mục tiêu
1. Năng lực đặc thù :
-Viết đúng chữ hoa S (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng: Sáo 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Sáo tắm thì mưa (3 lần).
2. Năng lực chung : Góp phần hình thành và phát triển năng lực Tự học 
3. Phẩm chất : Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chăm chỉ, chịu khó, cẩn thận
II.Đồ dùng:
- Mẫu chữ S hoa.
III.Hoạt động dạy học
A.Bài cũ: (5’)
- Tiết trước ta học viết chữ hoa gì?
- HS trả lời và viết chữ hoa vào bảng con: R, Ríu rít.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Hôm nay ta học viết chữ S hoa và câu ứng dụng : Sáo tắm thì mưa
2. Hướng dẫn viết chữ hoa S: (5’)
a.Hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét chữ hoa S.
- GV gắn bảng chữ S hoa, HS nhận xét.
- Chữ S hoa có mấy nét? Đó là những nét nào ?
- Độ cao mấy li ?
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu.
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút trên đường kẻ 6.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiêù bút, viết tiếp nét móc ngược trái, cuối nét móc lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
- HS nhắc lại quy trình viết.
- HS viết trên không chữ S hoa.
- HS viết bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (5’)
- GV viết câu ứng dụng lên bảng: Sáo tắm thì mưa
- HSđọc câu ứng dụng.
- GV giải thích: Hễ Sáo tắm là sắp có mưa.
- HS nhận xét về độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng.
- Độ cao các chữ cái như thế nào?
- Dấu thanh đặt ở các chữ cái nào?
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào ?
- HS trả lời, GV nhận xét.
4.Hướng dẫn HS viết vào vở: (15’)
- GV hướng dẫn cách đặt bút viết ở vở tập viết.
- HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dỏi uốn nắn.
5.Chấm, chữa bài :(7’)
- HS ngồi tại chỗ GV nhận xét.
6.Củng cố, dặn dò: (1’)
- 1HS nhắc lại cách viết chữ S hoa.
- GV nhận xét giờ học
- Về viết lại cho đẹp hơn.
 -----------------------------------------------------------------
Chính tả
CÒ VÀ CUỐC
I.Mục tiêu
- Nghe viết chính xác bài chính tả , trình bày đúng một đoạn văn xuôi có lời của nhân vật.
- Làm bài tập (2) a, bài tập(3) b.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. 
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài “ Chữ đẹp nết càng xinh” 
-Giới thiệu bài mới.
B.Khám phá:
1.Hướng dẫn nghe viết: (20’)
- GV đọc bài chính tả 1 lần.
- 2HS đọc lại bài chính tả.
- GV hỏi: - Đoạn viết nói chuyện gì ?
 - Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu câu nào?
 - Cuối các câu trên có dấu câu gì?
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời. 
- GV đọc bài, HS lắng nghe và viết vào vở chính tả.
- HS viết xong.
- GV đọc thong thả, HS khảo bài.
- HS dổi chéo vở kiểm tra bài bạn.
- HS nhận xét bài bạn, GV nhận xét.
C.Thực hành.(Hướng dẫn làm bài tập): (8’)
Bài 2a: ( HĐ cặp đôi)
-HS đọc yêu cầu tìm tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
 riêng ; giêng ; dời ; rơi
- HS làm vào vở, GV theo dỏi sửa sai.
- HS đỏi chéo vở kiểm tra kết quả.
Bài 3b: ( cá nhân)
-HS đọc yêu cầu: Tìm cá tiếng có thanh ngã, thanh hỏi.
- HS thi nhau tìm và đọc lên)
- GV cùng HS nhận xét.
D.Vận dụng: 2’ -ghi nhớ về quy tắc chính tả r/d/gi..
 - Yêu cầu nhắc lại cách trình bày bài viết - Viết một số tên các bạn hoặc người quen ở nơi em ở có phụ âm r/d/gi. 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
-----------------------------------------------------------------
Toán
MỘT PHẦN HAI
I.Mục tiêu
- Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan) “Một phần hai”, biết đọc, viết 1 / 2.
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau.
- Giảm tải: Chỉ yêu cầu nhận biết “Một phần hai”, biết đọc, viết 1/2
- Dành cho HS có năng khiếu: Bài 2.
- Bài tập cần làm: bài tập 1, 3
*Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp Toán học.
*Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán
II.Đồ dùng:
- Các hình vuông, hình tròn, mảnh bìa.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: Lớp trưởng điều hành trò chơi Truyền điện 
Tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc bảng chia 2. 
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh trả lời nhanh. 
- Giới thiệu bài mới .
B.Khám phá:
1.Giới thiệu “Một phần hai ” 1 : (12’)
	 2
- GV đưa ra một số ví dụ thực tế để HS nhận biết 1/2
- VD. 1 cái bánh chia cho hai bạn, mỗi bạn có mấy phần cái bánh ?
-HS tự suy nghĩ trả lời.
-Lấy VD hình vuông.
- GV kết luận: Chia hình vuông thành hai phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được một phần hai của hình vuông.
*Chú ý: 1 còn được gọi là một nửa.
 2
C.Thực hành: (20’)
Bài 1: (miệng) ( HĐ cặp đôi)
- 2HS nêu yêu cầu: Đã tô màu 1 hình nào?
 2
 A B C
- HS thảo luận đưa ra kết quả.
- HS đại diện nhóm trả lời : Hình A, C
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: ( HĐ cá nhân)
- Dành cho HS có năng khiếu: Hình nào có 1 số hình vuông được tô màu.
- HS có năng khiếu làm 2
 A 
- HS có năng khiếu chữa bài. 
1
2
Bài 3: (HĐ nhóm)
- Cho HS đọc yêu cầu bài. . Hình nào đã khoanh vào số con cá?
- HS trả lời miệng: hình B.
- Lớp cùng GV nhận xét công bố đội thắng.
D. Vận dụng: 2’
- HS thực hành chia một số hình vẽ sau thành 2 phần bằng nhau
 - Có 4 quả cam. Vậy ½ số cam đó là bao nhiêu quả cam? 
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
 -------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2021
Tự nhiên và xã hội
 CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TT)
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.
- Dành cho HS có năng khiếu: HS có năng khiếu mô tả được một số nghề nghiệp, cáh sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị.
*GDKNS : - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin :phân tích so sánh nghề nghiệp của người dân ở thành thị và nông thôn.
 Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát,...
II.Đồ dùng:
-Tranh ở SGK (trang 46, 47)
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
-Tiết trước ta học bài gì?
- Em hãy kể tên một số nghề mà em biết?
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2.Hoạt động1: Làm việc với SGK: (12’) ( HĐ nhóm)
*Mục tiêu: Nhận biết về nghề nghiệp và cuộc sống chính ở thành thị.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát tranh ở SGK và nói về những gì các em thấy trong hình.
- Trong tranh vẽ những gì ở thành thị?
- Nghề nghiệp của họ là gì?
- HS thảo luận theo cặp.
Bước 2: HS ở một số nhóm trình bày.
- GV cùng HS nhận xét.
GV kết luận: Những bức tranh đó thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở thành phố, thị trấn.
3.Hoạt động 2: Nói về cuộc sống ở địa phương: (12’) ( HĐ cặp đôi, cả lớp)
Mục tiêu: HS biết nói được tên huyện, xã và nghề nghiệp của người dân.
*Cách tiến hànhg:
- GV nêu yêu cầu: Bạn ở huyện, xã nào?
- HS trả lời miệng.
- GV nhận xét.
- Người dân nơi bạn sống thường làm những nghề gì?
- HS thảo luận theo cặp.
- GV theo dỏi.
- Các nhóm trả lời.
GV kết luận: Ở nơi các em sống là nghề công nhân, trồng chè, làm nông.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Hôm nay ta học bài gì?.
 - GV nhận xét giờ học.
 --------------------------------------------------------------
 Toán
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
-Thuộc bảng chia 2 
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 2).
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2 phần bằng nhau.
- Giảm tải: Không làm BT5.
- Các bài tập cần làm: Bài 1, 2,3 .
- Dành cho HS có năng khiếu: Bài 4.
*Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; 
*Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán
II.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: 5’ Lớp trưởng điều hành trò chơi: Đố bạn biết: Hình nào đã tô màu ½ số chấm tròn?
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. 
B.Thực hành:
1.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: miệng
- 2HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm
 8 : 2 = 16 : 2 = 10 : 2 = 6 : 2 = 20 : 2 =
- HS lần lượt đọc kết quả, GV ghi bảng.
Bài 2 : Tính nhẩm (HS chưa hoàn thành không phải nêu cột 3, 4)
 2 x 6=12 12 : 2 = 6 2 x 8 = 16 : 2 =
- HS hỏi đáp nhóm đôi.
- GV nhận xét.
Bài 3: HS đọc bài toán ( HĐ nhóm 4)
- Thống nhất giải vào vở.
 1HS lên bảng làm: Số lá cờ của mỗi tổ là: 18 : 2 = 9 (lá cờ)
 Đáp số: 9 lá cờ
- GV nhận xét.
Bài 4: - Dành cho HS có năng khiếu.
- HS có năng khiếu đọc bài toán và phân tích bài toán , giải vào vở
- GV chữa bài : Có tất cả số hàng là:
 20 : 2 = 10 (hàng)
 Đáp số : 10 hàng
Bài 5: - Giảm tải.
C.Vận dụng: 3’- Tổ chức trò chơi “ Truyền điện”
+Nội dung chơi cho học sinh đọc thuộc bảng nhân 2 và bảng chia 2.
 -Tóm tắt và giải bài toán sau: có 20 cái bánh xếp đều vào 2 hộp. Hỏi mỗi hộp có
 -HS nêu miệng 
--------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
ĐÁP LỜI XIN LỖI, TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I.Mục tiêu:
- Biết đáp lại lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
- Biết sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí (BT3).
*GDKNS : Giao tiếp ứng xử văn hoá 
- Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Có thói quen cư xử nhã nhặn trong các tình huống giao tiếp. 
- Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. 
II.Đồ dùng:
- Bảng viết sẵn bài tập 3.
III.Hoạt động dạy-học:
A. Khởi động:5’ Lớp trưởng mời một số bạn đọc bài văn tả ngắn về loài chim mà mình yêu thích. 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh có cách viết hay. –
 Giới thiệu bài mới - ghi bài lên bảng. Bài cũ: (5’)
B.Thực hành:
1.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài tập1: (miệng)
- 1HS đọc yêu cầu: Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây.
- HS đọc ở SGK. trang 39
- GV nhận xét.
Bài tập 2: (HĐ nhóm đôi)
- 2HS đọc yêu cầu: Đáp lời xin lỗi trong các trường hợp sau.
- HS thực hiện theo cặp: 1HS nói tình huống, 1HS đáp lời xin lỗi.
VD: HS1 : Xin lỗi bạn, cho đi trước một chút.
 HS2 : Mời bạn.
- HS lên bảng thực hiện các trường hợp còn lại.
- GV nhận xét.
Bài tập3: (Viết)
- 2HS đọc yêu cầu: Hãy sắp xếp lại các thứ tự của chúng tạo thành 1 đoạn văn.
- HS viết đoạn văn vào vở.
b.Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt; a.Cổ điểm những đốm cườm trắng rất đẹp; d.Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ; c.Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù...cù”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.
- HS đọc bài viết, GV phân tích.
Câu b: Câu mở đầu: Giới thiệu sự xuất hiện của chú chim gáy.
Câu a: Tả hình dáng: Những đốm cườm trắng trên cổ chú.
Câu d: Tả hoạt động.
Câu c: câu kết.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng: 3’ 
- Đánh giá chung kết quả làm bài của học sinh.
. - GD học sinh: ghi nhớ thực hành đáp lại lời xin lỗi của người khác trong cuộc sống hằng ngày - Giáo dục học sinh cùng người thân có thói quen cư xử nhã nhặn trong các tình giao tiếp
 -----------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
 I.Mục tiêu:
- HS biết được ưu, nhược điểm của tổ mình cũng như các thành viên trong tổ. trong tuần.
- Qua đó HS có ý thức hơn ở tuần sau.
- Kế hoạch trong tuần tới.
- HS làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy-học:
1.Đánh giá:
- GV cho HS sinh hoạt tổ.
- Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận.
- Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dỏi các thành viên.
- Tổ khác nhận xét.
- GV nhận xét chung: 
- Nề nếp: Thực hiện tương đối tốt. 
- Học tập: Một số em chưa thuộc các bảng nhân 
+Vệ sinh- Bình xét tổ, cá nhân xuất sắc trong tuần (lấy biểu quyết nghi tên ở bảng lớp)
2.Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì nề nếp. Ổn định sĩ số
- Chăm chỉ học tập và rèn các kĩ năng (tính toán, chữ viết, KN sống)
- Vệ sinh sạch sẽ.
-Tiếp tục rèn đọc và viết cho em 
3.Làm vệ sinh lớp học:
- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
-Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện.
- GV theo dỏi
- HS nhận xét lẫn nhau. 
-----------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU: TUẦN 22
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021
Đạo đức
 BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày
- Dành cho HS có năng khiếu: Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hằng ngày. 
*GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
 Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo
II.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ (3’)
- Tiết trước ta học bài gì ? Em hãy nêu một việc cụ thể .
- HS trả lời
- GV nhận xét 
2.Bài mới
*Hoạt động 1: (10’) Biết đánh giá được việc sử dụng lời nói yêu cầu, đề nghị của bản thân . (HĐ cả lớp)
Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu,đề nghị của bản thân.
Cách tiến hành :
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời.
- Em nào đã thực hiện nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ?.
- Hãy kể lại những việc làm cụ thể.
- HS lần lượt kể, HS cùng GV nhận xét.
*Hoạt động 2:

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_2_tuan_22_nam_hoc_2020_2021.doc