Giáo án Khối 1 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Toán

BÀI 12: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10; đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.

- Bước đầu biết tách số (7 gồm 2 và 5, 8 gồm 5 và 3, .).

- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, tivi

- Các thẻ số từ 0 đến 10; Bộ đồ dùng học Toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Hoạt động khởi động ( 3phút)

- Gọi 2 hs nêu : 8 gồm 2 và mấy?

9 gồm 6 và mấy? 6 gồm 3 và mấy?

7 gồm 6 và mấy? 5 gồm 1 và mấy?

B. Hoạt động thực hành, luyện tập( 20phút)

Bài 4. ( nhóm đoi)

Thực hiện theo cặp

- HS lấy các thẻ số từ 0 đến 10:

 a) Tìm các thẻ ghi số bé hơn 5;

 b) Tìm các thẻ ghi số lớn hơn 7;

 c) Lấy ra các thẻ số 6, 3, 7, 2 rồi sắp xếp các thẻ số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

- HS có thể tự đặt các yêu cầu tương tự để thực hành trong nhóm.

 

docx27 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 1 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uà, quen, quỳnh,...); có r (ra, rế, rao, rồi, rung, rụng,...).
3.2. Tập đọc (BT 3)
a) GV giới thiệu: Bài đọc kể về những món quà quê. Quà quê là thứ quà do người nông dân tự tay nuôi, trồng, làm ra để ăn, để biếu, cho, tặng người thân. Đó là những món quà giản dị, quen thuộc nhưng bây giờ luôn là những món quà quý vì ngon, lạ và sạch sẽ, an toàn.
b) GV đọc mẫu. Sau đó, GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu cá rô (còn gọi là cá rô đồng), cá quả – là những loài cá rất quen thuộc với người Việt Nam. Gà ri loại gà nhỏ, chân nhỏ, thấp, thịt rất thơm ngon.
c) Luyện đọc từ ngữ: quà quê, Quế, rổ khế, rổ mơ, cá rô, cá quả.
4. Củng cố- dặn dò(2phút)
- Nhận xét tinh thần học tập của học sinh
- HS chuẩn bị tiết sau
------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ: CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH 
( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề gia đình: các thành viên trong gia đình và công việc nhà; nhà ở và an toàn khi ở nhà.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Củng cố kỹ năng quan sát, đặt câu hỏi, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình
- Thể hiện được sự quan tâm, chia sẻ công việc nhà giữa các thành viên trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, tivi
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Bài cũ: (3phút)
- HS nêu các bài đã học
- Nêu những nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà?
GV nhận xét
bài mới:
Giới thiệu bài: (1phút)
- Nêu nội dung tiết học : Em đã học được gì về chủ đề Gia đình?
 2. Hoạt động 1: Giới thiệu về gia đình và nhà ở của em ( 15phút)
	* Mục tiêu
- Hệ thống được nội dung đã học về các thành viên trong gia đình và nhà ở.
- Trình bày được ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân
- HS làm câu 1 của Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Gia đình (VBT) 
Bước 2: Làm việc nhóm 6
- Từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình theo sơ đồ trang 24 ( SGK).
- Các HS khác lắng nghe và có thể hỏi thêm ( nếu cần).
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Mỗi nhóm cử 1 HS giới thiệu về gia đình mình trước lớp.
- HS khác nhận xét và bình chọn những bạn giới thiệu ấn tượng về gia đình mình ( Gợi ý tiêu chí nhận xét: chia sẻ nhiều thông tin về gia đình, nói rõ ràng, lưu loát và truyền cảm, )
 Hoạt động 2: Xác định đồ dùng trong mỗi phòng và đồ dùng có thể gây nguy hiểm khi ở nhà. (15phút)
	* Mục tiêu
- Liệt kê được những đồ dùng thường có ở mỗi phòng trong nhà.
- Chỉ ra được những đồ dùng có thể gây đứt tay, chân; bỏng; điện giật.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
Quan sát hình trang 25 (SGK), trả lời các câu hỏi: 
+ Những đồ dùng trong hình nên để ở phòng nào cho phù hợp? Vì sao?
+ Trong những đồ dùng đó, đồ dùng nào có thể gây đứt tay, chân; bỏng; điện giật?
+ HS làm câu 2 của Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Gia đình (VBT). 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1 số cặp lên trình bày kết quả làm việc.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV hỏi thêm:
+ Kể thêm tên đồ dùng trong mỗi phòng ( phòng khách, phòng ngủ và bếp) 
+ Kể thêm tên đồ dùng trong nhà có thể gây đứt tay, chân; bỏng; điện giật.
- GV hoàn thiện kết quả trình bày của HS.
C. Củng cố- dặn dò: (1phút)
Nhận xét giờ học
 Hs chuẩn bị tiết sau
-----------------------------------------------
Thứ 4 ngày 14 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
BÀI 24: qu r
( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Quà quê. 
- Biết viết các chữ, tiếng (trên bảng con): qu, r, quả (lê), rô (cá). 
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác tốt với bạn qua hình thức làm việc theo nhóm.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, tivi, BĐDTV
- Bảng con, phấn, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	TIẾT 1	
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (3phút)
- GV kiểm tra HS đọc( cá nhân, cả lớp) : qu, r, quả lê, rổ cá
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài:(1phút)
- Giới thiệu nội dung tiết học
2.Tập đọc: (19phút)
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 4 câu. 
- GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc thầm rồi đọc thành tiếng (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV sửa lỗi phát âm cho HS. 
e) Thi đọc từng đoạn, cả bài . 
- Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu/ 2 câu). 
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc cả bài (đọc nhỏ). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC, nhắc HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi. 
- 1 HS nhìn hình trả lời: Bà cho nhà Quế quà là khế, mơ, cá rô, cá quả, gà ri. 
- GV nêu lại câu hỏi, cả lớp đồng thanh trả lời. 
* Cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách của bài 24, 
3.3. Tập viết (bảng con - BT 4) (10phút)
a) HS nhìn bảng đọc các chữ, tiếng: qu, r, quả lê, rổ cá. 
b) GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn
- Chữ qu: là chữ ghép từ q và u. Viết q cao 4 li, 1 nét cong kín, 1 nét thẳng đứng. Viết u: 1 nét hất, 2 nét móc ngược.
- Chữ r: cao hơn 2 li một chút, là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét thẳng xiên, 1 nét thắt (tạo thành vòng xoắn), 1 nét móc hai đầu (đầu trái cao lên, nối liền nét thắt).
- Tiếng quả: viết qu trước, a sau, dấu hỏi đặt trên a./ Tiếng lê: viết 1 trước, ô sau.
- Tiếng rổ: viết r trước, ô sau, dấu hỏi đặt trên ô./ Tiếng cá: viết c trước, a sau, dấu sắc đặt trên a.
c) HS viết: qu, r (2 lần). / Viết: quả (lê), rổ (cá).
4. Củng cố, dặn dò: (2phút)
- Hôm nay chúng ta học bài gì? 
- GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc.
- GV nhắc HS về nhà kể cho người thân nghe tên các thứ quà quê các em vừa học.
---------------------------------------------------------
Tiếng Việt
BÀI 25: S 	X
( tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các âm và chữ S, X; đánh vần, đọc đúng tiếng có S, X. 
- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm s, âm x. 
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc theo nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, tivi,BĐDTV
- Bảng con, phấn, SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 4phút)
- GV kiểm tra 1 HS đọc bài Quà quê (bài 2). kiểm tra cả lớp viết bảng con các chữ : quả, rổ).
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: âm và chữ S, X. (3phút)
- GV chỉ chữ s, phát âm: s (sờ). HS: (sờ). / Làm tương tự với x (x2). 
- GV giới thiệu chữ S, X in hoa. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (15phút)
2.1. Âm s và chữ s: HS nhìn hình, nói: Chim sẻ. 
- Đọc: sẻ. 
- Phân tích tiếng sẻ. 
- Đánh vần và đọc tiếng: sờ - e - se - hỏi - sẻ / sẻ.
2.2. Âm x, chữ x: HS: xe ca. 
- Phân tích tiếng xe. 
- Đánh vần và đọc tiếng: xờ - e - xe / xe.
* Củng cố: HS nói 2 chữ vừa học (s, x); 2 tiếng vừa học (sẻ, xe). HS gắn lên bảng cài: S, X.
3. Luyện tập (12phút)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm s? Tiếng nào có âm x?)
- Thực hiện như những bài trước. Cuối cùng, GV chỉ từng chữ in đậm), cả lớp đồng thanh: Tiếng sổ có âm s. Tiếng xô có âm x,...
- HS nói 3 - 4 tiếng ngoài bài có âm s (sợ, sắc, sâu, sao, sen,...); có âm x (xa, xé, xanh, xấu,...).
3.2. Tập đọc (BT 3) 
a) Giới thiệu bài đọc: GV chỉ hình, giới thiệu bài đọc kể về một chú sẻ con rất sợ hãi khi nghe tiếng quạ kêu. Các em cùng đọc để biết sẻ và quạ khác nhau thế nào và vì sao nghe quạ la thì không nên sợ.
b) GV đọc mẫu: rõ ràng, chậm rãi; vừa đọc vừa chỉ hình.
c) Luyện đọc từ ngữ: nhà sẻ, sẻ bé, ca “ri... ri...”, phía xa, nhà quạ, quạ la “quà... quà...”, sợ quá, dỗ.
4. Củng cố - dặn dò: 1phút
- Nhận xét tinh thần học tập của học sinh
- HS chuẩn bị tiết sau
----------------------------------------------------------
Toán
BÀI 12: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10; đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.
- Bước đầu biết tách số (7 gồm 2 và 5, 8 gồm 5 và 3, ...).
- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, tivi
- Các thẻ số từ 0 đến 10; Bộ đồ dùng học Toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.Hoạt động khởi động ( 3phút)
- Gọi 2 hs nêu : 8 gồm 2 và mấy?
9 gồm 6 và mấy? 6 gồm 3 và mấy?
7 gồm 6 và mấy? 5 gồm 1 và mấy?
B. Hoạt động thực hành, luyện tập( 20phút)
Bài 4. ( nhóm đoi)
Thực hiện theo cặp 
- HS lấy các thẻ số từ 0 đến 10:
 a) Tìm các thẻ ghi số bé hơn 5; 
 b) Tìm các thẻ ghi số lớn hơn 7; 
 c) Lấy ra các thẻ số 6, 3, 7, 2 rồi sắp xếp các thẻ số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS có thể tự đặt các yêu cầu tương tự để thực hành trong nhóm.
Bài 5: ( cá nhân)
- Cá nhân HS quan sát tranh, đếm từng loại hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật trong tranh rồi ghi kết quả vào vở.
- HS chia sẻ kết quả với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả: Có tất cả 4 hình vuông, 10 hình chữ nhật, 6 hình tam giác và 4 hình tròn.
- HS có thể sử dụng ngón tay hoặc các đồ vật trực quan để hồ trợ tìm số lượng mỗi loại hình.
C. Hoạt động vận dụng ( 10phút)
Bài 6: (cả lớp)
- Cá nhân HS quan sát tranh, đếm số cánh hoa của mỗi bông hoa.
- HS chia sẻ kết quả với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả.
- GV giới thiệu cho HS các loại hoa có 3, 4, 5, 6, 8, 10 cánh trong hình vẽ lần lượt là: hoa duyên linh, hoa mẫu đơn, hoa mai trắng, hoa dừa cạn, hoa ly, hoa bướm.
- Liên hệ thực tế với những loại hoa mà em biết.
- Khuyến khích HS về nhà quan sát các bông hoa trong tự nhiên, đếm số cánh hoa, tìm hiểu thêm về những bông hoa có 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, ...
E. Củng cố, dặn dò(2phút)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Để có thể làm tốt các bài trên em nhắn bạn điều gì?
------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 15 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
 S 	X ( tiết2)
I.MỤC TIÊU 
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng bài Tập đọc Sẻ, quạ. 
- Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: S, X, sẻ, xe (ca). 
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác tốt với bạn qua hình thức làm việc theo nhóm.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, tivi, BĐDTV
- Bảng con, phấn, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (3 phút)
- GV kiểm tra HS đọc: s, sẻ, x, xe ca
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: (1phút)
- Giới thiệu nội dung bài học
2. Tập đọc:(20phút)
 d) Luyện đọc từng lời dưới tranh 
- GV: Bài có 6 tranh. Dưới mỗi tranh 1, 2, 3, 4, 5 có 1 câu. Tranh 6 có 4 câu. 
- GV chỉ từng lời cho HS đọc vỡ. Đọc liền 3 câu cuối (ở tranh 6). 
- Đọc tiếp nối từng lời dưới tranh (cá nhân, từng cặp).
e) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi đoạn 2 tranh); thi đọc cả bài (từng cặp, tổ).
- Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh.
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC; chỉ hình, mời 1 HS nói kết quả: 1) Sẻ ca “ri... ri...”.
 2) Quạ la “quà... quà...”.
- Cả lớp nhắc lại.
- GV: Thấy sẻ con sợ hãi khi nghe qua la, sẻ bố nói với con: Sẻ thì ca “ri... ri...”. Quạ thì la “quà... quà...”, không có gì phải sợ.
- Qua câu chuyện, các em hiểu điều gì? (Mỗi loài có tiếng nói riêng. Sẽ không phải sợ tiếng kêu của quạ. 
 Mỗi loài có tiếng kêu, tiếng hót riêng./ Mỗi loài có đặc điểm riêng).
* Cả lớp đọc lại bài 25; đọc cả 8 chữ vừa học trong tuần, dưới chân trang 48.
3.3. Tập viết (bảng con - BT 4) (10phút)
a) HS đọc các chữ, tiếng vừa học trên bảng.
b) GV vừa viết (hoặc tô) chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn
- Chữ s: cao hơn 2 li một chút; là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét thẳng xiên, 1 nét thắt (tạo thành vòng xoắn), 1 nét cong phải.
- Chữ x: cao 2 li; viết 1 nét cong phải, 1 nét cong trái cân đối với nét cong phải. Hai nét cong chạm lưng vào nhau, tạo ra hai phần đối xứng. .
- Tiếng sẻ: viết s trước, e sau, dấu hỏi đặt trên e; chú ý viết s gần e. 
- Tiếng xe: viết chữ x trước, chữ e sau. Tương tự với tiếng ca.
c) HS viết: s, x (2 - 3 lần). Sau đó viết: sẻ, xe (ca).
4. Củng cố, dặn dò: (1phút)
- GV nhắc HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện Sẻ, quạ.
--------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
TẬP VIẾT: QU, QUẢ LÊ, R, RỔ CÁ, S, SẺ, X, XE CA
(1 tiết – sau bài 24, 25).
I. MỤC TIÊU 
- Tô, viết đúng các chữ qu, r, s, x, các tiếng quả lê, rổ cá, sẻ, xe ca - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các chữ mẫu qu, r, s, x, đặt trong khung chữ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Giới thiệu bài: (1phút)
GV nêu MĐYC của tiết học. 
2. Luyện tập : (33phút)
a) HS đọc trên bảng các chữ, tiếng: qu, quả lê, r, rổ cá, s, sẻ, x, xe ca. 
b) Tập tô, tập viết: qu, quả lê, r, rổ cá 
- 1 HS đọc các chữ, tiếng, nói cách viết, độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ qu: viết chữ q cao 4 li, gồm 1 nét cong kín, 1 nét thẳng đứng, từ điểm dừng bút của chữ q ta viết nối liền sang chữ u. 
+ Tiêng quả: viết qu trước, a sau, dấu hỏi đặt trên a. / Làm tương tự với lê.
+ Chữ r: cao hơn 2 li; gồm 3 nét: nét thẳng xiên, nét thắt và nét móc hai đầu. 
+ Tiếng rổ: viết r trước, ô sau, dấu hỏi đặt trên ô./ Làm tương tự với tiếng cá. 
- HS tô, viết: qu, quả lê, r, rổ cá trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập tô, tập viết: S, sẻ, x, xe ca (như mục b) 
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
+ Chữ s: cao hơn 2 li một chút; gồm 3 nét: nét thẳng xiên, nét thắt và nét cong phải. 
+ Tiếng sẻ: viết s trước, e sau, dấu hỏi đặt trên e.
+ Chữ x cao 2 li; gồm 1 nét cong phải, 1 nét cong trái, viết tiếp nét cong trái cân đối với nét công phải. Hai nét cong chạm lưng vào nhau.
+ Tiếng xe: viết x trước, e sau. Thực hiện tương tự với tiếng ca. 
- HS thực hành tố, viết. 
3. Củng cố, dặn dò(1phút)
- Nhận xét giờ học, tuyên dương em viết đẹp
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm
-----------------------------------------------------
Toán
	BÀI 13: EM VUI HỌC TOÁN
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:
- Nghe hát, vận động theo nhịp và chơi trò chơi, thông qua đó củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
- Làm các số em thích bằng các vật liệu địa phương, biểu diễn các số bằng nhiều cách khác nhau.
- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật gắn với các biển báo giao thông.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, tivi.
- Bài hát: Em tập đếm.
- Các vật liệu đế có thể biểu diễn số lượng, chẳng hạn: dây, đất nặn, sỏi, que tính,...
- Bút màu, giấy vẽ.
- Một số hình ảnh biển báo giao thông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động 1. Nghe hát, vận động theo nhịp và giơ ngón tay đúng số lượng ( 4phút)
a) HS nghe và vận động theo nhịp của bài hát “Em tập đếm”. HS giơ các ngón tay theo các số có trong lời bài hát.
b) HS thực hiện theo cặp; đọc số, giơ ngón tay đúng số lượng của số vừa đọc và ngược lại. Khi giơ một số ngón tay, GV yêu cầu HS phải nói đúng số lượng ngón tay vừa giơ.
B. Hoạt động 2. Tạo thành các số em thích ( 10phút)
HS thực hiện theo nhóm:
- Làm các số đã học (từ 0 đến 10) bằng các vật liệu khác nhau đã chuẩn bị trước. Chẳng hạn ghép số bằng các viên sỏi, nặn số bằng đất nặn hoặc dùng dây thừng để tạo số, ...
- Khuyến khích HS sáng tạo theo cách của các em.
- Trưng bày các sản phẩm của nhóm, cử đại diện trình bày ý tưởng.
C. Hoạt động 3. Thể hiện số bằng nhiều cách(10phút)
HS thực hiện theo nhóm:
- Thể hiện các số đã học bằng nhiều cách: viết, vẽ, tô màu, ...
- Khuyến khích HS sáng tạo theo cách của các em.
- Trưng bày các sản phẩm của nhóm, cử đại diện trình bày ý tưởng.
D. Hoạt động 4. Tìm hiểu biển báo giao thông (10phút)
HS thực hiện theo nhóm hoặc thực hiện chung cả lớp:
- Nêu hình dạng của các biển báo giao thông trong hình vẽ. GV giới thiệu cho HS: Trong hình vẽ, thứ tự từ trái qua phải là các biển báo: đường dành cho ô tô, đường dành cho người tàn tật, đường dành cho người đi bộ cắt ngang và đường cấm đi ngược chiều.
- Chia sẻ hiểu biết về các biến báo giao thông. Nhận ra biến cấm thường có màu đỏ.
E. Củng cố, dặn dò (1phút)
- HS nói cảm xúc sau giờ học.
- HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.
- HS nói về hoạt động nào còn lúng túng, nếu làm lại sẽ làm gì.
-----------------------------------------------
Sáng: Thứ 6 ngày tháng năm 2020
Tiếng Việt
	BÀI 26: KỂ CHUYỆN : KIẾN VÀ BỒ CÂU
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1.Phát triển năng lực đặc thù
 1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được câu hỏi dưới tranh. 
- Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Hãy giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn. Mình vì người khác, người khác sẽ vì mình.
1.2. Phát triển năng lực văn học:
- Nhận biết và đánh giá được tính cách của hai nhân vật.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Chăm chú lắng nghe, trả lời câu hỏi một cách tự tin.
- Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào đời sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, tivi, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5phút)
- GV đưa lên bảng 6 tranh minh hoạ truyện Đối bạn (bài 20), mời 1 HS kể chuyện theo 3-4 tranh. HS 2 nói ý nghĩa của câu chuyện.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (5phút)
1.1. GV gắn lên bảng 4 tranh minh hoạ truyện; mời HS xem tranh, nói tên các nhân vật (kiến, bồ câu, bác thợ săn), đoán hành động của nhân vật (bồ câu cứu kiến, bác thợ săn giương súng định bắn bồ câu,...).
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Hôm nay, các em sẽ được nghe kể câu chuyện Kiến và bồ câu. Kiến là con vật thế nào? Bồ câu thế nào? (Kiến bé tí, rất chăm chỉ. Bồ câu đẹp, bay rất nhanh,...). Các em cùng lắng nghe để biết chuyện gì đã xảy ra với kiến và bồ câu.
2. Khám phá và luyện tập(24phút)
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần (như đã hướng dẫn): Đoạn 1, kê chậm rãi, sau đó nhanh, căng thẳng khi kể về nỗi nguy hiểm của kiến suýt bị sóng nước dìm chết. Giọng kể hồi hộp ở đoạn 2 (bồ câu thấy kiến, thả lá xuống suối); trở lại chậm rãi khi kiến được cứu thoát. Đoạn 3: hồi hộp (bồ câu sắp gặp nạn). Đoạn 4: giọng kể nhanh, bất ngờ: Kiến đốt chân bác thợ săn, bác giật mình, la to, bồ câu bay vụt đi.
Kiến và bồ câu
(1) Hôm ấy, kiến khát nước, tìm xuống suối. Chẳng may, sóng nước trào lên, cuốn kiến đi và suýt dìm chết nó.
(2) Bồ câu bay qua nhìn thấy. Nó bèn thả xuống suối một cành lá. Kiến bò lên lá, sóng đưa lá dạt vào bờ. Nhờ vậy kiến thoát chết. Kiến rất biết ơn bồ câu. 
(3) Mấy ngày sau, bồ câu đậu trên cành cây, không biết rằng có một bác thợ săn đang rình bắn nó.
(4) Kiến nhìn thấy bác thợ săn sắp bắn bồ câu, bèn chạy tới, đốt thật mạnh vào chân bác thợ săn. Bác ta giật mình, la to: “Ổi! Ôi!...”. Bồ câu nghe động, giật mình bay vụt đi.
Theo LÉP TÔN-XTÔI (Minh Hoà kể) 
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Chuyện gì xảy ra khi kiến xuống suối uống nước? (Khi kiến xuống suối uống nước, sóng trào lên, cuốn kiến đi và suýt dìm chết nó).
- GV chỉ tranh 2, hỏi: Nhờ đâu kiến thoát chết? (Nhờ bồ câu thả một cành lá xuống suối, kiến bò lên lá, sóng đưa lá dạt vào bờ nên kiến thoát chết). GV: Kiến thoát chết, trong lòng nó rất biết ơn ai? (Kiến rất biết ơn bồ câu).
- GV chỉ tranh 3: Bác thợ săn làm gì khi nhìn thấy bồ câu? (Bác thợ săn giương súng nhắm bắn bồ câu).
- GV chỉ tranh 4: Kiến đã cứu bồ câu như thế nào? (Kiến đốt vào chân bác thợ săn. Bác thợ săn giật mình, la to, bồ câu nghe động, bay vụt đi).
* Với mỗi câu hỏi, GV có thể mời 2 HS trả lời. 
b) Mỗi HS trả lời liền các câu hỏi theo 2 tranh. 
c) 1 HS trả lời cả 4 câu hỏi theo 4 tranh.
2.3. Kể chuyện theo tranh (không dựa vào câu hỏi)
a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện: HS 1 chỉ tranh 1 và 2, tự kể chuyện. HS 2 kể chuyện theo tranh 3 và 4.
b) Kể chuyện theo tranh bất kì: 2 – 3 HS bốc thăm kể chuyện theo 1 tranh bất kì. c) 1 HS tự kể toàn bộ câu chuyện theo 4 tranh. 
* GV cất tranh, 1 HS xung phong kể lại câu chuyện (YC cao, không bắt buộc).
2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
- GV: Qua câu chuyện, các em hiểu điều gì? (Bồ câu giúp kiến khi kiến gặp nạn. Kiến rất biết ơn bồ câu. Sau đó, kiến đã cứu bồ câu 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_1_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.docx
Giáo án liên quan