Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 11

.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

 1) Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể

nào ? Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì ?

 2) Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ?

 3) Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước ?

 -GV nhận xét và cho điểm HS.

3.Dạy bài mới:

 * Giới thiệu bài:

 -Hỏi: Khi trời nổi giông em thấy có hiện tượng

gì ?

 

doc18 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đĩnh mất , Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua . Nhà Lý bắt đầu từ đây .
- HS xác định các địa danh trên bản đồ
HS hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo .
Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no .
- HS thảo luận => Thăng Long có nhiều cung điện, lâu đài, đền chùa . Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố , nên phường .
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
BA THỂ CỦA NƯỚC
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Tìm được những ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí.
 -Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước khi tồn tại ở 3 thể khác nhau.
 -Biết và thực hành cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí, từ thể khí thành thể rắn và ngược lại.
 -Hiểu, vẽ và trình bày được sơ đồ sự chuyển thể của nước.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Hình minh hoạ trang 45 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Sơ đồ sự chuyển thể của nước viết hoặc dán sẵn trên bảng lớp.
 -Chuẩn bị theo nhóm: Cốc thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 +Em hãy nêu tính chất của nước ?
 -Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Theo em nước tồn tại ở những dạng nào ? Cho ví dụ.
 -GV giới thiệu: Để hiểu rõ thêm về các dạng tồn tại của nước, tính chất của chúng và sự chuyển thể của nước chúng ta cùng học bài 3 thể của nước.
 * Hoạt động 1: Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
 t Mục tiêu:
 -Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể khí.
 -Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
t Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Hỏi:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2.
 2) Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể nào ?
 3) Hãy lấy một ví dụ về nước ở thể lỏng ?
 -Gọi 1 HS lên bảng. GV dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu HS nhận xét.
 -Vậy nước trên mặt bảng đi đâu ? Chúng ta cùng làm thí nghiệm để biết.
 -GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo định hướng:
 +Chia nhóm cho HS và phát dụng cụ làm thí nghiệm.
 +Đổ nước nóng vào cốc và yêu cầu HS:
 § Quan sát và nói lên hiện tượng vừa xảy ra.
 § Úp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
 § Qua hiện tượng trên em có nhận xét gì ?
 * GV giảng: Khói trắng mỏng mà các em nhìn thấy ở miệng cốc nước nóng chính là hơi nước. Hơi nước là nước ở thể khí. Khi có rất nhiều hơi nước bốc lên từ nước sôi tập trung ở một chỗ, gặp không khí lạnh hơn, ngay lập tức, hơi nước đó ngưng tụ lại và tạo thành những giọt nước nhỏ li ti tiếp tục bay lên. Hết lớp nọ đến lớp kia bay lên ta mới nhìn thấy chúng như sương mù, nếu hơi nước bốc hơi ít thì mắt thường không thể nhìn thấy được. Nhưng khi ta đậy đĩa lên, hơi nước gặp lạnh, ngưng tụ lại thành những giọt nước đọng trên đĩa.
 -Hỏi:
 § Vậy nước ở trên mặt bảng đã biến đi đâu ?
 § Nước ở quần áo ướt đã đi đâu ?
 § Em hãy nêu những hiện tượng nào chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí ?
 -GV chuyển việc: Vậy nước còn tồn tại ở dạng nào nữa các em hãy cùng làm thí nghiệm tiếp.
 * Hoạt động 2: Chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. 
 t Mục tiêu:
 -Nêu cách nước chuyển từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.
 -Nêu ví dụ về nước ở thể rắn.
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Nếu nhà trường có tủ lạnh thì thực hiện làm nước đá, nếu không yêu cầu HS đọc thí nghiệm, quan sát hình vẽ và hỏi.
 1) Nước lúc đầu trong khay ở thể gì ?
 2) Nước trong khay đã biến thành thể gì ?
 3) Hiện tượng đó gọi là gì ?
 4) Nêu nhận xét về hiện tượng này ?
 -Nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm.
 * Kết luận: Khi ta đổ nước vào nơi có nhiệt độ 00C hoặc dưới 00C với một thời gian nhất định ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
 -Hỏi: Em còn nhìn thấy ví dụ nào chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn ?
 -GV tiến hành tổ chức cho HS làm thí nghiệm nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng hoặc tiếp tục cho HS quan sát hiện tượng theo hình minh hoạ.
 Câu hỏi thảo luận:
 1) Nước đã chuyển thành thể gì ?
 2) Tại sao có hiện tượng đó ?
 3) Em có nhận xét gì về hiện tượng này ?
 -Nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm.
 * Kết luận: Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 00C. Hiện tượng này được gọi là nóng chảy.
 * Hoạt động 3: Sơ đồ sự chuyển thể của nước.
 t Mục tiêu:
 -Nói về 3 thể của nước.
 -Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
t Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động của lớp.
 -Hỏi:
 1) Nước tồn tại ở những thể nào ?
 2) Nước ở các thể đó có tính chất chung và riệng như thế nào ?
 -GV nhận xét, bổ sung cho từng câu trả lời của HS.
 -Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước, sau đó gọi HS lên chỉ vào sơ đồ trên bảng và trình bày sự chuyển thể của nước ở những điều kiện nhất định.
 KHÍ
 Bay hơi Ngưng tụ 
 LỎNG LỎNG
 Nóng chảy Đông đặc
 RẮN
 -GV nhận xét, tuyên dương, cho điểm những HS có sự ghi nhớ tốt, trình bày mạch lạc.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -Gọi HS giải thích hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm hoặc nồi canh.
 -GV nhận xét, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS chuẩn bị giấy A4 và bút màu cho tiết sau.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Trả lời:
1) Hình vẽ số 1 vẽ các thác nước đang chảy mạnh từ trên cao xuống. Hình vẽ số 2 vẽ trời đang mưa, ta nhìn thấy những giọt nước mưa và bạn nhỏ có thể hứng được mưa.
2) Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể lỏng.
3) Nước mua, nước giếng, nước máy, nước biển, nước sông, nước ao, …
-Khi dùng khăn ướt lau bảng em thấy mặt bảng ướt, có nước nhưng chỉ một lúc sau mặt bảng lại khô ngay.
-HS làm thí nghiệm.
+Chia nhóm và nhận dụng cụ.
+Quan sát và nêu hiện tượng.
§ Khi đổ nước nóng vào cốc ta thấy có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên.
§ Quan sát mặt đĩa, ta thấy có rất nhiều hạt nước đọng trên mặt đĩa. Đó là do hơi nước ngưng tụ lại thành nước.
§ Qua hai hiện tượng trên em thấy nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể hơi và từ thể hơi sang thể lỏng.
-HS lắng nghe.
-Trả lời:
§ Nước ở trên mặt bảng biến thành hơi nước bay vào không khí mà mắt thường ta không nhìn thấy được.
§ Nước ở quần áo ướt đã bốc hơi vào không khí làm cho quần áo khô.
§ Các hiện tượng: Nồi cơm sôi, cốc nước nóng, sương mù, mặt ao, hồ, dưới nắng, …
-Hoạt động nhóm.
-HS thực hiện.
1) Thể lỏng.
2) Do nhiệt độ ở ngoài lớn hơn trong tủ lạnh nên đá tan ra thành nước.
3) Hiện tượng đó gọi là đông đặc.
4) Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn.
-Các nhóm bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Băng ở Bắc cực, tuyết ở Nhật Bản, Nga, Anh, …
-HS thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
-HS trả lời.
-HS bổ sung ý kiến.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
1) Thể rắn, thể lỏng, thể khí.
2) Đều trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
-HS lắng nghe.
-HS vẽ.
 Sự chuyển thể của nước từ dạng này sang dạng khác dưới sự ảnh hưởng của nhiệt độ. Gặp nhiệt độ thấp dưới 00C nước ngưng tụ thành nước đá. Gặp nhiệt độ cao nước đá nóng chảy thành thể lỏng. Khi nhiệt độ lên cao nước bay hơi chuyển thành thể khí. Ở đây khi hơi nước gặp không khí lạnh hơn ngay lập tức ngưng tụ lại thành nước.
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THỀ NÀO ?
MƯA TỪ ĐÂU RA ?
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Hiểu được sự hình thành mây.
 -Giải thích được hiện tượng nước mưa từ đâu.
 -Hiểu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiênvà sự tạo thành tuyết.
 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 46, 47 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -HS chuẩn bị giấy A4, bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào ? Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì ?
 2) Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ?
 3) Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Khi trời nổi giông em thấy có hiện tượng gì ?
 -GV giới thiệu: Vậy mây và mưa được hình thành từ đâu ? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
 * Hoạt động 1: Sự hình thành mây.
 t Mục tiêu: Trình bày mây được hình thành như thế nào.
t Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng:
 -2 HS ngồi cạnh nhau quan sát hình vẽ, đọc mục 1, 2, 3. Sau đó cùng nhau vẽ lại và nhìn vào đó trình bày sự hình thành của mây.
 -Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung.
 * Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh.
 * Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra.
 t Mục tiêu: Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
t Cách tiến hành:
 -GV tiến hành tương tự hoạt động 1.
 -Gọi HS lên bảng nhìn vào hình minh hoạ và trình bày toan bộ câu chuyện về giọt nước. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS nói tốt.
 * Kết luận: Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 -Hỏi: Khi nào thì có tuyết rơi ?
 -Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
 * Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là ai ?” 
 t Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa.
t Cách tiến hành:
 -GV chia lớp thành 5 nhóm đặt tên là: Nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa, Tuyết.
 -Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình với các tiêu chí sau:
 1) Tên mình là gì ?
 2) Mình ở thể nào ?
 3) Mình ở đâu ?
 4) Điều kiện nào mình biến thành người khác ?
 -GV gọi các nhóm trình bày, sau đó nhận xét từng nhóm.
 1) Nhóm Giọt nước: Tôi là nước ở sông (biển, hồ). Tôi là thể lỏng nhưng khi gặp nhiệt độ cao tôi thấy mình nhẹ bỗng và bay lên cao vào không khí. Ở trên cao tôi không còn là giọt nước mà là hơi nước.
 2) Nhóm Hơi nước: Tôi là hơi nước, tôi ở trong không khí. Tôi là thể khí mà mắt thường không nhìn thấy. Nhờ chi Gió tôi bay lên cao . Càng lên cao càng lạnh tôi biến thành những hạt nước nhỏ li ti.
 3) Nhóm Mây trắng: Tôi là Mây trắng. Tôi trôi bồng bềnh trong không khí. Tôi được tạo thành nhờ những hạt nước nhỏ li ti. Chị Gió đưa tôi lên cao, ở đó rất lạnh và tôi biến thành mây đen.
 4) Nhóm Mây đen: Tôi là Mây đen. Tôi ở rất cao và nơi đó rất lạnh. Là những hạt nước nhỏ li ti càng lạnh chúng tôi càng xích lại gần nhau và chuyển sang màu đen. Chúng tôi mang nhiều nước và khi gió to, không khí lạnh chúng tôi tạo thành những hạt mưa.
 5) Nhóm giọt mưa: Tôi là Giọt mưa. Tôi ra đi từ những đám mây đen. Tôi rơi xuống đất liền, ao, hồ, sông, biển, Tôi tưới mát cho mọi vật và ở đó có thể tôi lại ra đi vào không khí, bắt đầu cuộc hành trình.
 6) Nhóm Tuyết: Tôi là Tuyết. Tôi sống ở những vùng lạnh dưới 00C. Tôi vốn là những đám mây đen mọng nước. Nhưng tôi rơi xuống tôi gặp không khí lạnh dưới 00C nên tôi là những tinh thể băng. Tôi là chất rắn.
3.Củng cố- dặn dò:
 -Hỏi: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình ?
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Kể lại câu chuyện về giọt nước cho người thân nghe; Luôn có ý thức giữ gìn môi trường nước tự nhiên quanh mình.
 -Yêu cầu HS trồng cây theo nhóm: 2 nhóm cùng trồng một cây hoa (rau, cảnh) vào chậu, 1 nhóm tưới nước cho cây hàng ngày trong vòng 1 tuần, 1 nhóm không để chuẩn bị bài 24.
-HS trả lời.
-Gió to, mây đen kéo mù mịt và trời đổ mưa.
-HS thảo luận.
-HS quan sát, đọc, vẽ.
-Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp với nhau tạo thành mây.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Các đàm mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa lại rơi xuống sông, hồ, ao, đất liền.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-Khi hạt nước trĩu nặng rơi xuống gặp nhiệt độ thấp dưới 00C hạt nước sẽ thành tuyết.
-HS đọc.
-HS tiến hành hoạt động.
-Vẽ và chuẩn bị lời thoại. Trình bày trước nhóm để tham khảo, nhận xét, tìm được lời giới thiêu hay nhất.
-Nhóm cử đại diện trình bày hình vẽ và lời giới thiệu.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS phát biểu tự do theo ý nghĩ:
§ Vì nước rất quan trọng.
§ Vì nước biến đổi thành hơi nước rồi lại thành nước và chúng ta sử dụng.
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Địa Lí 5
BÀI : LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN .
I.MỤC TIÊU : 
Dựa vào sơ đồ, biểu đồ trình bày những nét chính về ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản .
Các hoạt động chính . 	+Sự phát triển 
Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng . Không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thủy sản . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam . 	
Các sơ đồ bảng số liệu , biểu đồ trong SGK 
Phiếu học tập của HS . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Kiểm tra bài cũ : 3 HS trả lời, nhận xét cho điểm 
Kể một số loại cây trồng ở nước ta .
Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới ? 
Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phải triển ổn định và vững chắc ? 
2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Lâm nghiệp và thủy sản sẽ giúp các em hiểu vai trò của rừng và biển trong đời sống và sản xuất của nhân dân ta . 
*Hoạt động 1 : Các hoạt động của lâm nghiệp .
+Theo em ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì ? 
-Treo sơ đồ các hoạt động chính của lâm nghiệp và yêu cầu HS nêu .
-Yêu cầu HS kể việc trồng và bảo vệ rừng .
+Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải chú ý điều gì ? 
-GV kết luận . 
*Hoạt động 2 : Sự thay đổi về diện tích rừng ở nước ta .
-Treo bản đồ số liệu về diện tích rừng của nước ta .
+Bảng số liệu thống kê về điều gì ? Dựa vào bảng có thể nhận xét về điều gì ? 
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau , thảo luận và trả lời . 
+Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào ? 
+Nêu diện tích rừng của từng năm đó ? 
+Từ năm 1980 đến năm 1995 , diện tích rừng nước ta tăng hay giảm ? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó ? 
+Từ năm 1995 đến năm 2005 diện tích rừng thay đổi như thế nào ? Nguyên nhân ? 
-Cho HS trình bày 
+Các hoạt động trồng rừng , khai thác rừng chủ yếu ở vùng nào ? 
+Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng ? 
-GV kết luận .
*Hoạt động 3 : Ngành khia thác thủy sản 
-Treo biểu đồ sản lượng thủy sản và nêu câu hỏi : 
+Biểu đồ biểu diễn điều gì ?
+Trục ngang của biểu đồ thể hiện điều gì ?
+Trục dọc của biểu đồ thể hiện điều gì?
Tính theo đơn vị nào ?
+Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì ? 
+ Các cột màu xanhû trên biểu đồ thể hiện điều gì ? 
Lưu ý : HS có trình độ khá , nắm vững cách xem lược đồ thì GV không cần tiến hành bước hướng dẫn kể trên . 
-Chia thành các nhóm nhỏ , yêu cầu thảo luận 
+Ngành thủy sản gồm những gì ? 
+So sánh sản lượng thủy sản năm 1990 và năm 2003 
+Kể tên các loại thủy sản được nuôi nhiều ở nước ta ? 
-Cho trình bày ý kiến 
-GV chỉnh sửa câu trả lời 
-Gọi HS đọc ghi nhớ 
3/Củng cố : Cần phải làm gì để bảo vệ các loài thủy sản ? . –Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò : Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Công nghiệp 
HS trả lời
HS lắng nghe
*Trồng rừng , ươm cây, khia thác gỗ 
+Lâm nghiệp có hai hoạt động chính , đó là trồng và bảo vệ rừng , khai thác gỗ và lâm sản khác .
-Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng …
-Phải hợp lí, tiết kiệm không khia thác bừa bãi, phá hoại rừng .
-HS đọc bảng số liệu 
-HS làm việc theo cặp 
+Bảng thống kê diện tích rừng vào các năm 1980 , 1995 , 2004
*Năm 1980 : 10,6 triệu ha 
*Năm 1995 : 9,3 triệu ha
*Năm 2005 : 12,2 triệu ha
+Mất đi 1,3 triệu ha . Nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi .
+Tăng thêm được 2,9 triệu ha .Trong 10 năm này diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân thực hiện tốt .
-Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi , nhận xét 
+Ở vùng núi, một phần ven biển 
+Vùng núi là vùng dân cư thưa thớt vì vậy : 
*Hoạt động khai thác rừng bùa bãi trộm gỗ và lâm sản cũng khó phát hiện .
*Hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng thiếu nhân công lao động .
-HS đọc tên biểu đồ và nêu : 
+Sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm . 
+Thời gian tính theo năm 
+Sản lượng thủy sản tính theo đơn vị nghìn tấn .
+Thể hiện thủy sản khai thác được 
+Thể hiện sản lượng thủy sản nuôi trồng được . 
-Mỗi nhóm 4 HS trả lời câu hỏi SGV 
-Mỗi nhóm cử đại diện trả lời 1 câu hỏi , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
-2 HS đọc ghi nhớ 
HS trả lời
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Lịch sử 5
ÔN TẬP 
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 
XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858-1945)
I.MỤC TIÊU 
Học xong bài này, học sinh nhớ lại những mốc thời gian, sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858-1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
II

File đính kèm:

  • doctuần 11.doc