Giáo án Khoa học - Tiết 29: Thủy tinh

Việc 1: Đọc thông tin trong SGK.

Việc 2: Trả lời các câu hỏi:

+ Thuỷ tinh có tính chất gì ?

+ Loại thuỷ tinh chất lượng cao thường được dùng để làm gì ?

+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh ?

Việc 3: Trao đổi trong nhóm.

Việc 4: Thống nhất kết quả, thư kí tổng hợp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học - Tiết 29: Thủy tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Tiết 29 	THỦY TINH
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết 1 số tính chất của thủy tinh.
- Nêu được công dụng của thủy tinh.
- Nêu được 1 số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh.
* GDBVMT: Ý thức bảo vệ môi trường.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
* Khởi động: PCTHĐTQ tổ chức cho các bạn ôn lại kiến thức :
- Xi măng có tính chất gì ? 
- Nêu một số cách bảo quản xi măng?
- PCTHĐTQ nhận xét.
- GV nhận xét chung.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 
* Kể một số vật dụng được làm bằng thủy tinh.
Vệc 1: HS đọc các thông tin trong sgk, phát biểu. Thảo luận thống nhất ý kiến.
Việc 2: HS nhắc lại kết luận cho HĐ trên.
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận:Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng,
* Tính chất và công dụng của thủy tinh.
Việc 1: Đọc thông tin trong SGK.
Việc 2: Trả lời các câu hỏi:
+ Thuỷ tinh có tính chất gì ? 
+ Loại thuỷ tinh chất lượng cao thường được dùng để làm gì ? 
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh ?
Việc 3: Trao đổi trong nhóm.
Việc 4: Thống nhất kết quả, thư kí tổng hợp.
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền , khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học chất lượng cao.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- Vận dụng bài học vào thực tế gia đình.
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 30 : CAO SU
I.MỤC TIÊU: 
- Nhận biết 1 số tính chất của cao su.
- Nêu được 1 số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
* GDBVMT:Ý thức bảo vệ môi trường.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
* Khởi động: PCTHĐTQ tổ chức cho các bạn ôn lại kiến thức :
- Thuỷ tinh có tính chất gì ? 
-Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh ? 	
- PCTHĐTQ nhận xét.
- GV nhận xét chung.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 
* Làm thực nghiệm theo chỉ dẫn trong SGK và nhận xét tính chất của cao su .
Việc 1: HS đọc các thông tin trong sgk.
Việc 2: Thực hành theo chỉ dẫn.
Việc 3: Thư kí ghi lại kết quả thực hành.
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Từ những nhận xét trên em hãy rút ra tính chất của cao su?
- HS nêu – HS khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
* Tính chất, công dụng, cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
Việc 1: Đọc thông tin trong SGK.
Việc 2: Trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số đồ dùng bằng cao su có trong hình vẽ? 
+ Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào ?
+ Ngoài tính chất đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì ? 
+ Cao su thường được sử dụng để làm gì?
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
Việc 3: Trao đổi trong nhóm.
Việc 4: Thống nhất kết quả, thư kí tổng hợp.
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Cao su có tính đàn hồi, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh, ít bị tan trong một số chất lỏng. Cao su được dùng để làm săm, lốp, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và các đồ dùng trong nhà. Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp
* Đọc mục Bạn cần biết
Việc 1: Đọc thầm mục Bạn cần biết.
Việc 2: Đọc cho bạn nghe.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Trưởng ban tổ chức cho học sinh chơi trò chơi thi kể các đồ dùng được làm bằng cao su.
- Trưởng ban nhận xét.
- Vận dụng bài học vào thực tế gia đình.
- GV nhận xét tiết học.
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
Hiệp Tùng, ngày tháng năm 2015
Nguyễn Thị Hồng Thắm

File đính kèm:

  • docKHOA_HOC_VNEN_15.doc