Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 22

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Trình bày về tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên.

2. Kĩ năng:

- Nêu được ví dụ về con người khai thác và sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong cuộc sống.

- Làm thí nghiệm để biết được năng lượng của gió hay năng lượng nước chảy .

3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học.

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS, NL (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. CHUẨN BỊ:

· GV : mô hình tua bin hoặc bánh xe nước .Tranh ảnh minh họa con người đã khai thác và sử

dụng năng lượng của gió và năng lượng nước chảy .

· HS : SGK. Chuẩn bị theo nhóm: ống bia, chậu nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
TIẾT 43 : SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CHẤT ĐỐT (t.t)
(Mức độ tích hợp: toàn phần)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	
- Kể tên và nêu công dụng cảu một số loại chất đốt.
2. Kĩ năng: 	
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
3. Thái độ: 	
- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS, NL, MT (Khai thác nội dung trực tiếp)
II. CHUẨN BỊ: 
GV : SGK , bảng thi đua.
HS : Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP 
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Sử dụng năng lượng của chất đốt .
Có mấy loại chất đốt ? Đó là những loại nào ? .
- Người ta khai thác dầu mỏ thế nào ?
- GV nhận xét – cho điểm .
3. Bài mới: (23’)
v	Hoạt động 1: Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
Mục tiêu : Giúp HS biết an toàn , tiết kiệm khi sử dụng chất đốt 
- Theo em. Hiện nay mọi người sử dụng chất đốt như thế nào ? 
- Yêu cầu HS thảo luận .
- Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than ? 
- Than đá , dầu mỏ , khí tự nhiên được lấy từ đâu ? Chúng có phải là vô tận không ? Tại sao ? 
- Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng ? 
- Nêu một số ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng ? 
- Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí ? 
Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ? 
v Hoạt động 2: Aûnh hưởng của chất đốt đến môi trường .
Mục tiêu : Giúp HS biết tác hại của chất đốt đối với môi trường .
- Yêu cầu HS đọc SGK / 89 .
- Khi chất đốt cháy sinh ra những chất độc hại nào ? 
- Khói do bếp than hoặc các cơ sở sửa chữa ô tô, khói của các nhà máy công nghiệp có những tác hại gì ? 
- GV kết luận : Khói của chất đốt gây ra tác hại cho môi trường và sức khỏe con người , động vật nên cần có những ống khói để dẫn chúng lên cao hoặc xử lí làm sạch , khử độc trước khi cho ra môi trường .
4. Củng cố: (5’)
Mục tiêu : Củng cố kiên thức vừa học .
Em hãy nêu nội dung bài học.
Thi đua: Kể tên các chất đốt theo nội dung tiết kiệm .
GV nhận xét – tuyên dương .
5. Tổng kết - dặn dò: (1’)
Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng của gió và của nước chảy.
Nhận xét tiết học .
Hát .
HS trả lời câu hỏi .
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm – lớp 
+ .đã tiết kiệm hơn trước .
Các nhóm thảo luận SGK và các tranh ảnh đã chuẩn bị liên hệ với thực tế. Các nhóm trình bày kết quả.
+ Chặt cây bửa bãi lấy củi, đốt than làm ảnh hưởng tới tài nguyên vàmôi trường . Phá rừng là ng/ nhân gây ra lở đất, xói mòn, lũ quét,
+ .môi trường tự nhiên . Chúng không phải là vô tận . Vì nó được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Khai thác sẽ nhiều gây cạn kiệt .
+ : mặt trời , năng lượng do nước chảy, năng lượng của sức gió .
+ đun quá lâu, để lửa quá to, không tắt đèn quạt khi ra khỏi phòng ,
+ chúng không phải là nguồn năng lượng vô tận . Nó sẽ cạn kiệt nếu chúng ta sử dụngbừa bãi , lãng phí .
+ Cháy dụng cụ nấu ăn, hỏa hoạn, bỏng ,
Hoạt động nhóm – Lớp 
HS đọc SGK / 89 .
+ khí các-bô-níc và một số chất độc khác .
+ .nhiễm bẩn không khí , gây độc hại cho con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe , đến môi trường.
- 2 HS đọc nội dung .
- HS thi đua kể tên các chất đốt.
- Hs lắng nghe
NL
KNS
Thảo luận
MT
KNS
Trực quan
KT” Khăn phủ bàn”
HCM
TKNL
Rút kinh nghiệm : 
-------------------------------------------------------
ANH VĂN
ANH VĂN
THỂ DỤC
GV Bộ mơn.
MỸ THUẬT
GV Bộ mơn
-------------------------------------------------
Khoa học
TIẾT 44 : SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA GIÓ VÀ CỦA NƯỚC CHẢY
(Mức độ tích hợp:bộ phận và liên hệ)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:	 Trình bày về tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
2. Kĩ năng: 	
- Nêu được ví dụ về con người khai thác và sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong cuộc sống.
- Làm thí nghiệm để biết được năng lượng của gió hay năng lượng nước chảy .
3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS, NL (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. CHUẨN BỊ: 
GV : mô hình tua bin hoặc bánh xe nước .Tranh ảnh minh họa con người đã khai thác và sử 
dụng năng lượng của gió và năng lượng nước chảy .
HS : SGK. Chuẩn bị theo nhóm: ống bia, chậu nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP 
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: (5’) Sử dụng năng lượng của chất đốt ( t.t )
- Than đá được sử dụng vào việc gì ? 
- Tại sao phải sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm ? 
- Em và gia đình đã làm gì để tránh lãng phí chất đốt ? 
- GV nhận xét – cho điểm .
3. Bài mới: 
v	Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng của gió.
Mục tiêu : HS biết tác dụng năng lượng của gió .
- Yêu cầu HS đọc SGK / 90 và thảo luận câu hỏi .
- Tại sao có gió ? 
- Năng lượng của gió có tác dụng gì ? 
- Địa phương em , người ta đã sử dụng năng lượng gió vào những việc gì ? 
à GV kết luận .
- Em biết đất nước nào nổi tiếng với những cánh quạt khổng lồ ? 
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết SGK / 90 .
v Hoạt động 2: Thảo luận về năng lược của nước chảy .
Mục tiêu : HS biết tác dụng năng lượng của nước chảy .
- Yêu cầu HS đọc SGK / 91 và thảo luận .
- Năng lượng nước chảy trong tự nhiên có tác dụng gì ? 
- Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì ? 
- Em biết nhà máy thủy điện nào ở nước ta ? 
à GV kết luận .
4. Củng cố: (5’)
Mục tiêu : Củng cố kiến thức vừa học 
Yêu cầu HS đọc nội dung bài học .
GV hướng dẫn HS làm tua-bin .
+ Cắt đáy một lon bia làm tua bin.
+ 4 cánh quạt cách đều nhau.
+ Đục cái lỗ giữa đáy lon, xâu vào đó một ống hút, dội nước từ trên xuống vào cánh tua bin để làm quay tua bin.
5. Tổng kết - dặn dò: (1’)
Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng điện
Nhận xét tiết học.
Hát 
HS trả lời .
Lớp nhận xét .
Hoạt động nhóm – lớp 
HS đọc SGK và thảo luận .
Các nhóm trình bày kết quả.
Do sự chênh lệch nhiệt độ nên không khí chuyển động từ nơi này sang nơi khác . Sự chuyển động của không khí tạo ra gió . 
Năng lượng gió giúp cho thuyền bè xuôi dòng nhanh hơn ; giúp con người rẽ thóc ; làm quay các cánh quạt để quay tua-bin của nhà máy phát điện ; tạo ra dòng điện dùng vào nhiều việc trong sinh hoạt hàng ngày : đun nấu, thắp sáng, bơm nước, chạy máy,
Làm quay quạt thông gió trên nóc nhà,
Đất nước Hà Lan .
2 HS đọc .
Hoạt động nhóm, lớp.
HS đọc SGK / 91 và vác nhóm thảo luận.
Năng lượng nước chảy làm tàu , bè , thuyền chạy , làm quay tua-bin càu các nhà máy phát điện , làm quay bánh xe để đưa nước lên cao , làm quay cối giã gạo , xay ngô ,
.xây dựng các nhà máy phát điện , dùng sức nước để tạo ra dòng điện , làm quay bánh xe nước , đưa nước đến từng hộ dân ở vùng cao, ,.
nhà máy thủy điện Hòa Bình , Sơn La , Y-a-li , Trị An , Đa Nhim ,..
- HS đọc nội dung bài .
- HS các nhóm thực hiện theo hướng dẫn
( Có thể chỉ trình bày sản phẩm mà học sinh đã được hướng dẫn, chuẩn bị từ tuần trước) 
NL
KNS
Thảo luận
Thuyết trình
Hỏi đáp
NL, MT
KNS
Thảo luận
KT” Khăn phủ bàn”
KNS
Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_22.doc
Giáo án liên quan