Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2015-2016

1. Kiểm tra:

- Yêu cầu HS đặt một câu có sử dụng quan hệ từ và cho biết ý nghĩa của cặp quan hệ từ đó?

- Nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là danh từ chung? Cho ví dụ?

+ Thế nào là danh từ riêng? Cho ví dụ?

- Trình bày miệng phần bài làm.

- Nhận xét- bổ sung.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết các danh từ riêng.

- GV treo bảng phụ nên bảng cho HS đọc quy tắc.

- Nhận xét- bổ sung.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về đại từ?

- Yêu cầu HS tự làm bài tập.

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầuvà nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm.

- Nhận xét- bổ sung.

3. Củng cố dặn dò:

- Danh từ riêng được viết như thế nào ?

- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.

 

doc27 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong mảnh gạch, ngói nổi lên trên mặt nước... 
- Gạch, ngói có nhiều lỗ nhỏ li ti. Gạch ngói xốp, giòn, dễ vỡ.
- HS đọc phần bạn cần biết.
__________________________________________________________________ 
 Ngày soạn: 15/11/2015
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 17/11 /2015
Hoạt động giáo dục thể chất:
(Thầy Đăng soạn giảng)
_________________________________
Toán:
Tiết 67: LUYỆN TẬP
I. Muc tiêu:
Giúp HS:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
- Biết vận dụng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân trong giải toán có lời văn. Bài 1, bài 3, bài 4(tr68)
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân? 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
GV hướng dẫn HS làm bài tập phần: 
a, 5,9 : 2 +13,6 = 16,01.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhắc lại qui tắc thứ tự thực hiện các phép tính.
Bài 2**: (HSHTT)
- HD HS làm bài, gọi 1 HS học tốt lên bảng tính.
GV theo dõi nhận xét, sửa sai. 
- Cho HS nêu nhận xét.
Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Nêu cách tính chu vi diện tích hình chữ nhật?
- Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 4: GV HD học sinh làm.
- Tìm số km xe máy đi được trong 1giờ.
- Tìm số km ô tô đi được trong 1 giờ.
-Tìm số km ô tô đi nhiều hơn xe máy trong 1 giờ? 
3. Củng cố dặn dò:
- Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- Nêu yêu cầu bài.
- HS theo dõi.
- HS nêu kết quả phần.
c, 167: 25 :4 = 1,67 
b, 35,04 : 4 – 6,87 = 1,89 
d, 8,76 4 : 8 = 4,38 
- Nêu yêu cầu.
- HS khá giỏi làm bài tập.
a) 8,3 0,4 = 3,32 
 8,3 10 : 25 = 3,32
b) 4,2 1,25 =5,25 .
 4,2 10 : 8 = 5,25 .
c) 0,24 2,5 = 0,6
 0,24 10 : 4 =0,6
Nhận xét: hai kết quả bằng nhau. 
- HS đọc bài.
- Nêu ý kiến.
- HS làm bài vào vở:
 Bài giải:
Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:
 24 : 5 2= 9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là :
 ( 24 + 9,6 ) 2 = 67,2 (m )
Diện tích mảnh vườn là :
 24 9,6 = 230, 4 ( m2)
 Đáp số : 67,2m và 230,4 m2 
- Đọc bài.
- Nêu cách thực hiện.
- HS làm bài.
 Bài giải
Một giờ xe máy đi được quãng đường là
 93 : 3 = 31 ( km )
Một giờ ô tô đi được quãng đường là. 
 103 : 2 = 51,5 (km )
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy quãng đường là .
 51,5- 31 = 20,5 ( km ) .
 Đáp số : 20,5 km .
 _________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 27: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được qui tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4 (a, b, c).
-** HS HTT làm được toàn bộ BT4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy A3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Yêu cầu HS đặt một câu có sử dụng quan hệ từ và cho biết ý nghĩa của cặp quan hệ từ đó?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là danh từ chung? Cho ví dụ?
+ Thế nào là danh từ riêng? Cho ví dụ?
- Trình bày miệng phần bài làm.
- Nhận xét- bổ sung.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết các danh từ riêng. 
- GV treo bảng phụ nên bảng cho HS đọc quy tắc.
- Nhận xét- bổ sung.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về đại từ?
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầuvà nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét- bổ sung.
3. Củng cố dặn dò:
- Danh từ riêng được viết như thế nào ?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nhắc lại ý nghĩa của cặp quan hệ từ.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- Danh từ chung là tên một loại sự vật. Ví dụ: sông, bàn, ghế......
- Danh từ riêng là tên riêng của một loại sự vật. Danh từ riêng luôn được viết hoa. Ví dụ: Huyền, Hà, Nha Trang....
+ Danh từ chung: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má,chị, tay, má, mặt, phía, ánh đèn, màu, tiếng đàn, tiếng hát, mùa xuân, năm.
+ Danh từ riêng: Nguyên.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- Đại từ xưng hô là đại từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp....
+ Các đại từ xưng hô trong đọan văn trên là: Chị, em, tôi, chúng tôi.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- 4 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
a, Danh từ, hoặc đại từ dùng làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?
Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.
DT
Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước 
ĐT
mắt kéo vệt trên má.
- Nguyên cười rồi đưa tay quệt má.
 DT
- Tôi chẳng buồn lau mặt nữa.
 ĐT
- Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía 
 ĐT
xa sáng rực ánh đèn màu...
b, Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?
- Một mùa xuân mới bắt đầu.
c, Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
- Chị là chị gái của em nhé !
- Chị sẽ là chị gái của em mãi mãi.
d, Danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
- Chị là chị gái của em nhé !
 DT
- Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
 DT
_________________________________
Chính tả:
Tiết 14: CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; làm được BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ (Giấy A3).
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra:
- Yêu cầu học sinh viết bảng con các từ có âm đầu s/x.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn viết chíng tả:
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn viết.
Hỏi: 
+ Nội dung của bài văn là gì?
- Yêu cầu HS tìm các tiếng khó dễ lẫn trong khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các tiếng vừa tìm được. 
- GV đọc bài cho HS viết chính tả.
- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả.
- Nhận xét bài viết.
c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- HD mẫu.
- HS viết bảng con.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng
- Đoạn văn kể lại cuộc đối thoại giữa chú Pi- e và bé Gioan, chú Pi – e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc lam nên chú đã gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị.
- Nêu từ khó.
- HS viết: Nô- en, Pi- e, trầm ngâm, Gioan, chuỗi, lúi húi, rạng rỡ,.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi chính tả.
- Nêu yêu cầu.
- Theo dõi mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS làm bài.
Tranh - chanh
Tranh ảnh, bức tranh, tranh thủ, tranh giành, tranh công, tranh việc, quả chanh, chanh chua, chanh chấp, lanh chanh, chanh đào
Trưng- chưng
Trưng bày, đặc trưng, sáng trưng, trưng cầu.
Bánh chưng, chưng cất, chưng mắm, chưng hửng
Trúng - chúng
trúng đích, trúng đạn, trúng tim, trúng tủ, trúng tuyển, trúng cử, ..
chúng bạn, chúng tôi, chúng ta, chúng mình, công chúng, dân chúng
trèo - chèo
Leo trèo, trèo cây, trèo cao ngã đau
Vở chèo, hát chèo, chèo đò, chèo thuyền, chèo chống
Báo – báu
Con báo, tổ báo, báo cáo, báo chí, ..
Kho báu, báu vật, quý báu, châu báo
Cao - cau
Cây cao, cao vút, cao ngất, cao kì, cao kiến.
Cây cau, cau có, cau mày..
Lao - lau
Lao động, lao khổ, lao công, lao lực, lao tâm, lao xao
Lau nhà, lau sậy, lau lách
Mào- màu
Chào mào, mào gà, mào đầu.
Mầu sắc, bút mầu, mầu mè, .
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm. 
- Nhận xét- bổ sung.
3. Củng cố dặn dò:
- Em học tập được điều gì từ các nhân vật trong câu chuyện Chuỗi ngọc lam? 
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.
________________________________
Địa lí:
Tiết 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta:
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
+ Tuyến đường sắt Bắc-Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A. 
Học sinh HTT:
- Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: toả khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc-Nam.
- Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc-Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc-Nam.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh SGK. Bản đồ 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các ngành công nghiệp ?
2. Bài mới:	
a) Hoạt động 1: Các loại hình giao thông vận tải: (Làm việc cá nhân)
- Cho HS đọc mục 1-SGK, QS hình 1.
+ Em hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết?
+ Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá?
- HS trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV kết luận: SGV-Tr.109.
- hỏi thêm: Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?
b) Hoạt động 2: Phân bố một số loại hình giao thông: (Làm việc theo cặp)
- Mời một HS đọc mục 2.
- GV cho HS làm bài tập ở mục 2 theo cặp.
+ Tìm trên hình 2: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam ; các sân bay quốc tế: Nội Bài (HN), Tân Sơn Nhất (TP. HCM), Đà Nẵng, các cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM
- Mời đại diện các nhóm trình bày. HS chỉ trên Bản đồ vị trí đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1 A, các sân bay, cảng biển.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét. Kết luận: SGV-Tr. 110
3. Củng cố, dặn dò:
- Ở địa phương em có các tuyến giao thông nào?
- GV nhận xét giờ học. Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ
- HS nêu ý kiến.
- Các loại hình giao thông vận tải: đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển, đường hàng không.
- Loại hình vận tải đường ô tô.
- Vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày, chỉ trên bản đồ theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét.
__________________________________________________________________
 Ngày soạn: 16/11 /2015
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 18/11/2015
Toán:
Tiết 68: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
Biết:
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Vận dụng giải các bài toán có lời văn. Bài 1, bài 3
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm vào bảng con: 
 45,05 : 5= ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD thực hiện:
- Tính rồi so sánh kết quả tính: 
- GV chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm thực hiện 1 vế của các phép tính, so sánh kết quả.
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét.
*Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ: 57 : 9,5 = ? (m)
- Hướng dẫn HS:
Đặt tính rồi tính. 570 9,5
 0 6 (m)
- Cho HS nêu lại cách chia.
* Ví dụ 2:
- GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào nháp.
- Mời một HS thực hiện, GV ghi bảng.
- Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
* Quy tắc:
- Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm thế nào?
- GV chốt ý, ghi bảng, cho HS đọc.
c. Luyện tập:
*Bài tập 1 (70): Đặt tính rồi tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (70): Tính nhẩm(dành cho học sinh HTT).
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào nháp, sau đó chữa bài. 
- Muốn chia một số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01 ta làm thế nào?
*Bài tập 3 (70):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
- HS làm bảng.
- HS theo dõi và thực hiện phép tính ra nháp.
- HS rút ra nhận xét như SGK-Tr. 69
- HS theo dõi và thực hiện phép chia ra nháp.
- HS nêu.
- HS thực hiện: 9900 8,25
 1650 12 
 0
- HS tự nêu.
- HS đọc phần quy tắc SGK-Tr.69.
- Nêu yêu cầu
*Kết quả: 
 a) 7 : 3,5 = 2 b) 702 : 7,2 = 97,5
 c) 9 : 4,5 = 2 c) 2 : 12,5 = 0,16
- Đọc yêu cầu
*Kết quả:
 a) 320 3,2
 b) 1680 16,8
 c) 93400 9,34 
- HS nêu: Ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó lần lượt một, hai, ba,chữ số 0
- Đọc bài.
- HS làm bài.
*Bài giải:
 1m thanh sắt đó cân nặng là:
 16 : 0,8 = 20 (kg)
 Thanh sắt cùng loại dài 0,18 m cân nặng là:
 20 x 0,18 = 3,6 (kg)
 Đáp số: 3,6 kg
____________________________________ 
Tập đọc:
Tiết 28: HẠT GẠO LÀNG TA
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ đoạn luyện đọc..
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu đọc bài.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho tốp học sinh khác đọc.
- Cho HS đọc theo cặp.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
c. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc khổ thơ 1:
+ Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
+) Rút ý1:
- Cho HS đọc khổ thơ 2:
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+) Rút ý 2:
- Cho HS đọc khổ thơ 3:
+ Hạt gạo được làm ra trong h/c nào?
+) Rút ý 3:
- Cho HS đọc khổ thơ 4,5:
+ Tuổi nhỏ đã góp gì để làm ra hạt gạo?
+ Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
+) Rút ý 4:
* Ý nghĩa bài?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời 5 HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm và luyện đọc thuộc lòng.
- Thi đọc diễn cảm và thuộc lòng.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Em nhận xét gì người mẹ trong bài thơ?
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Chuỗi ngọc lam.
- Đoạn 1: Từ đầu đến đắng cay
- Đoạn 2: Tiếp cho đến xuống cấy
- Đoạn 3: Tiếp cho đến giao thông
- Đoạn 4: Tiếp cho đến quết đất.
- Đoạn 5: Đoạn còn lại
- 5 em đọc
- 5 em khác đọc
- 2 em đọc
- Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất
- “Giọt mồ hôi saMẹ em xuống cấy”
- Hoàn cảnh chiến tranh chống Mĩ cứu nước
- Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường
- Vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo làm nên nhờ 
- 2 HS đọc ý nghĩa.
Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh
- 5 em đọc
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc.
______________________________________
Tiếng Anh:
(Cô Thương soạn giảng)
_____________________________________
Tập làm văn:
Tiết 27: LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND Ghi nhớ).
- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2).
*GDKNS: Kĩ năng ra quyết điịnh, giải quyết vấn đề, hợp tac, tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:	
b. Phần nhận xét:
- Một HS đọc nội dung bài tập 1
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Cho HS đọc lướt biên bản họp chi đội, trao đổi cùng bạn bên cạnh theo các câu hỏi:
+ Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?
+ Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống, khác cách mở đầu và kết thúc đơn?
+ Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản?
- Cho HS đọc sau đó nói lại nội dung cần ghi nhớ.
c. Phần luyện tập:
*Bài tập 1(142):
- Mời một HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời HS phát biểu ý kiến, trao đôỉ, tranh luận.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 2(142):
- Mời một HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở bài tập.
- Mời một số HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Biên bản để làm gì ?
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc.
- HS đọc bài.
- Để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất
- Cách mở đầu:
+ Giống: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
+ Khác: Biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần ND.
- Cách kết thúc:
+ Giống: Có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
+ Khác: Biên bản cuộc họp có hai chữ kí, không có lời cảm ơn.
- Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, nội dung, chữ kí của chủ tịch và thư kí.
- Nêu yêu cầu.
*VD về lời giải:
- Trường hợp cần ghi biên bản: (a, c, e, g)
a) Đại hội chi đội. Vì cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
.
- Trường hợp không cần ghi biên bản: (b, d).
- Đọc yêu cầu
*VD về lời giải:
- Biên bản đại hội chi đội.
- Biên bản bàn giao tài sản.
- Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về GT.
- Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
____________________________________
Hoạt động giáo dục kĩ thuật:
Tiết 14: CẮT KHÂU THÊUTỰ CHỌN (TIẾT 3 )
I. Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm được một sản phẩm yêu thích. 
II. Tài liệu:
- Một số mẫu thêu đơn giản.
III. Tiến trình: Nhóm trưởng lấy đồ dùng cho nhóm.
A. HĐ cơ bản:
1. Khởi động: Trưởng ban VN lên điều khiển.
2. Giới thiệu bài:
3. HS đọc mục tiêu bài học:
4. Bài mới:
*Hoạt động 1: Nhận xét mẫu.
- Nhắc lại các mẫu khâu thêu. ?
- Nhận xét, kết luận.
B. HĐ thực hành:
*Hoạt động 1: thực hành tác kĩ thuật.
- Hướng dẫn HS thực hành tự chọn và hoàn thành sản phẩm.
- GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
* Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- Cho HS đánh giá kết quả thực hành bước 1 của các nhóm 
- GV nhận xét và góp ý thêm 1 số điểm để tiết sau hoàn thành sản phẩm tốt hơn
- Trưng bày SP. 
- Lớp NX. 
C. HĐ ứng dụng:
- Thực hiện trang trí sản phẩm cho bản thân.
IV. Đánh giá: Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau
- HS nêu các mẫu.
- HS thực hành theo nhóm 
- HS trưng bày SP 
- HS nêu
_________________________________________________________________
 Ngày soạn: 17/11/2015
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 19/11/2015
Hoạt động giáo dục thể chất:
(Thầy Đăng soạn giảng)
_____________________________________
Toán:
Tiết 69: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Biết:
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn. Bài 1, bài 2, bài 3(tr70)
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện tập:
Bài 1 (70): 
- Bài tập yêu cầu gì?
- Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm thế nào?
+ Cho HS làm bài và chữa bài.
- Dựa vào kết quả bài tập trên khi muốn thực hiện chia một số cho 0,5 ; 0,2 ; 0,25 có thể làm như thế nào?
+ GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2 (70): Tìm x
- Muốn tìm thừa số chưa biết của một tích ta làm như thế nào?
- Cho HS làm bài và chữa bài.
+ GV nhận xét, đánh giá.
 Bài 3 (70): 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Cho HS làm bài và chữa bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
 Bài 4**(70)HSHTT
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- YC HS làm và chữa bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân?
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu ý kiến.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào nháp.
*Kết quả:
a. 5: 0,5 = 10 5 2 = 10
 52 : 0,5 = 104 52 2 = 104
b. 3 : 0,2 = 15 3 5 = 15
 18 : 0,25 = 72 18 4 = 72
- Khi chia một số cho 0,5 ; 0,2 ; 0,25 ta có thể nhân số đó với 2, 5 , 4.
- Nhận xét .
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở.
a. x 8,6 = 387 b. 9,5 x = 39

File đính kèm:

  • docTUAN 14 (15-16).doc