Giáo án Khoa học Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2015-2016

BÀI 49-50: ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tt)

I. MỤC TIÊU: Ôn tập về:

- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng, các kĩ năng quan sát, thí nghiệm

- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 Dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Kiểm tra bài cũ

Nêu tính chất của đồng, nhôm, thủy tinh

- GV nhận xét, đánh giá - 3 HS trả lời

- Lớp nhận xét

Ôn tập kiến thức về sử dụng một số nguồn năng lượng

GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 em, phổ biến luật chơi

- GV công bố các đáp án đúng:

+ Tranh a: Sử dụng năng lượng cơ bắp của người

+ Tranh b: Sử dụng năng lượng chất đốt từ xăng

+ Tranh c: Sử dụng năng lượng gió

+ Tranh d: Sử dụng năng lượng chất đốt từ xăng

+ Tranh e: Sử dụng năng lượng nước chảy

+ Tranh g: Sử dụng năng lượng chất đốt từ than đá

+ Tranh h: Sử dụng năng lượng mặt trời

- GV chia lớp thành 2 dãy, tiếp tục tổ chức cho HS thi kể tên các dụng cụ máy móc sử dụng điện - 2 đội xếp hàng trước bảng

Mỗi lượt chơi gồm 2 em, đại diện cho 2 đội bốc chọn một trong 7 tranh SGK trang 102 và ghi nhanh phương án trả lời lên bảng. Đội nào có đáp án nhanh và đúng là đội thắng cuộc.

- 2 dãy thi đua theo hình thức tiếp sức, dãy nào có nhiều đáp án đúng là dãy thắng cuộc.

 

doc41 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu làm việc nhóm: Quan sát, dự đoán và ghi lại kết quả thí nghiệm.
+ Lắp mạch diện có nguồn điện là pin để thắp sáng đèn, sau đó ngắt một chỗ nối trong mạch để tạo ra một chỗ hở.
+ Tiếp tục chèn vào chỗ hở của mạch một miếng nhôm.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên thực hành chèn tiếp vào chỗ hở một số vật liệu như: đồng, sắt, cao su, thuỷ tinh, nhưa, bìa
- Lớp làm việc theo nhóm 4
- Các nhóm nhận xét: “Đèn có sáng không?” đồng thời ghi nhận kết quả vào bảng mẫu trong SGK.
- Đại diện một số nhóm chốt lại một số kết quả ghi nhận được đồng thời thử giải thích kết quả đó
Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn”
Thuỷ tinh
Nhựa
Sắt
Sứ
Bìa
Gỗ khô
Nhôm
Cao su
Đồng
- Cử 2 đội, mỗi đội có 9 thành viên. Mỗi lượt chơi có 2 người là thành viên ở mỗi đội . 2 người chơi thi đua tìm ra nhanh vật được GV nêu tên sau đó đánh X vào nếu đó là vật dẫn điện, dấu * vào nếu đó vật cách điện . Đội nào có số thành viên tìm ra nhanh và đánh dấu đúng các vật là đội chiến thắng.
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 
+ Ở phích cắm và dây điện, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện?
+ Cái ngắt điện có vai trò gì? 
- HS nêu lại và kể thêm một số chất dẫn điện, cách điện.
- Kể lại kinh nghiệm sử dụng thiết bị điện ở nhà.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc HS cẩn thận trong sử dụng các thiết bị điện.
- Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị cho tiết học sau.
Ngày dạy: Lớp 5A: 16/02/ 2016; Lớp 5B: 16/02/ 2016
 BÀI 48: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
 Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Một vài dụng cụ sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ
Kể tên một số chất dẫn điện và một số chất cách điện
- GV nhận xét, đánh giá
- 2 HS thực hiện
- Lớp nhận xét
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật
Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện, cho bản thân và cho những người khác.
GV bổ sung thêm: cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật, không nên chơi nghịch ổ lấy điện dây dẫn điện, bẻ, xoắn dây điện,
Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật (sử dụng các tranh SGK, tranh vẽ, áp phích sưu tầm được)
Các nhóm trình bày kết quả.
Hoạt động 2 : Thực hành
Cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn) và giải thích phải chọn nguồn điện thích hợp.
Nêu tên một số dụng cụ, thiết bị điện và nguồn điện thích hợp (bao nhiêu vôn) cho thiết bị đó.
Hướng dẫn cho cả lớp về cách lắp pin cho các vật sử dụng điện.
Trình bày lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì.
- Lưu ý HS: Khi dây chì bị chảy, thay cầu chì khác, không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng
 GV chốt lại: Mỗi hộ dùng điện đều có một công tơ điện để đo năng lượng điện đã dùng. Dựa vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả
HS thực hành theo nhóm: tìm hiểu số vôn quy định của một số dụng cụ, thiết bị điện ghi trên đó, lắp pin cho môt số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
Các nhóm giới thiệu kết quả.
Đọc SGK để tìm hiểu lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì.
HS đọc mục 99/ SGK và thảo luận: Làm thế nào để người ta biết được mỗi hộ gia đình đã dùng hết bao nhiêu điện trong một tháng
Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện
- GV lưu ý HS: Cần sử dụng điện hợp lí, tránh lãng phí. Chỉ dùng điện khi cần thiết, khi ngưng sử dụng cần phải tắt các thiết bị điện.
- HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi :
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
- HS trình bày việc tiết kiệm điện ở gia đình 
IV. Củng cố - dặn dò:
Chuẩn bị: “Ôn tập: vật chất và năng lượng”.
Nhận xét tiết học.Ngày soạn: 06/02/ 2016
Ngày dạy: Lớp 5A: 10/02/ 2016; Lớp 5B: /02/ 2016
 TUẦN 25 BÀI 49-50: ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
I. MỤC TIÊU: Ôn tập về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng, các kĩ năng quan sát, thí nghiệm
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ
+ Nêu một số biện pháp phòng tránh bị điện giật
- GV nhận xét, đánh giá
- 2 HS thực hiện
- Lớp nhận xét
Ôn tập kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hóa học
GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 em, phổ biến luật chơi
- GV công bố các đáp án đúng:
1- d	2- b	3- c
4- b	5- b	6- c
- Treo tranh SGK trang 101, yêu cầu HS quan sát và nêu điều kiện xảy ra sự biến đổi hóa học của các chất
- GV chốt lại 
+ Hình a) c) d): chỉ cần nhiệt độ bình thường.
+ Hình b): cần nhiệt độ cao
- 2 đội xếp hàng trước bảng
Mỗi lượt chơi gồm 2 em, đại diện cho 2 đội bốc chọn 1 trong 6 câu hỏi SGK trang 100-101 và ghi nhanh phương án trả lời lên bảng. Đội nào có đáp án nhanh và đúng là đội thắng cuộc
- Tuyên dương đội thắng cuộc
- 4 HS lên bảng ghi câu trả lời, lớp nhận xét
 IV. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học
- Chuẩn bị: Ôn tập: Vật chất và năng lượng (tt)
Ngày dạy: Lớp 5A: /02/ 2016; Lớp 5B: /02/ 2016
 BÀI 49-50: ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tt)
I. MỤC TIÊU: Ôn tập về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng, các kĩ năng quan sát, thí nghiệm
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ
Nêu tính chất của đồng, nhôm, thủy tinh
- GV nhận xét, đánh giá
- 3 HS trả lời
- Lớp nhận xét
Ôn tập kiến thức về sử dụng một số nguồn năng lượng
GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 em, phổ biến luật chơi
- GV công bố các đáp án đúng:
+ Tranh a: Sử dụng năng lượng cơ bắp của người
+ Tranh b: Sử dụng năng lượng chất đốt từ xăng
+ Tranh c: Sử dụng năng lượng gió
+ Tranh d: Sử dụng năng lượng chất đốt từ xăng
+ Tranh e: Sử dụng năng lượng nước chảy
+ Tranh g: Sử dụng năng lượng chất đốt từ than đá
+ Tranh h: Sử dụng năng lượng mặt trời
- GV chia lớp thành 2 dãy, tiếp tục tổ chức cho HS thi kể tên các dụng cụ máy móc sử dụng điện
- 2 đội xếp hàng trước bảng
Mỗi lượt chơi gồm 2 em, đại diện cho 2 đội bốc chọn một trong 7 tranh SGK trang 102 và ghi nhanh phương án trả lời lên bảng. Đội nào có đáp án nhanh và đúng là đội thắng cuộc.
- 2 dãy thi đua theo hình thức tiếp sức, dãy nào có nhiều đáp án đúng là dãy thắng cuộc.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học
- Chuẩn bị: “Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa”.
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 27/02/ 2016
Ngày dạy: Lớp 5A: 29/02/ 2016; Lớp 5B: 29/02/ 2016
TUẦN 26 BÀI 51: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU:
 Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Hoa thật
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu công dụng của một số nguồn năng lượng.
- GV nhận xét, đánh giá.
- 2 HS thực hiện.
- Lớp nhận xét.
Hoạt động 1: Quan sát và phân biệt nhị và nhụy, hoa đực, hoa cái
- Yêu cầu HS quan sát các tranh SGK trang 104 thảo luận nhóm đôi:
+ Tìm ra nhị và nhụy của hoa râm bụt và hoa sen
+ Chỉ ra hoa mướp đực và hoa mướp cái
- GV chốt lại: treo tranh, chỉ ra nhị và nhụy của hoa râm bụt và hoa sen, hoa mướp đực 5a và hoa mướp cái 5b
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét.
Mỗi nhóm 4 em, tiến hành phân loại hoa các em sưu tầm được theo bảng sau 
Hoạt động 2: Thực hành phân loại những hoa sưu tầm được.
 Số TT
Tên cây
Hoa có cả nhị và nhuỵ
Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc chỉ có nhuỵ (hoa cái)
1
Phượng
x
2
Anh đào
x
3
Mướp
x
4
sen
x
 Yêu cầu các nhóm phân loại hoa sưu tầm được, hoàn thành bảng sau:
GV kết luận:
+ Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa.
+ Cơ quan sinh dục đực của hoa gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
+ Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.
Đại diện một số nhóm giới thiệu với các bạn từng bộ phận của bông hoa đó (cuống, đài, cánh, nhị, nhuỵ).
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính.
Yêu cầu HS vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính SGK trang 105 ghi chú thích.
HS vẽ và giới thiệu sơ đồ của mình với lớp. Lớp quan sát nhận xét sơ đồ phần ghi chú.
IV. Củng cố - dặn dò:
 - Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học
- Chuẩn bị: Sự sinh sản của thực vật có hoa.
- Nhận xét tiết học.
Ngày dạy: Lớp 5A: 01/03/ 2016; Lớp 5B: 01 /03/ 2016
 BÀI 52: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU:
 Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Hoa thật 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ
+ Kể tên một số hoa có cả nhị và nhụy
+ Kể tên một số hoa chỉ có nhị hoặc nhụy
- GV nhận xét, đánh giá
- 2 HS thực hiện
- Lớp nhận xét
Hoạt động 1: Thực hành làm Bài tập xử lí thông tin trong SGK.
GV yêu cầu HS đọc thông tin 106 SGK và chỉ vào H1 để nói với nhau về: 
+ Sự thụ phấn
+ Sự thụ tinh 
+ Sự hình thành hạt và quả.
- GV yêu cầu HS làm các bài tập trang 106/ SGK
- GV đáp án: 1- a; 2 – b; 3 – b; 4 – a; 5 – b
- HS làm việc nhóm 2 theo yêu cầu
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Cả lớp bổ sung và nhận xét
Hoạt động 2: Thảo luận
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 :
+ Trong tự nhiên, hoa có thể thụ phấn được theo những cách nào?
+ Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và các hoa thụ phấn nhờ gió?
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt, để hấp dẫn côn trùng.
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường tiêu giảm.
Tên cây
Anh đào, phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bầu, bí,
Các loại cây cỏ, lúa, ngô,
 + Kể tên của những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và các hoa thụ phấn nhờ gió?
Các nhóm thảo luận câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác góp ý bổ sung hoàn chỉnh bảng sau:
IV- Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: “Cây con mọc lên từ hạt”4
Ngày soạn: 05/03/ 2016
Ngày dạy: Lớp 5A: 07/03/ 2016; Lớp 5B: 07 /03/ 2016
 TUẦN 27 TIẾT 53: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I- MỤC TIÊU:
 Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Tranh ảnh SGK
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ
+ Kể tên một số loại cây thụ phấn nhờ côn trùng
+ Kể tên một số loại cây thụ phấn nhờ gió
- GV nhận xét, đánh giá
- 2 HS thực hiện
- Lớp nhận xét
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của hạt
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK trang108 và chỉ ra vỏ, phôi, và chất dinh dưỡng của hạt.
- GV kết luận: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Treo tranh phóng to hình 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 108-109, yêu cầu HS quan sát và ghép các thông tin phù hợp với hình.
- GV kết luận: 2b 3a 4c 5c 6d
- Các nhóm quan sát H1
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm quan sát thảo luận và lựa chọn
- Các nhóm trình bày
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện hạt nẩy mầm
Điều kiện nảy mầm của hạt là gì?
- GV kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không nóng quá và cũng không lạnh quá)
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 3: Thực hành nói về sự phát triển của cây
- Yêu cầu HS quan sát hình 7 SGK trang 109 theo nhóm 4, thực hành nói về sự phát triển của hạt mướp từ lúc gieo đến lúc mọc thành cây, ra hoa, kết quả
- GV nhận xét đánh giá
- Các nhóm quan sát, tập nói trong nhóm
- Các nhóm trình bày 
IV. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá
- Chuẩn bị: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
Ngày dạy: Lớp 5A: 08/03/ 2016; Lớp 5B: 08 /03/ 2016
 BÀI 54: CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN
 TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. MỤC TIÊU:
 Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	Hình vẽ trong SGK trang 110, 111, 
 Ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, gừng, riềng, hành, tỏi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ
Thực hành nói về sự phát triển của hạt mướp từ lúc gieo đến lúc mọc thành cây, ra hoa, kết quả
-GV nhận xét, đánh giá
- 2 HS trình bày
- Lớp nhận xét
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự mọc chồi của cây mía
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK trang110 và thực hiện yêu cầu sau:
+ Chỉ vào chồi trên hình 1a, cho biết chồi mọc ra từ vị trí nào trên thân cây?
+ Người ta sử dụng phần nào của cây mía để trồng?
- GV nhận xét thống nhất các ý kiến
HS quan sát nhóm đôi thực hiện yêu cầu. 
HS trả lời các câu hỏi:
+ Chồi mọc ra từ nách lá (hình 1a).
+ Trồng mía bằng cách đặt ngọn nằm dọc rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b).
+ Một thời gian thành những khóm mía (hình 1c).
Hoạt động 2: Tìm vị trí mọc chồi trên một số cây khác
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang110 và thực hiện yêu cầu sau:
+ Tìm vị trí mọc chồi trên củ khoai tây, gừng, hành, tỏi, lá bỏng.
+ Kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ?
- GV kết luận:
+ Cây trong bằng thân, đoạn thân: xương rồng, hoa hồng, mía, khoai tây.
+ Cây con mọc ra từ thân rễ (gừng, nghệ,) thân giò (hành, tỏi,).
+ Cây con mọc ra từ lá (lá bỏng).
- GV chốt lại: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ 
HS thảo luận nhóm 4 thực hiện yêu cầu. Đại diện các nhóm trả lời:
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào, mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào, mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Trên đầu củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên.
+ Lá bỏng: chồi mọc ra từ mép lá.
Các nhóm về nhà chọn và trồng thử một cây bằng thân, rễ hoặc lá của cây mẹ
IV. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Sự sinh sản của động vật”.
Ngày soạn: 12/03/ 2016
Ngày dạy: Lớp 5A: 14/03/ 2016; Lớp 5B: 14 /03/ 2016
TUẦN 28 BÀI 55: SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
 Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Tranh ảnh những động vật đẻ trứng và những động vật đẻ con. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu vị trí mọc chồi trên một số cây mà em biết
-GV nhận xét, đánh giá
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sinh sản của động vật
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112/ SGK và thảo luận:
+ Đa số động vật được chia làm mấy giống? Đó là những giống nào?
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? Hợp tử phát triển thành gì?
- GV: + Đa số động vật được chia thành hai giống: đực, cái. Cơ quan sinh dục đực (sinh ra tinh trùng) và cơ quan sinh dục cái (sinh ra trứng). Tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là thụ tinh.
+ Hợp tử phân chia phát triển thành cơ thể mới, mang đặc tính của bố và mẹ.
+ Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.Các con vật được nở ra từ trứng: sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc. Động vật đẻ con: voi, mèo, chó, ngựa vằn
HS thảo luận nhóm 4, trình bày câu hỏi
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Trò chơi ‘Ai nhanh ai đúng”
GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 em, phổ biến luật chơi: Đại diện lần lượt 2 đội chọn tranh và nói tên động vật trong tranh là động vật đẻ con hay đẻ trứng.
- GV công bố các đáp án đúng:
+ Các con vật được nở ra từ trứng: cá vàng, cá sấu, bướm, rắn, chim, rùa
+ Động vật đẻ con: chuột, cá heo, thỏ, khỉ, dơi
- 2 đội xếp hàng trước bảng
Mỗi lượt chơi gồm 2 em, đại diện cho 2 đội bốc chọn một trong 10 tranh SGK trang 113 và ghi nhanh phương án trả lời lên bảng. Đội nào có đáp án nhanh và đúng là đội thắng cuộc.
- HS thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con”
IV. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Sự sinh sản của côn trùng”.
Ngày dạy: Lớp 5A: 16/03/ 2016; Lớp 5B: 16 /03/ 2016
 BÀI 56: SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I. MỤC TIÊU:
 Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ
+ Em hãy kể tên một số động vật đẻ trứng?
+ Em hãy kể tên một số động vật đẻ con?
-GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 114 / SGK và thảo luận 
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trước hay sau của lá cải?
+ Hãy chỉ đâu là trứng, sâu, nhộng, bướm
+ Ở giai đoạn nào bướm cải gây thiệt hại nhất cho hoa màu?
+ Nông dân có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?
- GV chốt lại: Bướm cải đẻ trứng mặt sau của lá rau cải (hình 1). Trứng nở thành sâu. Hình 2a, b, c, d cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất. Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra người áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm,
- 2 HS trình bày
- Lớp nhận xét
HS thảo luận nhóm 4, trình bày câu hỏi
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Yêu cầu HS tiếp tục quan sát các hình 6, 7 trang 115 / SGK và nêu sự giống nhau, khác nhau trong chu trình sinh sản của gián và ruồi
- GV chốt lại:+ Giống nhau: đẻ trứng.
 + Khác nhau: Ở ruồi: Trứng nở ra dòi (ấu trùng), dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi. Ở gián: Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian.
- HS quan sát và nhận xét từng tranh
- HS trả lời câu hỏi 
+ Nơi đẻ trứng: Ruồi đẻ trứng ở những nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,.Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo
+ Cách tiêu diệt: Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, phun thuốc diệt ruồi. Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi đổ rác, tủ bếp, tủ quần áo,phun thuốc diệt gián.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài: Sự sinh sản của Ếch
Ngày soạn: 20/03/ 2016
Ngày dạy: Lớp 5A: 21/03/ 2016; Lớp 5B: 21 /03/ 2016
 TUẦN: 29 BÀI 57 SỰ SINH SẢN CỦA CỦA ẾCH
I. MỤC TIÊU:
 Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ
nhận biết quá trình phát triển của bướm cải qua tranh ảnh, xác định giai đoạn gây hại của bướm và nêu biện pháp phòng chống côn trùng phá hại hoa màu
- GV nhận xét, đánh giá
- 2 HS thực hiện
- Lớp nhận xét
Hoạt động 1: Trò chơi “Đố bạn”
?Tiếng kêu của ếch vào mùa nào?
?Tiếng kêu đó là của ếch đực hay ếch cái?
? Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
? Ếch đẻ trứng ở đâu? Trứng ếch nở thành gì?
- GV chốt lại: Tiếng kêu của ếch vào đầu mùa hạ, sau những cơn mưa lớn. Đó là tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái. Ếch cái đẻ trứng xuống nước. Trứng ếch thụ tinh nở thành nòng nọc, nòng nọc phát triển thành ếch.
- HS lần lượt trả lời
- Lớp nhận xét
Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận
Chỉ vào từng hình trong SGK trang 117 nêu sự phát triển của nòng nọc cho đến khi thành ếch.
- GV chốt lại từng tranh
+ Hình 1: Ếch đực đang gọi ếch cái
+ Hình 2: Trứng ếch
+ Hình 3: Trứng ếch mới nở
+ Hình 4: Nòng nọc con 
+ Hình 5: Nòng nọc lớn dần, hai chân sau mọc ra
+ Hình 6: Nòng nọc mọc tiếp hai chân phía trước
+ Hình 7: Ếch con đã hình thành đủ bốn chân, đuôi ngắn và bắt đầu nhảy lên bờ
+ Hình 8: Ếch trưởng thành
- HS quan sát tranh trong SGK trang 117 theo nhóm đôi, ghi chú vào phía dưới tranh các giai đoạn tương ứng của quá trình phát triển từ nòng nọc thành ếch.
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch
- GV yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
- HS vẽ sơ đồ theo nhóm 4. Các nhóm trình bày sơ đồ về chu trình sinh sản của

File đính kèm:

  • dockhoa_hoc_5_ki_2.doc