Giáo án Khoa học Lớp 5 (Bản 2 cột)

i. Mục tiêu

Giúp HS:

ã Hiểu được chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.

ã Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc.

ã Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.

I. Đồ dùng dạy học

ã Những vỉ thuốc thường gặp: Ampixilin, Pênixilin,.

ã Phiếu ghi sẵn từng câu hỏi và câu trả lời tách rờ cho hoạt động 2.

ã Các tấm thẻ ghi

 

doc139 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y thì vào khoảng từ 10 đến 15 tuổi là:
4)	Hiện tượng xuất hiện ở con gái khi đến tuổi dậy thì.
5)	Đây là giai đoạn con người ở vào khoảng từ 20 đến 60 hoặc 65 tuổi.
6) 	Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu: "..........dậy thì vào koảng từ 13 đến 17 tuổi là.
7) 	Đây là tên gọi chung của các chất như rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
8)	Hậu quả của việc này là mắc các bệnh về đường hô hấp.
9)	Đây là bệnh nguy hiểm lây qua đường tiêu hoá mà chúng ta vừa mới học.
10)	Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết.
11) 	Đây là việc chỉ có phụ nữ làm được.
12)	Người mắc bệnh này có thể bị chết, nếu sống cũng sẽ bị di chứng như bại liệt, mất trí nhớ.
13)	Điều mà pháp luật quy định, công nhận cho tất cả mọi người.
14)	Đây là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét.
15)	Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên
Đáp số ô chữ (ô chữ không có dấu)
(1)
s
i
n
h
s
a
n
(2)
t
r
u
n
g
(3)
c
o
n
g
a
i
(4)
k
i
n
h
n
g
u
y
e
t
(5)
t
r
u
o
n
g
t
h
a
n
h
(6)
c
o
n
t
r
a
i
(7)
g
a
y
n
g
h
i
e
n
(8)
h
u
t
t
h
u
o
c
l
a
(9)
v
i
e
m
g
a
n
a
(10)
v
i
r
u
t
(11)
c
h
o
c
o
n
b
u
(12)
v
i
e
m
n
a
o
(13)
q
u
y
e
n
(14)
m
u
o
i
a
n
o
p
h
e
n
(15)
t
u
o
i
d
a
y
t
h
i
Hoạt động 4
nhà tuyên truyền giỏi
- Cách tiến hành:
GV cho HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền theo một trong các đề tài sau:
1) Vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện.
2) Vận động phòng tránh xâm hại trẻ em.
3) Vận động nói không với ma tuý, rượu, bia, thuốc lá.
4) Vận động phòng tránh HIV/AIDS.
5) Vận động thực hiện an toàn giao thông.
- Sau khi vẽ hình xong, lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mìh.
- Thành lập ban giám khảo để chấm tranh, lời tuyên truyền.
- Trao giải cho HS theo từng đề tài.
hoạt động kết thúc
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thiện tranh vẽ, GV có thể gửi đi dự thi hoặc triển lãm và chuẩn bị bài sau.
vật chất và năng lượng
đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng
Bài 22
Tre, mây, song
I. mục tiêu
Giúp HS:
Nêu được đặc điểm và ứng dụng của tre, mây, song trong cuộc sống.
Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
II. đồ dùng dạy - học
Cây mây, song, tre thật (hoặc cây giả, hoặc ảnh).
Hình minh hoạ trang 46, 47 SGK.
Phiếu học tập (đủ dùng theo nhóm) kẻ sẵn bảng so sánh về đặc điểm của tre, mây và song.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
hoạt động khởi động
- Nhận xét về bài kiểm tra của HS.
- GV yêu cầu HS mở SGk và hỏi: + Chủ đề của phần 2 chương trình khoa học có tên là gì?
- Giới thiệu: Chủ đề này giúp các em tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng: tre, mây, song, sắt, đồng, nhôm, gang, thép, đá vôi, gốm, xi măng, thuỷ tinh, cao su, chất dẻo, tơ sợi; sự biến đổi hoá học của một số chất và sử dụng một số dạng năng lượng. Những bài học đầu tiên của chủ đề các em sẽ tìm hiểu đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường gặp trong đời sống và sản xuất. Bài học đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về tre, mây, song.
- Lắng nghe.
- Trả lời: Vật chất và năng lượng
Hoạt động 1
đặc điểm và công dụng của tre, mây, song trong thực tiễn
- Đưa ra cây tre, mây, song thật hoặc giả hoặc tranh ảnh và hỏi về từng cây.
+ Đây là cây gì? Hãy nói những điều em biết về thiên nhiên.
- Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết về thiên nhiên.
- Yêu cầu HS chỉ rõ đâu là cây tre, cây mây, cây song.
- GV nêu: Chúng ta đã biết đâu là cây tre, mây, song, vậy chúng có đặc điểm như thế nào và ứng dụng gì trong đời sống. Các em cùng đọc bảng thông tin trang 46 SGK và làm phiếu so sánh về đặc điểm công dụng của tre và mây, song.
- Chia HS thành các nhóm mỗi nhóm mỗi 4 HS, phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin.
- Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận, làm phiếu.
Nhắc: HS chỉ cần ghi vắn tắt đặc điểm và ứng dụng của từng loại cây bằng các gạch đầu dòng. Mây, song là hai loại cây cùng họ nên chúng có đặc điểm giống nhau.
- Gọi nhóm HS đã làm vào phiếu to dán phiếu, đọc phiếu của mình, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận về lời giải đúng.
- Quan sát và trả lời theo hiểu biết thực tế của mình . Ví dụ:
+ Đây là cây tre. Cây tre ở quê em có rất nhiều. Chúng mọc thành bụi lớn, gióng dài hơn gióng mía. Cây tre dùng để làm rất nhiều đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, chạn,...
+ Đây là cây mây. Cây mây thân leo, hoá gỗ, có nhiều gai, mọc thành bụi lớn. Cây mây có rất nhiều ở quê em dùng làm ghế, cạp rổ rá...
+ Đây là cây song. Cây song thân leo, hoá gỗ, cây to và dài hơn cây mây, mọc thành bụi lớn. Cây song có rất nhiều ở vùng núi.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Trao đổi và cùng hoàn thành phiếu, 1 nhóm làm vào phiếu to để chữa bài.
- 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất như sau:
phiếu học tập
Bài: Tre, mây, song
Tre
Mây, song
Đặc điểm
- Mọc đứng, thành bụi, cao khoảng 10 - 15m, thân tròn, rỗng bên trong, gồm nhiều đốt thẳng hình ống.
- Cây leo, mọc thành bụi, thân gỗ dài, không phân nhánh.
ứng dụng
- Làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình.
- Làm lạt, đan lát, làm bàn, ghế, đồ mĩ nghệ...
- Làm dây buộc, đóng bè
- GV lần lượt nêu câu hỏi:
+ Theo em, cây tre, mây, song có đặc điểm chung gì?
+ Ngoài những ứng dụng như làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình, em có biết cây tre còn được dùng vào những việc gì khác?
- Kết luận: Tre, mây, song là những loại cây rất quen thuộc với làng quê Việt Nam. ở nước ta có khoảng 44 loài tre, 33 loài mây, song khác nhau. Do đặc điểm, tính chất của tre, mây, song mà con người có thể sử dụng chúng vào việc sản xuất ra nhiều đồ dùng trong gia đình.
- Tiếp nối nhau trả lời trước lớp, HS cả lớp nghe bạn trả lời và bổ sung ý kiến (nếu cần)
+ Tre, mây, song có đặc điểm chung là mọc thành từng bụi, có đốt, lá nhỏ, được dùng làm nhiều đồ dùng trong gia đình.
+ Tre được trồng thành bụi lớn ở chân đê để chống xói mòn.
+ Tre còn được dùng để làm cọc đóng móng nhà.
+ Tre còn được dùng làm cung tên để giết giặc.
- Lắng nghe
Hoạt động 2
một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song
- GV sử dụng các tranh minh hoạ trang 47 SGK. Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu: Quan sát từng tranh minh hoạ và cho biết:
+ Đó là đồ dùng nào?
+ Đồ dùng đó làm từ vật liều nào?
- Gọi HS trình bày ý kiến.
+ Em còn biết những đồ dùng nào làm từ tre, mây, song?
- Kết luận: tre, mây, song là những vật liệu thông dụng, phổ biến ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang có mặt khắp nơi trên thế giới. Việc sản xuất các mặt hàng từ tre, mây, song đã đứng vững trên thi trường thế giới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tìn hiểu về từng hình theo yêu cầu.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
Hình 4: Đòn gánh, ống đựng nước được làm từ tre.
Hình 5: Bộ bàn ghế sa lônd được làm từ mây (hoặc song).
Hình 6: Các loại rổ được làm từ tre.
Hình 7: Ghế, tủ đựng đồ nhỏ được làm từ mây (hoặc song).
- Tiếp nối nhau phát biểu.
+ Tre: chõng tre, ghế, sọt, cần câu, thuyền nan, bè, thang, cối xay, lồng bàn,..
+ Mây, song: làn, giỏ hoa, lạt để cạp rổ,....
Hoạt động 3
Cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song
- GV nêu: Tre, mây, song là những loài cây có trong tự nhiên. Những sản phẩm làm bằng vật liệu này có cách bảo quản riêng. Chúng ta cùng tìm hiểu xem những đồ dùng làm từ tre, mây, song được mỗi gia đình bảo quản như thế nào.
- Hỏi: Nhà em có đồ dùng nào làm từ tre, mây, song. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình.
- Nhận xét, khen ngợi những gia đình HS đã có cách bảo quản tốt đồ dùng bằng tre, mây, song.
- Kết luận: Những đồ dùng được làm từ tre, mây, song là những hàng thủ công dễ mốc ẩm nên để chống ẩm mốc thường được sơn dầu để bảo quản. Đặc biệt, chúng ta không nên để các đồ dùng này ngoài mưa, nắng.
- Lắng nghe.
- Tiếp nối nhau trả lời.
Ví dụ:
Nhà em có các loại rổ làm bằng tre nên khi sử dụng xong phải giặt sạch treo lên cao, không treo chỗ ướt, nắng để tránh ẩm mốc, hoặc giòn sẽ nhanh hỏng.
Nhà em có đòn gánh, ống nước, quang gánh làm bằng tre. Khi dùng xong phải để cho khô nước, không để ngoài mưa nắng.
Nhà em có một chiếc llòng chim làm bằng tre. Khi mua về phải sơn dầu cho bóng và đẹp.
Nhà em có một bộ bàn ghế tiếp khách bằng mây. Thỉnh thoảng bố em lại sơn dầu để cho đẹp và tránh ẩm mốc.
Nhà em có những chiếc giỏ hoa được làm bằng mây. Mẹ em thường nhắc nhở không được để nơi ẩm mốc, có nước. Trước khi mua, chúng đã được sơn dầu,...
- Lắng nghe.
Hoạt động kết thúc
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm và ứng dụng của tre?
+ Nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu những đồ dùng trong nhà được làm từ sắt, gang, thép.
Bài 23
sắt, gang, thép
i. mục tiêu
Giúp HS:
Nêu được nguồn gốc và một số tính chất của sắt, gang, thép.
Kể tên được một số ứng dụng của gang, thép trong đời sống và trong công nghiệp.
Biết được cách bảo quản các đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy - học
Hình minh hoạ trang 48, 49 SGK.
GV mang đến lớp: kéo, đoạn dây thép ngắn, miếng gang (đủ dùng theo nhóm).
Phiếu học tập, kẻ sẵn bảng so sánh về nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép (đủ dùng theo nhóm), 1 phiếu to.
Mẫu:
Sắt
Gang
Thép
Nguồn gốc
Tính chất
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét, cho điểm từng HS.
- Giới thiệu bài:
+ Đưa ra cho HS quan sát con dao hoặc cái kéo và hỏi; Đây là vật gì? Nó được làm từ vật liệu gì?
+ Nêu: Đây là con dao/ cái kéo. Nó được làm từ sắt, từ hợp kim của sắt. Sắt và hợp kim của sắt có nguồn gộc từ đâu? Chúng có tính chất gì và ứng dụng như thế nào trong thực tiễn? Các em sẽ rìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay.
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ HS 1: Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của tre?
+ HS 2: Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song?
- Quan sát, trả lời
Hoạt động 1
nguồn gộc và tính chất của sắt, gang, thép
- Chia HS thành nhóm mỗi nhóm 4 HS.
- Phát phiếu học tập, 1 đoạn dây thép, 1 cái kéo, 1 miếng gang cho từng nhóm.
- Gọi 1 HS đọc tên các vật vừa được nhận.
- Yêu cầu HS quan sát các vật vừa nhận được, đọc bảng thông tin trang 48 SGK và hoàn thành phiếu so sánh về nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép.
- Nhắc: HS chỉ ghi vắn tắt chính bằng các gạch đầu dòng cho thuận tiện.
- Gọi nhóm làm vào phiếu to dán phiếu lên bảng, đọc phiếu yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 
- HS chia nhóm và nhận đồ dùng học tập sau đó hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Đọc: kéo, dây thép, miếng gang.
- 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, cả lớp bổ sung và đi đến thống nhất như sau:
phiếu học tập
Bài: Sắt, gang, thép
Nhóm: ................
Sắt
Gang
Thép
Nguồn gốc
Có trong thiên thạch và trong quặng sắt.
Hợp kim của sắt và cacbon.
Hợp kim của sắt, cacbon (ít Cacbon hơn gang) vè thêm một số chất khác.
Tính chất
- Dẻo dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, dập.
- Có màu trắng xám, có ánh kim.
- Cứng giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi.
- Cứng, bền, dẻo.
- Có loại bị gỉ trong không khí ẩm, có loại không. 
- GVnhận xét kết quả thảo luận của HS, sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
+ Gang, thép được làm ra từ đâu?
+ Gang, thép có điểm nào chung?
+ Gang, thép khác nhau ở điểm nào?
- Kết luận: Sắt là kim loại có tính dẻo, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, dập. Sắt màu xám, có ánh kim. Trong tự nhiên, sắt có trong các thiên thạch và trong các quặng sắt. Gang cứng, giòn không thể uốn hay kéo thành sợi. Thép có ít cacbon hơn và có thêm một vài tính chất khác nên nó có tính chất cứng, bền, dẻo.
- Trao đổi trong nhóm và trả lời.
+ Gang, thép được làm ra từ quặng sắt.
+ Gang, thép đều là hợp kim của sắt và cacbon.
+ Gang rất cứng và không thể uốn hay kéo thành sợi. Thép có ít cacbon hơn gang và có thêm một vài chất khác nên bền và dẻo hơn gang.
Hoạt động 2
ứng dụng của gang, thép trong đời sống
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp như sau:
+ Yêu cầu HS quan sát từng hình minh hoạ trang 48, 49 SGK trả lời các câu hỏi 
Tên sản phẩm là gì?
Chúng được làm từ vật liệu nào?
- Gọi HS trình bày ý kiến
- GV hỏi: Em còn biết sắt, gang, thép được dùng để sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy móc, đồ dùng nào nữa?
- Kết luận: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. ở nước ta có nhà máy gang thép Thái Nguyên rất lớn chuyên sản xuất gang thép. Sắt và hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng trong cuộc sống
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi.
- 6 HS tiếp nối nhau trình bày.
Hình 1: Đường ray xe lửa được làm từ thép hoặc hợp kim của sắt
Hình 2: Ngôi nhà có lan can được làm bằng thép.
Hình 3: Cầu sử dụng thép để xây dựng.
Hình 4: Nồi được làm bằng gang.
Hình 5: Dao, kéo, cuộn dây thép. Chúng được làm bằng thép.
Hình 6: Cờ lê, mỏ lết được làm từ sắt thép...
- Tiếp nối nhau trả lời: Sắt và các hợp kim của sắt còn dùng để sản xuất các đồ dùng: cày, cuốc, dây phơi quần áo, cầu thang. hàng rào sắt, song cửa sổ, đầu máy xe lửa, xe ô tô, cầu, xe đạp, xe máy, làm nhà,...
Hoạt động 3
cách bảo quản một số đồ dùng được làm từ sắt và hợp kim của sắt
- GV hỏi: Nhà em có những đồ dùng được làm từ sắt hay gang, thép. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình.
- Kết luận: Những đồ dùng được sản xuất từ gang rất giòn, dễ vỡ nên khi sử dụng chúng ta phải đặt, để cẩn thận. Một số đồ dùng bằng sắt, thép như dao, kéo, cày, cuôc dễ bị gỉ nên khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất nơi khô ráo.
- Tiếp nối nhau trả lời:
Ví dụ:
Dao được làm từ hợp kim của sắt nên khi sử dụng xong phải rửa sạch, cất ở nơi khô ráo, nếu không sẽ bị gỉ.
Kéo được làm từ hợp kim của sắt, dễ bị gỉ nên khi sử dụng xong phải rửa sạch, treo ở nơi khô ráo.
Cầy, cuốc, bừa được làm từ hợp kim của sắt nên khi sử dụng xong phải rửa sạch, để nơi khô ráo để tránh bị gỉ.
Hàng rào sắt, cánh cổng được làm bằng thép nên phải sơn để chống gỉ.
Nồi gang, chảo gang được làm từ gang nên phải treo, để nơi an toàn . Nếu bị rơi, chúng sẽ bị vỡ vì chúng rất giòn.
Hoạt động kết thúc
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Hãy nêu tính chất của sắt, gang, thép?
+ Gang, thép được sử dụng để làm gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở tìm hiểu những dụng cụ, đồ dùng được làm từ đồng.
Bài 24
đồng và hợp kim của đồng
I. mục tiêu
Giúp HS:
Quan sát và phát hiện ra một số tính chất của đồng.
Nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
Kể được một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà.
II. đồ dùng dạy - học
Hình minh hoạ trang 50, 51 SGK.
Vài sợi dây đồng ngắn.
Phiếu học tập có sẵn bảng so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng (đủ dùng theo nhóm, 1 phiếu to) như SGK.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
- Đưa ra sợi dây đồng và hỏi:
+ Đây là vật dụng gì?
+ Tại sao em biết đây là sợi dây đồng?
- Giới thiệu: Đây là sợi dây đồng. Đồng có nguồn gốc từ đâu? Nó có tính chất gì? Nó có ứng dụng gì trong đời sống? Cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng như thế nào? Các em sẽ tìm thây câu trả lời trong bài học hhom nay.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ HS 1: Hãy nêu nguồn gốc, tính chất của sắt?
+ HS 2: Hợp kim của sắt là gì? Chúng có những tính chất nào?
+ HS 3: Hãy nêu ứng dụng của gang, thép trong đời sống?
- Quan sát và trả lời.
+ Đây là sợi dây đồng.
+ Nó có màu nâu đỏ.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1
tính chất của đồng
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhom 4 HS như sau:
+ Phát cho mỗi nhóm 1 sợi dây đồng.
+ Yêu cầu HS quan sát cho biết:
Màu sắc của sợi dây?
Độ sáng của sợi dây?
Tính cứng và dẻo của sợi dây?
- Gọi nhóm thảo luận xong trước phát biểu, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Sợi dây hồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẻo, dễ nát mỏn, có thể uốn thành nhiều hình dạng các nhau.
- GV nêu tiếp vấn đề: Đồng có nguồn gốc từ đâu? Hợp kim của đồng có tính chất gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.
- 4 HS ngồi cùng bàn trên dưới tạo thành một nhóm, cùng quan sát dây đồng và nêu ý kiến của mình sau đó thống nhất và nêu ý kiến của nhóm..
- Một nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung và đi đến thống nhất: Sợi dây đồng màu đỏ, có ánh kim, màu sắc sáng, rất dẻo, có thể uốn thành các hình dạng khác nhau.
Hoạt động 2
nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim đồng
- Chia HS thành nhóm mỗi nhóm 4 HS.
- Phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS đọc bảng thông tin ở trang 50 SGK và hoàn thành phiếu so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của động.
Nhắc: HS chỉ ghi vấn tắt bằng các gạch đầu dòng cho thuận tiện.
- Gọi 1 nhóm xong đầu tiên dán phiếu lên bảng, đọc phiếu yêu cầu các nhóm khác, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Nhận xét, nhìn vào phiếu của HS và kết luận
- Hoạt động trong nhóm, cùng đọc SGk và hoàn thành bảng so sánh.
- 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
phiếu học tập
Bài: Đồng và hợp kim của đồng
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
Đồng thiếc
Đồng kẽm
- Có màu nâu đỏ, có ánh kim.
- Rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kỳ hình dạng nào.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Có màu nâu, có ánh kim, cứng hơn đồng.
- Có màu vàng, có ánh kim, cứng hơn đồng.
- Hỏi: Theo em đồng có ở đâu?
- Kết luận: Đồng là kim loại được con người tìm ra và sử dụng sớm nhất. Người ta đã tìm thấy đồng trong tự nhiên.
Nhưng phần lớn đồng được chế tạo từ quặng đồng lẫn với một số chất khác. Đồng có ưu điểm hơn các kim loại khác là rất bền, dễ nát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kỳ hình dạng nào. Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm (còn gọi là đồng thau) có màu vàng. Hợp kim của đồng cũng có ánh kim nhưng cứng hơn đồng
- Trao đổi và tả lời: Đồng có ở trong tự nhiên và có trong quặng đồng.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3
một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó 
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi như sau:
+ Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ và cho biết:
Tên đồ dùng đó là gì?
Đồ dùng đó được làm từ vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu?
- GV hỏi: Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm từ đồng và hợp kim của đồng?
- Nhận xét khen ngợi những HS có hiểu biết thực tế.
- GV nêu vấn đề: ở gia đình em có những đồ dùng nào bằng đồng? Em thường thấy người ta làm như thế nào để bảo quản các đồ dùng bằng đồng?
- Nhận xét, khen ngợi HS đã chú ý quan sát và biết cách bảo quản đồ dùng bằng đồng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 5 HS tiếp nối nhau trình bày.
Hình 1: Lõi dẫn điện được làm bằng đồng. Đồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
Hình 2: Đôi hạc, tượng, lư hương, bình cổ được làm từ hợp kim của đồng. Chúng thường có ở đình, chùa, miếu, bảo tàng,...
Hình 3: Kèn được làm từ hợp kim của đồng. Kèn thường có ở viện bảo tàng, các ban nhạc, giàn nhạc giao hưởng.
Hình 4: Chuông đồng được làm từ hợp kim của đồng, chúng thường có ở đình chùa, miếu...
Hình 5: Cửu đỉnh ở Huế được làm từ hợp kim của đồng.
Hình 6: Mâm đồng được làm từ hợp kim của đồng. Mâm đồng thường có ở các gia đình địa chủ thời xưa, viện bảo tàng, những gia đình giàu có...
- Tiếp nối nhau phát biểu.
Trống đồng, dây quấn động cơ, thau đồng, chậu đồng, vũ khí, nông cụ lao động,...
- Tiếp nối nhau trả lời. Ví dụ:
+ ở nh

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_5_ban_2_cot.doc