Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 23,Tiết 45+46: Ánh sáng. Bóng tối

HĐ3 : Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật

+ Gv yêu cầu HS thực hành làm thí nghiệm.

“Làm thí nghiệm để tìm hiểu xem ánh sáng có thể truyền qua một tấm bìa, quyển vở, tấm thủy tinh,. hay không?”

Kết luận: Ánh sáng truyền theo đường thẳng, có thể truyền qua các lớp không khí, nước, thủy tinh, nhựa trong. Ánh sáng không thể truyền qua các vật cản sáng như tấm bìa, tấm gỗ, quyển sách.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 23,Tiết 45+46: Ánh sáng. Bóng tối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Khoa học (Tiết 45)
ÁNH SÁNG
HƯỚNG DẪN CỦA PHỤ HUYNH
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Tìm hiểu các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng: 7’
+Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Những vật nào tự phát sáng và những vật được chiếu sáng?
Hình 1
Hình 2
kết luận: 
1. Các vật tự phát sáng và được chiếu sáng.
Hình 1: Ban ngày
- Vật tự chiếu sáng: Mặt trời
 - Vật được chiếu sáng: gương, bàn ghế,
Hình 2: Ban đêm
- Vật tự chiếu sáng: ngọn đèn điện (khi có dòng điện chạy qua)
- Vật được chiếu sáng: Mặt trăng sáng là do được mặt trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế,
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng: 5’
+ PH hướng dẫn thực hành.
+ GV kết luận:Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
2. Đường truyền của ánh sáng: 
- Làm tiếp thí nghiệm trang 90 SGK 
- Rút ra nhận xét: Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
HĐ3 : Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật
+ Gv yêu cầu HS thực hành làm thí nghiệm.
“Làm thí nghiệm để tìm hiểu xem ánh sáng có thể truyền qua một tấm bìa, quyển vở, tấm thủy tinh,... hay không?”
Kết luận: Ánh sáng truyền theo đường thẳng, có thể truyền qua các lớp không khí, nước, thủy tinh, nhựa trong. Ánh sáng không thể truyền qua các vật cản sáng như tấm bìa, tấm gỗ, quyển sách.
3. Sự truyền ánh sáng qua các vật: 
Chú ý che tối phòng trong khi tiến hành thí nghiệm. Ghi lại kết quả vào bảng gồm 3 mục : 
+ Các vật cho gần như toàn bộ ánh sáng đi qua: ....
+ Các vật chỉ cho một phần ánh sáng đi qua:.....
+ Các vật không cho ánh sáng đi qua:....
HĐ4 : Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào
- Đặt câu hỏi: Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
- Lưu ý : Ngoài ra, để nhìn rõ một vật nào đó, còn phải lưu ý tới kích thước của vật và khoảng cách từ vật tới mắt .
- Lưu ý thêm: Nếu không có hộp kín, có thể cho HS dùng bìa hoặc giấy che kín ngăn bàn, chỉ để hở một khe nhỏ.
Kết luận: Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. 
- Đưa ra các ý kiến khác nhau: (có ánh sáng, mắt không bị chắn,
- Tiến hành thí nghiệm Trang 91 theo như SGK
- 
Khoa học (Tiết 46)
BÓNG TỐI
HƯỚNG DẪN CỦA PHỤ HUYH
HOẠT ĐỘNG HỌC
GV yêu cầu HS quan sát H1- trang 92, dựa vào kinh nghiệm để trả lời câu hỏi: 
+ Mặt trời chiếu từ phía nào trong hình vẽ? Vì sao em biết?
+Hãy tìm vật chiếu sáng và vật được chiếu sáng có trong hình bên.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối. 
Mô tả thí nghiệm: Đặt một tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5cm. Đặt đèn pin thẳng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn. 
Dự đoán xem:
- Bóng tối xuất hiện ở đâu?
- Bóng tối có hình dạng như thế nào?
YC học sinh thay quyển sách bằng vỏ hộp sữa vả trả lời câu hỏi như trên.
Vậy ánh sáng có truyền qua được quyển sách hay vỏ hộp được không?
PH chốt: Những vật không cho ánh sáng chiếu qua được gọi là vật cản sáng. Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phí sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới. Vùng đó gọi là vùng bóng tối.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thay đổi hình dạng, kích thước của bóng tối.
+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn? 
+ Bóng của vật thay đổi khi nào?
Chốt: Ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật sẽ tuỳ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.
Ghi nhớ: 
-Phía sau vật cản sáng (khi được chiếu sáng) có bóng của vật đó. 
 -Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
Mặt trời chiếu từ phía bên tay phải của hình vẽ Vì ta thấy bóng người đỗ về phái bên trái hình vẽ.
Vật chiếu sáng là mặt trời và vật được chiếu sáng là con người.
1. Bóng tối: 
+ HS làm thí nghiệm hình 2 – t 93
-Bóng tối xuất hiện phía sau quyển sách
-- Bóng tối có hình dạng giống quyển sách
Ánh sáng không truyền qua được quyển sách hay vỏ hộp được.
+ Đưa gần vật lại bóng đèn thì bóng của vật to hơn
+ Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_23tiet_4546_anh_sang_bong_toi.doc
Giáo án liên quan