Giáo án Khoa học Lớp 4 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Bùi Sinh Huy

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

+ Kể tên một số cách bảo quản thức ăn?

+ Cần lưu ý điều gì khi sử dụng thức ăn đã được bảo quản?

-GV nhận xét, cho điểm.

-GV giới thiệu bài.

-Cho HS quan sát hình 1, 2 trang 6 và mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ ( mô tả theo cặp -> trình bày trước lớp)

+ Nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên là do đâu?

-> GV kết luận:

+ Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.

+ Nếu thiếu i-ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ.

-Tổ chức cho các nhóm thảo luận :

+ Ngoài các bệnh trên em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng? (quan sat tranh ảnh ngoài SGK)

+Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu dinh dưỡng?

-> GV kết luận:

+ Các bệnh do thiếu dinh dưỡng:

 - Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi-ta-min A

 - Bệnh phù do thiếu vi-ta-min B .

 - Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vitamin C

+ Cần ăn đủ lượng và đủ chất. Nên điều chỉnh thức ăn cho hợp lý và đưa trẻ đến bệnh viện để khám chữa trị nếu phát hiện trẻ bị bệnh do thiếu dinh dưỡng.

-GV hướng dẫn cách chơi: Một đội nói thiếu chất gì ; đội kia nói bệnh sẽ mắc.

-GV nhận xét.

-Gọi HS đọc phần bạn cần biết.

+ Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và cách đề phòng?

-GV nhận xét tiết học.

 

doc72 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Bùi Sinh Huy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệnh tiểu đường,
-GV cho HS thảo luận cả lớp câu hỏi:
+ Nguyên nhân gây nên béo phì là gì ?
+ Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì ?
+ Em cần làm gì khi có nguy cơ béo phì?
-> GV giảng: (về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh béo phì và cách phòng bệnh béo phì)
-GV chia nhóm 6 và giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận, đóng vai, đưa ra cách giải quyết với tình huống:
“Nam rất béo nhưng trong giờ tập thể dục thì Nam lại lười, không muốn tập. Em sẽ khuyên Nam như thé nào? “
-Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
-> Kết luận: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì.
+ Nêu tác hại của bệnh béo phì?
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì là do đâu? Cách phòng bệnh?
-GV nhận xét tiết học, dặn HS hàng ngày ăn uống hợp lí và luyện tập thể dục thể thao.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-Học sinh chia nhóm, nhận phiếu học tập và thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS nghe.
-Học sinh trả lời.
+ Ăn quá nhiều, hoạt động ít...
+ Ăn uống hợp lý, năng vận động,
+ Ăn uống điều độ, luyện tập thể dục thể thao, năng vận động,..
-HS nghe. 
-Học sinh chia nhóm và phân vai.
-> Các nhóm thực hiện đóng vai.
- Nhận xét
-2,3 HS trả lời.
-HS nghe.
Khoa học
Bài 14: Phòng một số bệnh lây qua đường 
tiêu hoá
I/ Mục tiêu
 Sau bài học, HS có thể:
Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy- học
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Tác hại của bệnh lây qua đường tiêu hoá
3.Nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
4.Vẽ tranh cổ động
5.Củng cố, dặn dò
+ Nêu tác hại của bệnh béo phì?
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì là do đâu? Cách phòng bệnh?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài. 
+ Em nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào?
+ Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá khác mà em biết?
-> GV giảng về triệu chứng của một số bệnh.
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
 -> GV kết luận: Các bệnh như tiêu chảy, tả, lị,..đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách. Chúng đều bị lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của bệnh nhân nên rất dễ phát tán lây lan gây ra dịch bệnh làm thiệt hại người và của. Vì vậy, cần phải báo kịp thời cho nhân viên y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh.
-Cho học sinh quan sát các hình 30, 31 và TLCH:
+ Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
 + Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá ? Tại sao ?
+ Việc làm nào có thể đề phòng được? Tại sao? 
+ Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
-> GV kết luận: Nguyên nhân gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh cá nhân kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân và môi trường.
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: mỗi nhóm vẽ một bức tranh chủ đề giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
-Cho các nhóm treo sản phẩm và nêu ý tưởng của bức tranh
-GV nhận xét và đánh giá.
+ Nêu nguyên nhân và cách phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá?
-GV nhận xét tiết học, dặn HS hàng ngày giữ vệ sinh ăn uống, cá nhân và môi trường.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-Học sinh trả lời.
+ tả, lị,.. 
-HS trả lời. 
-HS nghe
-HS quan sát các hình ở SGK.
-Học sinh nêu .
+ Hình 1, 2 vì uống nước lã và ăn quà mất vệ sinh.
+ Hình 3, 4, 5, 6 vì mọi người thực hiện giữ vệ sinh sạch sẽ.
-HS trả lời. 
-HS nghe.
-Chia nhóm và thực hành vẽ.
-Dại diện nhóm nêu.
 -2,3 HS trả lời.
-HS nghe.
Tuần : 8
Khoa học
Bài 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
I/ Mục tiêu
 Sau bài học, HS có thể:
Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
Có ý thức theo dõi sức khoẻ bản thân.
II/ Đồ dùng dạy- học
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Kể chuyện theo tranh
3.Trò chơi: Mẹ ơi, con sốt
4.Củng cố, dặn dò
+ Nêu nguyên nhân và cách phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài. 
-GV cho HS thực hiện yêu cầu ở mục quan sát và thực hành trang 32-SGK.
-Cho HS làm việc theo nhóm nhỏ, sắp xếp hình trang 32 thành 3 câu chuyện (mỗi chuyện chỉ gồm 3 hình)
-Gọi đại diện các nhóm lên kể.
-GV nhận xét và đặt câu hỏi liên hệ:
+ Kể tên một số bệnh em đã bị mắc.
+ Khi bị bệnh đó, em cảm thấy thế nào?
+ Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? Tại sao?
-GV kết luận : Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu; khi bị bệnh, có thể có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi hoặc đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao,
-GV đưa ra một số tình huống, yêu cầu các nhóm đóng vai, chọn cách ứng xử đúng (mỗi nhóm chỉ chọn 1 tình huống)
+ Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần ở trường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
+ Đi học về, Hùng thấy trong người rất mệt, đau đầu, nuốt nước bọt thấy đau họng. Hùng định nói với mẹ mấy lần nhưng thấy mẹ mải chăm em nên Hùng không nói gì. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?
-GV nhận xét HS đóng vai, xử lí tình huống.
-> GV kết luận: Khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
+ Nêu những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh?
+ Cần phải làm gì khi bị bệnh?
-GV nhận xét tiết học, dặn HS phải theo dõi sức khoẻ bản thân hàng ngày.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS quan sát SGK và thực hành.
-HS chia nhóm đôi, luyện kể chuyện trong nhóm.
-Đại diện các nhóm lên kể.
-Hs trả lời. 
-Học sinh lắng nghe.
-Các nhóm thảo luận, đóng vai, đưa ra lời thoại cho các vai.
-Một vài nhóm lên trình diễn
 - Nhận xẻt và bổ xung
-HS nhận xét.
-HS nghe.
 -2,3 HS trả lời.
-HS nghe.
Khoa học
Bài 16: Ăn uống khi bị bệnh
I/ Mục tiêu
 Sau bài học, HS có thể:
Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh.
Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
Pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối.
Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
II/ Đồ dùng dạy- học
Chuẩn bị theo nhóm: 1 gói ô-rê-dôn, 1 cốc có vạch chia, 1 bình nước hoặc 1 nắm gạo, 1 ít muối; 1 bát thường dùng để ăn cơm.
III/ Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Chế độ ăn uống khi bị bệnh
3.Thực hành pha dung dịch ô- rê- dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối
4.Đóng vai
5.Củng cố, dặn dò
+ Nêu những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh?
+ Cần phải làm gì khi bị bệnh?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài. 
-GV lần lượt đưa ra các câu hỏi:
+ Kể tên thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường?
+ Người bệnh nặng nên ăn món ăn đặc hay loãng? tại sao?
+ Người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
-> GV nhận xét và kết luận (Bạn cần biết trang 35).
-Cho HS quan sát và đọc lời thoại hình 4, 5
+ Bác sĩ khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
-Gọi 1 vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ.
-GV hướng dẫn các nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối
-GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm
-Mời đại diện các nhóm thực hành
-GV nhận xét.
-> GV kết luận: Khi bị tiêu chảy phải uống dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối; vẫn ăn đủ chất.
-GV yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Ví dụ: Bố mẹ đi làm vắng. Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi. Lan thấy em bé bị đi ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước cháo có bỏ ít muối. Nhờ thế đã cứu sống được em bé.
-GV nhận xét tình huống đưa ra, các nhóm đóng vai
+ Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
+ Nêu chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy?
-GV nhận xét tiết học, dặn HS phải vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS trả lời.
+ cháo, sữa, hoa quả,
+ nên ăn món ăn loãng vì dễ nuốt
+ nên cho ăn nhiều bữa trong ngày.
-HS nghe. 
-Học sinh quan sát và đọc lời thoại hình 4, 5 trang 35 SGK.
-Học sinh trả lời
-1 vài HS nhắc lại.
-Học sinh theo dõi
-> Các nhóm thực hành 
-Đại diện một vài nhóm lên thực hành
-Các nhóm tự đưa ra tình huống -> đóng vai thể hiện nội dung trên.
-HS nhận xét.
-2,3 HS trả lời.
-HS nghe.
Tuần : 9
Khoa học
Bài 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước
I/ Mục tiêu
 Sau bài học, HS có thể:
Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Biết một số nguyên tắc khi tập bơi và đi bơi.
Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
III/ Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước
3.Một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
4.Đóng vai
5.Củng cố, dặn dò
+ Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
+ Nêu chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy?
-GV nhận xét, cho điểm.
-GV giới thiệu bài. 
-Yêu cầu HS quan sát hình SGK, thảo luận theo nhóm 6: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
-> Gv kết luận:
+ Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
+ Theo em, nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
-> Gv kết luận: Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
-GV đưa ra một số tình huống, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đóng vai, đưa ra cách ứng xử đúng.
+ Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về, Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm. Nếu là Hùng, bạn sẽ làm gì?
+ Lan nhìn thấy em bé mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy. Nếu em là Lan, em sẽ làm gì? 
-GV nhận xét.
-Gọi HS đọc phần bạn cần biết.
+ Để phòng tránh tai nạn đuối nước, nên và không nên làm gì?
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-Quan sát, thảo luận nhóm 6 -> phát biểu.
+ ở bể bơi,
+ tắm bằng nước ngọt trước khi bơi,
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm 6, đóng vai xử lí tình huống
-Nhận xét các nhóm.
-2,3 HS đọc.
-2,3 HS trả lời.
-HS nghe.
	Khoa học 
Bài 18: Ôn tập: Con người và sức khoẻ (T1)
I/ Mục tiêu
Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng; cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh tai nạn, bệnh tật.
II/ Đồ dùng dạy- học
Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ.
Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua.
III/ Các hoạt động dạy- học
A.ổn định lớp
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
3.Tự đánh giá
4.Củng cố, dặn dò
-GV ổn định lớp
-GV giới thiệu bài. 
- GV chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ)
-GV cho HS từng tổ lần lượt lên bốc thăm câu hỏi trả lời.
-GV nhận xét câu trả lời, tính điểm cho từng đội; tuyên dương đội thắng.
-Cho HS dựa vào kiến thức đã học và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá:
+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa?
+ Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo ĐV và TV chưa?
+ Đã ăn các thức ăn có chứa các laọi vi-ta-min và chất khoáng chưa?
-GV đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế. Ví dụ: ăn trứng, cá,.. thay cho các loại thịt gia súc, gia cầm,
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị tranh, ảnh, mô hình hay vật thật về các loại rau quả, con giống,
-HS ổn định. 
-HS nghe.
-HS từng tổ bốc thăm câu hỏi, trả lời.
-HS tổ khác theo dõi, nhận xét bạn trả lời. 
-HS tự dánh giá.
-HS nghe.
-HS nghe.
Tuần : 10
Khoa học
Bài 19: Ôn tập: Con người và sức khoẻ (T2)
I/ Mục tiêu
Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng; cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh tai nạn, bệnh tật.
II/ Đồ dùng dạy- học
Tranh, ảnh, mô hình, vật thật các rau quả, con vật..
III/ Các hoạt động dạy- học
A.ổn định lớp
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Trò chơi: Ai chọn thức ăn hợp lí
3.Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí
4.Củng cố, dặn dò
-GV ổn định lớp
-GV giới thiệu bài. 
-GV cho HS làm việc theo nhóm 6: Sử dụng những tranh ảnh, mô hình về thức ăn dã mang đến để trình bày những món ăn ngon và bổ.
-GV nhận xét , tuyên dương nhóm có bữa ăn ngon và bổ.
+ Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng?
-Cho HS tự ghi lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí vào giấy và trang trí cho đẹp.
-Cho HS trình bày sản phẩm.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị theo nhóm: 2 cốc thuỷ tinh, một số đồ vật đựng nước, tấm kính, khay, vải, bông, đường, cát,
-HS ổn định. 
-HS nghe.
-HS trình bày theo nhóm
-HS trả lời.
-HS làm việc cá nhân.
-HS trình bày.
-
HS nghe.
Khoa học
Bài 20: Nước có những tính chất gì?
I/ Mục tiêu
 HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:
Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.
Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.
II/Đồ dùng dạy- học
Chuẩn bị theo nhóm: 2 cốc thuỷ tinh, một số đồ vật đựng nước, tấm kính, khay, vải, bông, đường, cát, muối,.thìa.
III/ Các hoạt động dạy học
A.ổn định lớp
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Màu, mùi, vị của nước
3.Phát hiện hình dạng của nước
4.Nước chảy như thế nào?
5.Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật
6.Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất 
7.Củng cố, dặn dò
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
-GV nhận xét sự chuẩn bị của các nhóm.
-GV giới thiệu bài. 
-GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm ở T 42: đem cốc đựng nước và sữa ra quan sát
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ?
+ Làm thế nào bạn biết điều đó ?
-Gọi đại diện nhóm lên trình bày
-GV ghi các ý kiến lên bảng 
+ Em phát hiện ra tính chất gì của nước?
-> GV kết luận: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị
-GV cho các nhóm lấy một số chai, lọ, cốc đặt ở các vị trí khác nhau.
+ Khi ta thay đổi vị trí của chai, cốc, hình dạng của chúng có thay đổi kg?
-> KL: Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định.
-Cho đại diện nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm-> làm thí nghiệm .
+ Nước có hình dạng như thế nào?
-> GV kết luận: Nước không có hình dạng nhất định
-GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm, nêu yêu cầu để các nhóm thực hiện và nhận xét kết quả (TN 2)
-GV ghi kết quả lên bảng (SGV-89)
-> GV kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía.
-GV nêu nhiệm vụ để HS làm thí nghiệm theo nhóm (Thí nghiệm 3)
-Cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả và rút ra kết luận.
-> GV kết luận: Nước thấm qua một số vật.
-GV nêu nhiệm vụ để HS làm thí nghiệm theo nhóm 6 (Thí nghiệm 4)
 -Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và rút ra kết luận về tính chất của nước qua thí nghiệm
-> GV kết luận: Nước có thể hoà tan một số chất.
-Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 43-SGK
+ Nước có những tính chất gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị theo nhóm: một số đồ vật đựng nước, nến, nước đá, khăn lau bằng vải, bọt biển.
-HS để dụng cụ lên bàn
-Các nhóm thực hành thí nghiệm, quan sát.
+ Cốc nước thì trong suốt, không màu, có thể nhìn rõ chiếc thìa. Cốc sữa màu trắng đục...Nếm thì nước không có vị, sữa có vị ngọt. Ngửi nước không có mùi, sữa có mùi,
-HS nhắc lại.
-HS làm thí nghiệm.
-Không thay đổi.
-HS lần lượt làm thí nghiệm
-HS trả lời.
-HS nhắc lại.
-Các nhóm thí nghiệm 
-> trình bày kết quả
-HS nhắc lại.
-HS lấy dụng cụ và làm thí nghiệm.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
 - Nhận xét và bổ sung
-HS nhắc lại.
-Các nhóm làm thí nghiệm và rút ra kết luận
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
-HS nhắc lại.
-Vài em đọc. 
-2,3 HS trả lời.
-HS nghe.
 Tuần : 11 
Khoa học
Tiết21: Ba thể của nước
I/ Mục tiêu
 Sau bài học, HS biết:
Đưa ra những ví dụ chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng và khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.
Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.
Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
II/ Đồ dùng dạy- học
Chuẩn bị theo nhóm: một số đồ vật đựng nước, nến, nước đá, khăn lau bằng vải, bọt biển, phích nước.
III/ Các hoạt động dạy- học
A.Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại
3.Hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại
4.Sơ đồ sự chuyển thể của nước
5.Củng cố, dặn dò
+ Nước có những tính chất gì?
-GV nhận xét, cho điểm. 
-GV giới thiệu bài. 
+ Nêu một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
-GV dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu 1 HS lên sờ tay vào mặt bảng mới lau, nêu nhận xét.
+ Liệu mặt bảng có ướt mãi như vậy không? Nếu mặt bảng khô đi, thì nước trên mặt bảng đã biến đi đâu?
-GV cho HS làm thí nghiệm như hình 3 SGK:
+ Quan sát nước nóng đang bốc hơi. Nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
+ úp đĩa lên cốc nước nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa. Nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
-Cho HS giải thích lại hiện tượng lau bảng lúc đầu.
+ Nêu một vài ví dụ chứng tỏ nước từ thể lỏng thường xuyên bay hơi vào không khí>
+ Giải thích hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm, nồi canh?
-> Kết luận: Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí. Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn nhiệt độ thấp. Hơi nước là nước ở thể khí. Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng.
-GV nói cho HS biết: Hôm qua cô đặt một khay nước vào ngăn làm đá của tủ lạnh (lấy khay đá ra).
+ Nước trong khay đã biến thành thể gì?
+ Nhận xét nước ở thể này.
+ Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay được gọi là gì? 
-Để khay nước đá ở ngoài tủ lạnh, quan sát xem điều gì đã xảy ra và nói tên hiện tượng đó.
-> Kết luận (SGV trang 95).
+ Nước tồn tại ở những thể nào?
+ Nêu tính chất chung của nước ở những thể đó và tính chất riêng của từng thể.
-GV hoàn thiện các câu trả lời.
-GV cho HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở, gọi 1 vài HS trình bày sơ đồ
+ Nước tồn tại ở những thể nào? Nêu t/c của nước ở những thể đó.
-GV nhận xét tiết học.
-2,3 HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
+ nước mưa, nước sông, nước suối,
-1 HS lên sờ tay, nêu nhận xét: mặt bảng ướt.
-Làm thí nghiệm theo nhóm 6
+ nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí
+ nước chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
-HS giải thích.
+ quần áo ướt, phơi-> khô
-HS nghe.
-HS quan sát
+ thể rắn
+ có hình dạng nhất định
+ sự đông đặc
+ Nước đá chảy ra thành nước ở thể lỏng -> sự nóng chảy.
+ thể rắn, lỏng, khí
+ trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Nước ở thể lỏng, khí khg có hình dạng nhất định; nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
-HS vẽ vào vở
-Vài HS trình bày.
-2,3 HS trả lời.
-HS nghe.
Khoa học
Tiết22: Mây được hình thành như thế nào? 
Mưa từ đâu ra?
I/ Mục tiêu
 Sau bài học, HS có thể:
Trình bày mây được hình 

File đính kèm:

  • docKỲ 1.doc