Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 28: Bảo vệ nguồn nước - Năm học 2014-2015

- Kể tên 1 số cách làm sạch nước đơn giản

- Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?

- Nhận xét chung

- Tiết khoa hôm nay các em học bài: Bảo vệ nguồn nước

- Cho học sinh làm việc theo cặp quan sát hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK

- Gọi 1 số học sinh trình bày

H1: Đục ống nước, sẽ làm các chất bẩn thấm vào nguồn nước.

H2: Đổ rác xuống ao, sẽ làm nước ao bị ô nhiễm, cá và các sinh vật khác bị chết.

H3: Vứt rác có thể tải chế vào 1 thùng riêng vừa tiết kiệm vừa bảo vệ được môi trường đất vì những chai, lọ, túi nhựa rất khó bị phân huỷ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 28: Bảo vệ nguồn nước - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 KHOA HỌC
Bài 28 B¶o vÖ nguån níc
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước. 
 + Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
 + Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước
 + Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước.
2. Kĩ năng: Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ nguồn nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Hình tr 58, 59
- Học sinh: Chuẩn bị nội dung thảo luận
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
3’
30’
3’
A . Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước 
3.Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước 
C.Củng cố - dặn dò
- Kể tên 1 số cách làm sạch nước đơn giản
- Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
- Nhận xét chung
- Tiết khoa hôm nay các em học bài: Bảo vệ nguồn nước 
- Cho học sinh làm việc theo cặp quan sát hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK
- Gọi 1 số học sinh trình bày 
H1: Đục ống nước, sẽ làm các chất bẩn thấm vào nguồn nước.
H2: Đổ rác xuống ao, sẽ làm nước ao bị ô nhiễm, cá và các sinh vật khác bị chết.
H3: Vứt rác có thể tải chế vào 1 thùng riêng vừa tiết kiệm vừa bảo vệ được môi trường đất vì những chai, lọ, túi nhựa rất khó bị phân huỷ. 
H4: Nhà tiểu tự hoại tránh ô nhiễm nguồn nước ngầm.
H5: Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản.
H6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải, sẽ tránh được ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và không khí.
- Cho học sinh tự liên hệ xem đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước?
KL: Để bảo vệ nguồn nước cần:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước.
- Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước.
- Xây dựng nhà tiểu tự hoại, 2 ngăn, nhà tiểu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.
- Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
1) Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước.
2) Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh truyện cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
3) Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh
- Đánh giá nhận xét
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài 29
- 3 học sinh kể
- 2 học sinh trả lời
- Nghe
- Các cặp làm việc, chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước là H1, H2
- Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước: H3
Chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh.
- Học sinh liên hệ
- Nghe
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc. Nhóm nào xong treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện lên nêu ý tưởng của bức tranh cổ động
Bổ sung:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai_28_Bao_ve_nguon_nuoc.doc