Giáo án Khoa học - Lịch sử - Địa lí Lớp 4, Lớp 5 - Tuần 7

Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa

*Mục tiêu:

- Kể tên và nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hoá.

*Cách tiến hành:

- GV đặt vấn đề:

§ Trong lớp có bạn nào đã bị đau bụng, tiêu chảy?

§ Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá khác?

- GV giảng về các triệu chứng của một số bệnh: Tiêu chảy, tả, lị.

 

doc19 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học - Lịch sử - Địa lí Lớp 4, Lớp 5 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lớp.
Rút kinh nghiệm : 
Lớp: 4a, 4b, 4c
Lịch Sử 4
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
(NĂM 938)
I- MỤC TIÊU :
- Học xong bài này , HS biết :
-Vì sao có trận Bạch Đằng .
- Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng .
- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đ6í với LS dân tộc .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trong SGKphóng to.
-Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng 
-Phiếu học tập của HS.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1-Ổn định :
2- KTBC: Tiết trước em học bài gì?
- Em hãy kể lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ?
- GV nhận xét ghi điểm .
3-Bài mới :
-G/T:Dân tộc ta có truyền thống bất khuất , sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng còn có những cuộc khởi nghĩa khác đã đem lại nhiều thắng thắng. Hôm nay cô trò ta tìm hiểu :”Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” 
- Ghi tựa bài
- Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu sử Ngô Quyền .
-Yêu cầu HS:Dựa vào SGK các em điền thêm những thông tin đúng về Ngô Quyền trong các dòng sau :
+Ngô Quyền là người làng……………………….
+Ngô Quyền là con rể…………………………….
+ Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân……………
-GV nhận xét , tuyên dương.
 Hoạt động 2: 
* Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? Kết quả sao?
- Các em đọc SGK trang 21 từ”Sang đánh nước ta….thất bại.” Để trả lời các câu hỏi sau:
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở Địa phương nào?
+ Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
+Trận đánh diễn ra như thế nào?
+ Kết quả trận đánh ra sao?
-GV nhận xét.
- Gọi 1HS thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng.
- GV treo tranh : Trận Bạch Đằng .
- GV hỏi: Nhìn vào tranh em hãy cho biết thuyền nào của quân ta, ? Vì sao em biết được điều đó?
- GV nhận xét tuyên dương.(ghi bảng-Lợi dụng thuỷ triều lên xuống, nhử giặc vào bãi cọc .- Đánh tan quân Nam Hán )
-Hoạt động 3:
 * Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
- Nêu vấn đe àthảo luận :
+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV nhận xét ,kết luận :-Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương , đóng đô ở Cổ Loa, Đất nước ta được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ .(ghi bảng Ngô Quyền lên ngôi vua kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Băc, mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta) 
- GV treo tranh :Đây là lăng mộ Ngô Quyền ở xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây ,Hà Tây .
-Khi Ngô Quyền mất nhân dân đã xây dựng lăng để tưởng nhớ ông. Hiện nay có nhiều con đường , ngôi trường mang tên ông .
-Em nào biết những con đường mang tên ông hoặc ngôi trường mang tên ông ? ở đâu ?
4 -Củng cố: Yêu cầu HS lên kể lại trận đánh trên sông Bạch Đằng.
5 - Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Chuẩn bị cho bài học sau .
-HS trả lời
-HS kể lại
-HS nhắc lại
-Hoạt động nhóm 2,ghi vào phiếu 
-HS trình bày trước lớp,HS nhận xét .
-Hoạt động nhóm 3.
-HS thảo luận , trình bày trước lớp .HSkhác nhận xét .
-HS thuật lại.
-HSnêu, HSkhác nhận xét.
-HS nhắc lại.
-Hoạt động nhóm 6, thảo luận.
-HS trình bày trước lớp,các nhóm 
khác nhận xét .
-HS nhắc lại
-HS nêu
-HS kể 
 - Học sinh lăng nghe.
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
BÀI: 	PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
Mục đích yêu cầu:
Nhận biết các dấu hiệu của bệnh béo phì.
Nguyên nhân, cách phòng bệnh béo phì.
Có ý thức phòng bệnh béo phì và vận động cả người khác.
Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trong SGK
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Khởi động:
B/ Bài cũ:
-Nhận biết một số chất dinh dưỡng do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
-Kể tên các bệnh khác cũng do thiếu chất dinh dưỡng.
-Nêu các cách phòng ngừa.
C/ Bài mới:
Hoạt động 1:
‘Làm việc với phiếu học tập’ 
Mục tiêu:
- Nhận biết dấu hiệu và tác hại bệnh béo phì.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và phát phiếu học tập.
- Nội dung của phiếu học tập:
Theo bạn, dấu hiệu nào không phải dấu hiệu của bệnh béo phì.
Bị bệnh béo phì có những bất lợi nào?
Béo phì có phải là bệnh không? Vì sao?
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2:
‘ Thảo luận’
Mục tiêu: 
- Nêu nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh béo phì
Cách tiến hành:
- GV nêu các câu hỏi sau:
Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì?
Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
Cần làm gì khi người thân bị bệnh béo phì?
- GV kết luận như mục ‘ Em có biết’ 
Hoạt động 3:
Trò chơi ‘ Đóng vai ’.
Mục tiêu:
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh bệnh ăn thừa chất dinh dưỡng.
Cách tiến hành;
- GV chia nhóm và giao các tình huống cho các nhóm về bệnh béo phì.
- GV nhận xét, đưa ra ứng đúng.
D/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận biết và dấu hiệu của bệnh béo phì.
-Nguyên nhân, cách phòng bệnh béo phì.
- Chuẩn bị bài 14.
 - HS làm việc theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm lên trả lời, bạn khác bổ sung.
HS trả lời 
 - Các nhóm thảo luận và phân vai theo tình huống đã đạt ra để đóng kịch, có diễn xuất.
 - HS khác cho ý kiến
Rút kinh nghiệm : 
Lớp: 4a, 4c
BÀI: 	PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ.
Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
Kể tên và nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Có ý thức phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trong SGK
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Khởi động:
B/ Bài cũ:
- Nhận biết và dấu hiệu của bệnh béo phì.
-Nguyên nhân, cách phòng bệnh béo phì.
C/ Bài mới:
Hoạt động 1:
Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa 
*Mục tiêu:
- Kể tên và nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hoá.
*Cách tiến hành:
- GV đặt vấn đề:
Trong lớp có bạn nào đã bị đau bụng, tiêu chảy? 
Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá khác?
- GV giảng về các triệu chứng của một số bệnh: Tiêu chảy, tả, lị.
- GV kết luận.
Hoạt động 2:
Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
*Mục tiêu:
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
*Cách tiến hành:
Bước 1: làm việc theo nhóm
 GV yêu cầu HS nhìn hình trong SGK cvà trả lời các câu hỏi:
Chỉ và nói nội dung từng hình.
Bạn nào có việc làm đúng,bạn nào có việc làm sai dẫn đến bệnh lây qua đường tiêu hóa? Giải thích?
Việc làm nào của các bạn có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hoá? Tại sao?
Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
Bước 2
- GV nhận xét và chốt ý.
Hoạt động 3: ‘ Vẽ tranh cổ động’ 
Mục tiêu:
- Có ý thức phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
Cách thực hiện:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Phân công từng thành viên 
trong nhóm vẽ hoặc viết về chủ đề bài học.
Bước 2: Thực hành
- GV đến từng bàn kiểm tra, giúp đỡ để tất cả các bàn cùng tham gia.
Bước 3: Trình bày và đánh giá
- GV nhận xét.
D/ Củng cố - dặn dò:
-Kể tên và nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hoá.
-Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Chuẩn bị bài 15
 - HS trả lời tự do
- HS không cần nhớ.
- HS trả lời theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
 - HS thảo luận tìm ý cho nội dung tranh.
 - HS thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Các nhóm treo sp của nhóm mình, cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện giữ VS phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá, nêu ý tưởng bức tranh
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Địa Lí 5
	BÀI : ÔN TẬP 
I.MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố ôn tập về các nội dung kiến thức, kĩ năng sau : 
Xác định và nêu được vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ . 
Nêu tên và chỉ được vị trí của một đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ . 
Nêu tên và chỉ được vị trí của các dãy núi lớn, các sông lớn, các đồng bằng của nước ta trên bản đồ .
Nêu được đặc điểm chính của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam : địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất rừng . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 	-Các hình minh họa trong SGK 
Phiếu học tập của HS . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : 3 HS trả lời, nhận xét cho điểm 
+Em hãy trình bày về các loại đất chính ở nước ta ?
+Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn ? 
+Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta . 
2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập .
*Hoạt động 1 : Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam .
 -Làm việc theo cặp
*Nội dung bài ơn tập là : (GV viết sẵn bài thực hành lên bảng ) 
1.Quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á , chỉ trên lược đồ và mô tả : 
	+Vị trí và giới hạn của nước ta .
	+Vùng biển của nước ta .
+Một đảo và quần đảo của nước ta : quần đảo Trường S , quần đảo Hoàng Sa , các đảo : Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc .
2.Quan sát lược đồ địa hình Việt Nam : 
- Nêu tên và chỉ vị trí các dãy núi : Hòang Liên Sơn, Trường Sơn, các dãy núi hình cánh cung .
	- Nêu tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta . 
-Chỉ vị trí các sông Hồng, sông Đà , sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả , sông Đà Rằng, sông Đồng Nai , sông Tiền, sông Hậu . 
-GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đối đáp nhanh “ SGV . 
-GV nhận xét trò chơi , tuyên dương nhóm thắng cuộc . 
*Hoạt động 2 : Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam 
-Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành bảng thống kê .
-Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng, trình bày 
-GV sửa chữa .
3/Củng cố : Giáo viên tổng kết tiết học . 
4/Dặn dò :Về nhà xem lại các bài tập ôn tập về các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam vừa làm . Chuẩn bị bài sau , sưu tầm các thông tin về sự phát triển dân số Việt Nam
-2 HS ngồi cạnh nhau , lần lượt từng HS làm thực hành . HS kia nhận xét 
-HS chia nhóm 4 – 6 HS cùng hoạt động 
*Kẻ bảng thống kê theo mẫu của SGK vào phiếu của nhóm 
*Trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu 
-1 nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung .
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Lịch sử 5
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I.MỤC TIÊU : 
3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời : Lãnh tụ Nguyển Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam . 
Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại , đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn , giành nhiều thắng lợi to lớn . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc . 
Phiếu học tập cho HS 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : 
HS1 :Hãy nêu những điều em biết về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
HS2 : Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài ? 
HS 3 : Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước ? 
	2/Bài mới : 
a)Giới thiệu bài : GV hỏi : Em có biết sự kiện lịch sử gắn với ngày 3-2-1930 không ? .
-Ngày 3-2-1930 chính là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam …
*Hoạt động 1 : Hòan cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản .
-Thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi 
+Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết , thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng như thế nào với cách mạng Việt Nam ? 
+Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì ?
+Ai là người có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành một tổ chức duy nhất ? Vì sao ? 
-Cho báo cáo kết quả thảo luận .
-GV nhận xét kết quả làm việc của HS . 
-GV kết luận . 
*Hoạt động 2 : Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
-Yêu cầu hoạt động nhóm tìm hiểu những nét cơ bản về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam . 
+Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu , vào thời gian nào?
+Hội nghi diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Do ai chủ trì ? 
+Nêu kết quả hội nghị . 
-Cho báo kết quả thảo luận . 
-GV nhận xét kết quả .
-Gọi 1 HS yêu cầu trình bày lại về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
+Tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn cảng bí mật ? 
GV nêu : 
*Hoạt động 3 : Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
-Nêu các câu hỏi HS trả lời : 
+Sự thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam ? 
+Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào ? 
-GV kết luận :
3/Củng cố : Em hãy kể lại những việc gia đình , địa phương đã làm để kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2 hằng năm . 
4/Dặn dò : Về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh 
3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau 
-Theo cặp , cùng trao đổi và nêu ý kiến của mình .
+Sẽ làm cho lực lượng cách mạng Việt Nam phân tán và không đạt được thắng lợi .
+Cho ta thấy rằng để tăng thêm sức mạnh cho cách mạng cần phải hợp nhất các tổ chức cộng sản . Việc này đòi hỏi phải có một lãnh tự đủ uy tín mới làm được .
+Chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới làm được việc này vì Người là một chiến sĩ cộng sản có hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực tiễn cách mạng .Người có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế và được những người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ .
-3 HS lần lượt nêu ý kiến , lớp theo dõi bổ sung . 
-HS chia thành nhóm 4 , cùng đọc SGK , trao đổi và rút ra những nét chính .
+Hội nghị diễn ra vào đầu xuân 1930, tại Hồng Công .
+Hội nghị phải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc .
+Kết quả Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất , lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam , hội nghị cũng đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam . 
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung ý kiến . 
-1 HS trình bày HS cả lớp theo dõi .
+Vì thực dân Pháp luôn tìm cách dập tắt các phong trào cách mạng Việt Nam . Chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và bí mật để đảm bảo an toàn . 
-làm việc cá nhân 
+Làm cho cách mạng Việt Nam có người lãnh đạo , tăng thêm sức mạnh , thống nhất lực lượng và có đường đi đúng đắn . 
+Cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang .
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Khoa Học 5
BÀI : PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I.MỤC TIÊU : 
Nêu được tác nhân , đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết .
Nhận biết sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết . 
Biết tác hại của muỗi vằn và nêu được cách tiêu diệt muỗi, tránh bị muỗi đốt . 
Có ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bảng phụ viết sẵn bảng học tập trong SGK .
Hình minh họa trang 29 SGK . 	-Giấy khổ to, bút dạ . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : 3 HS lên bảng trả lời , nhận xét cho điểm . 
HS 1 : Hãy nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét ? 
HS 2 : Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì ? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào ? 
HS 3 : Chúng ta nên làm gì để phòng bệnh sốt rét ? 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết và cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này . 
*Hoạt động 1 : Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết .
-Cho hoạt động theo cặp đề làm thực hành VBT trang 28/SGK .
-Gọi HS đọc các thông tin 
-Gọi báo cáo kết quả .
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng hoàn thành phiếu học tập .
Đáp án : 
1- b ; 2 – b ; 3 – a ; 4 – b ; 5 – b 
-Nhận xét kết quả 
-Gọi HS đọc lại thông tin trang 28 
-GV nêu câu hỏi và yêu cầu trả lời 
1.Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì ? 
2.Bệnh nhân sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào ? 
3.Bệnh xuất huyết nguy hiểm như thế nào ? 
-Kết luận . 
*Hoạt động 2 : Những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết . 
-Hoạt động nhóm , thảo luận tìm và nêu những việc làm và không nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết
-Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng , yêu cầu các nhóm bổ sung . GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh .
-Gọi HS nhắc lại .
-Kết luận . 
*Hoạt động 3 :Liên hệ thực tế 
-Yêu cầu HS kể gia đình mình, địa phương mình làm để diệt muỗi và bọ gậy . 
3/Củng cố : Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào ? 
	-Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết ? 
4/Dặn dò :Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết , tìm hiểu về bệnh viêm não . 
-2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng .
-Tiếp nối nhau trả lời 
1.Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là một loại vi rút .
2.Muỗi vằn hút máu người bệnh trong đó có chứa vi rút gây bệnh sốt xuất huyết sau đó lại hút máu người lành, truyền vi rút gây bệnh sang cho người lành .
3.Có diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể gây chết người trong vòng 3-5 ngày. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em . 
-Họat động trong nhóm theo hướng dẫn của GV 
VD: Về các việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết .
+Khi đã mắc bệnh sốt xuất huyết .
-Đến cơ sở y tế gần nhất . –Uống thuốc, nghỉ ngơi theo yêu cầu của bác sĩ . –Nằm trong màn cả ngày và đêm để tránh lây bệnh cho người khác . 
+Cách phòng bệnh sốt xuất huyết : 
-Quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở 
-Đi ngủ phải mắc màn . –Diệt muỗi, diệt bọ gậy 
-Bể nước, chum nước phải có nắp đậy hoặc thả cá . –Phát quang bụi rậm , khơi thông cống rãnh
-5 à7 HS tiếp nối nhau nói về cách diệt muỗi, diệt bọ gậy .
*Luôn quét dọn sạch nhà cửa , gầm gường để không có chỗ cho muỗi vằn trú ngụ và đẻ trứng .
*Mắc quần áo phải thường xuyên làm vệ sinh , sắp xếp gọn gàn tránh muỗi vằn ẩn nấp vào quần áo .
*Chum nước, vại nước, bể nước thường xuyên đậy nắp để tránh muỗi vằn đẻ trứng . Thả cá vào chum nước, vại nước để diệt bọ gậy .
Rút kinh nghiệm : 	
lớp: 5a, 5b, 5c
	BÀI : PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO 
I.MỤC TI

File đính kèm:

  • doctuan 7.doc