Giáo án Khoa học - Lịch sử - Địa lí Lớp 4, Lớp 5 - Tuần 5

I/ Mục tiêu:

 Giúp HS:

 -Nêu được ích lợi của việc ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.

 -Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.

 -Biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

 -Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 -Các hình minh hoạ ở trang 22, 23 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 -Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ.

 -5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi.

 

doc17 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học - Lịch sử - Địa lí Lớp 4, Lớp 5 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã làm gì?
-Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
* GDTT
-Trò chơi: “Quay về LS “
Cô có 2 bảng thống kê, mỗi bảng có 2 cột , 1 cột đã ghi thời gian và 1 cột ghi các cuộc khởi nghĩa còn bỏ trống .
Nhóm nào ghi nhanh ,đúng sẽ thắng.
Đáp án:
Năm 40 : Khởi nghĩa 2 Bà Trưng.
Năm 248: Khởi nghĩa 2 Bà Triệu.
Năm 542: Khởi nghĩa Lý Bí.
Năm 550: Khởi nghĩaTriệu Quang Thục.
Năm 722: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Năm 766: Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Năm 905: Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
Năm 931: Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ.
Năm938: Chiến thắng Bạch Đằng
5-Dặn dò: Về nhà học bài ,chuẩn bị cho bài học sau 
- Học sinh hát.
-3-4 HS
-Hoạt động cả lớp
- HS nhắc tựa bài
- Hoạt động nhóm (theo bàn)
-HS đọc yêu cầu.
- HS điền vào nội dung từng cột .(2HS làm bảng phụ).
- HS nêu bài làm ,nhận xét , bổ sung.
- Hoạt động cá nhân.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS điền tên các cuộc khởi nghĩa theo thời gian (vài HS làm bảng phụ ).
- HS báo cáo kết quả , nhận xét sửa sai.
-3-4 HS đọc bảng thống kê.
-3-4 HS đọc bài học.
- HS trả lời.
- HS thi đua,lớp cổ vũ
- Học sinh lắng nghe.
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
KHOA HỌC 4
BÀI 9:SỬ DỤNG HỢP LÍ
CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Giải thích được vì sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
 -Nêu được ích lợi của muối i-ốt.
 -Nêu được tác hại của thói quen ăn mặn.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ ở trang 20, 21 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Sưu tầm các tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa i-ốt và những tác hại do không ăn muối i-ốt.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng hỏi:
 1) Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
 2) Tại sao ta nên ăn nhiều cá ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -GV yêu cầu 1 HS đọc tên bài 9 trang 20 / SGK.
 -Tại sao chúng ta nên sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi này.
 * Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món rán (chiên) hay xào.
 ªMục tiêu: Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
 ªCách tiến hành:
 * GV tiến hành trò chơi theo các bước:
 -Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
 -Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món rán (chiên) hay xào. Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.
 -GV cùng các trọng tài đếm số món các đội kể được, công bố kết quả.
 -Hỏi: Gia đình em thường chiên xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật ?
 * Chuyển ý: Dầu thực vật hay mỡ động vật đều có vai trò trong bữa ăn. Để hiểu thêm về chất béo chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
 * Hoạt động 2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
 ªMục tiêu: 
 -Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật vừa cung cấp chất béo thực vật.
 -Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
ªCách tiến hành:
 § Bước 1: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng.
 -Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 HS,
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 20 / SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng để trả lời các câu hỏi:
 +Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
 +Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
 -GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -Sau 7 phút GV gọi 2 đến 3 HS trình bày ý kiến của nhóm mình.
 -GV nhận xét từng nhóm.
 § Bước 2: GV yêu cầu HS đọc phần thứ nhất của mục Bạn cần biết.
 * GV kết luận: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có chứa nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu vừng, dầu lạc, đậu tương có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít. Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.
 * Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn ?
 ªMục tiêu:
 -Nói về ích lợi của muối i-ốt.
 -Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
ªCách tiến hành:
 § Bước 1: GV yêu cầu HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt đã yêu cầu từ tiết trước.
 -GV yêu cầu các em quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi: Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người ?
 -Gọi 3 đến 5 HS trình bày ý kiến của mình. GV ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
 -Gọi HS đọc phần thứ hai của mục Bạn cần biết.
§ Bước 2: GV hỏi: Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì ?
 -GV ghi nhanh những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
 -GV kết luận: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những em còn chưa chú ý.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ăn uống hợp lý, không nên ăn mặn và cần ăn muối i-ốt.
 -Dặn HS về nhà tìm hiểu về việc giữ vệ sinh ở một số nơi bán: thịt, cá, rau, … ở gần nhà và mỗi HS mang theo môt loại rau và một đồ hộp cho tiết sau.
-HS trả lời.
-Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn.
-HS lắng nghe.
-HS chia đội và cử trọng tài của đội mình.
-HS lên bảng viết tên các món ăn.
-5 HS trả lời.
-HS thực hiện theo định hướng của GV.
-HS trả lời:
+Thịt rán, tôm rán, cá rán, thịt bò xào, …
+Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa nhiều a-xít béo không no, dễ tiêu. Vậy ta nên ăn phối hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch.
-2 đến 3 HS trình bày.
-2 HS đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
-HS trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm.
-HS thảo luận cặp đôi.
-Trình bày ý kiến.
+Muối i-ốt dùng để nấu ăn hằng ngày.
+Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ.
+Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực.
-2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS cả lớp theo dõi.
-HS trả lời:
+Ăn mặn rất khát nước.
+Ăn mặn sẽ bị áp huyết cao.
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm : 
Lớp 4a, 4c
BÀI 10:ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN
SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Nêu được ích lợi của việc ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
 -Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
 -Biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
 -Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ ở trang 22, 23 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ.
 -5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng hỏi:
 1) Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
 2) Vì sao phải ăn muối i-ốt và không nên ăn mặn ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS mà GV yêu cầu ở tiết trước.
 -GV yêu cầu 1 HS đọc tên bài 10.
 -GV giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về thực phẩm sạch và an toàn và các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ích lợi của việc ăn nhiều rau và quả chín.
 * Hoạt động 1: Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày.
 ªMục tiêu: HS biết giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
ªCách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi với các câu hỏi:
 1) Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau ?
 2) Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì ?
 -Gọi các HS trình bày và bổ sung ý kiến.
 -GV nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt.
 * Kết luận: Ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Vì vậy hàng ngày chúng ta nên chú ý ăn nhiều rau và hoa quả.
 * Hoạt động 2: Trò chơi: Đi chợ mua hàng.
 ªMục tiêu: HS biết chọn thực phẩm sạch và an toàn.
ªCách tiến hành:
 -GV yêu cầu cả lớp chia thành 4 tổ, sử dụng các loại rau, đồ hộp mình mang đến lớp để tiến hành trò chơi.
 -Các đội hãy cùng đi chợ, mua những thứ thực phẩm mà mình cho là sạch và an toàn.
 -Sau đó giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không mua thứ kia.
 -Sau 5 phút GV sẽ gọi các đội mang hàng lên và giải thích.
 -GV nhận xét, tuyên dương các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát.
 * GV kết luận: Những thực phẩm sạch và an toàn phải giữ được chất dinh dưỡng, được chế biến vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng.
 * Hoạt động 3: Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
 ªMục tiêu: Kể ra các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
ªCách tiến hành: 
 -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Chia lớp thành 8 nhóm, phát phiếu có ghi sẵn câu hỏi cho mỗi nhóm.
 -Sau 10 phút GV gọi các nhóm lên trình bày.
 -Tuyên dương các nhóm có ý kiến đúng và trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
 Nội dung phiếu:
PHIẾU 1
 1) Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch.
 2) Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi ?
PHIẾU 2
 1) Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì ?
 2) Vì sao không nên dùng thực phẩm có màu sắc và có mùi lạ ?
PHIẾU 3
 1) Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn ?
 2) Nấu chín thức ăn có lợi gì ?
PHIẾU 4
 1) Tại sao phải ăn ngay thức ăn sau khi nấu xong ?
 2) Bảo quản thức ăn chưa dùng hết trong tủ lạnh có lợi gì ?
 3.Củng cố- dặn dò:
 -Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết.
 -Yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn.
-2 HS trả lời.
-Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ mình.
-Ăn nhiều rau và quả chín sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
-Thảo luận cùng bạn.
+Em thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được.
+Chống táo bón, đủ các chất khoáng và vi-ta-min cần thiết, đẹp da, ngon miệng.
-HS lắng nghe.
-HS chia tổ và để gọn những thứ mình có vào 1 chỗ.
-Các đội cùng đi mua hàng.
-Mỗi đội cử 2 HS tham gia. Giới thiệu về các thức ăn đội đã mua.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS thảo luận nhóm.
-Chia nhóm và nhận phiếu câu hỏi.(2 nhóm chung 1 phiếu)
-Các nhóm lên trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau.
PHIẾU 1
1) Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc, …
2) Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi.
PHIẾU 2
1) Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ.
2) Thực phẩm có màu sắc, có mùi lạ có thể đã bị nhiễm hoá chất của phẩm màu, dễ gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người.
PHIẾU 3
1) Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ.
2) Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon miệng, không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh.
PHIẾU 4
1) Ăn thức ăn ngay khi nấu xong để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng, không bị ruồi, muỗi hay các vi khuẩn khác bay vào.
2) Thức ăn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh cho lần sau dùng, tránh lãng phí và tránh bị ruồi, bọ đậu vào.
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
BÀI 5 :VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh biết :
Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta .
Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi tắm biển nổi tiếng.
Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất .
Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông nam Á hoặc hình 1 trong SGK phóng to 
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .
Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển (nếu có)
Phiếu học tập :
Đặc điểm của vùng biển nước ta 
Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất 
Nóng quanh năm, nước không bao giờ đóng băng .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Miền Bắc hay miền Trung hay có bão .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúa hạ xuống .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
1-Giới thiệu bài :
2-Nội dung :
1-Vùng biển nước ta 
*Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
Giáo viên chỉ vùng biển nước ta (trên “ Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á” hoặc hình 1 phóng to )vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông .
-Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta gồm những phía nào ?
*Kết luận : Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông .
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
-Học sinh quan sát lược đồ SGK 
-Học sinh trả lời .
2.Đặc điểm của vùng biển nước ta 
*Hoạt động 2 : (làm việc cá nhân)
Bước 1 :
Bước 2 :
-Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày .
+Mở rộng : Chế độ thủy triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng chế độ thủy triều là nhật triều (mỗi ngày một lần nước lên và một lần nước xuống), có vùng chế độ thủy triều là bán nhật triều (một ngày có 2 lần thủy triều lên xuống) và có vùng có cả chế độ bán nhật triều và nhật triều.
-Cá nhân học sinh đọc SGK và hoàn thành phiếu bài tập .
-Một số học sinh trình bày kết quả làm việc trước lớp .
3.Vai trò của biển 
*Hoạt động 3 : (làm việc theo nhóm)
Bước 1 : 
Bước 2 : 
-Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày .
*Kết luận : Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch và nghỉ mát.
Bước 3 : Trò chơi như sau :
-Chọn một số học sinh tham gia trò chơi, chia số học sinh thành 2 nhóm có số học sinh bằng nhau .
-Cách chơi : Một học sinh ở nhóm 1 nêu tên hoặc giơ ảnh về một địa điểm du lịch thì 1 học sinh ở nhóm 2 phải đọc tên và chỉ trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam tỉnh hoặc thành phố có địa điểm mà học sinh nhóm 1 vừa nêu. Sau đó làm ngược lại. Trò chơi tiếp tục cho đến khi cả 2 nhóm không tìm được địa điểm du lịch hoặc bãi tắm biển nữa.
*Cách đánh giá : 
-Nhóm nào trả lời đúng tên và chỉ trên bản đồ đúng nhiều là nhóm thắng . 
-Nếu 2 nhóm có số điểm bằng nhau thì nhóm nào có nhiều học sinh tham gia hơn là nhóm đó thắng .
Dựa vào nhóm hiểu biết và đọc SGK, từng nhóm thảo luận để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta .
-Đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả thảo luận nhóm .
-Học sinh khác sổ sung .
3-Củng cố 
4-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Rút kinh nghiệm : 
Lớp: 5a, 5b, 5c
BÀI 5: PHAN BỘI CHÂU
VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh biết :
Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX .
Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Ảnh trong SGK phóng to .
Bản đồ thế giới để xác định vị trí Nhật bản .
Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
*Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
Giới thiệu bài : Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta nhân dân ta từ Nam chí Bắc đã đứng lên kháng chiến chống Pháp, nhưng tất cả các phong trào đấu tranh đều bị thất bại.
-Đến thế kỉ XX xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu là Phan Châu Trinh. Hai ông đã đi theo xu hướng cứu nước mới .
Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh :
+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì ?
+Kể lại những nét chính về phong trào Đông du.
+Ý nghĩa của phong trào Đông du.
*Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
Gợi ý :
+Đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học, kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để hoạt động cưú nươc.
+Sự hưởng ứng phong trào Đông du của nhân dân trong nước, nhất là những thanh niên yêu nước Việt Nam.
+Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
-Thảo luận các ý nêu trên 
*Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
Bổ sung : 
Phan Bội Châu (1867-1940) quê ở làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Oâng lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. Oâng là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Chủ trương lúc đầu của ông là dựa vào Nhật để đánh Pháp .
-Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp ?
-Trình bày kết quả thảo luận 
-Nhật Bản trước đây là là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây và nguy cơ mất nước, Nhật Bản đả tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng : Nhật cũng là một nước châu Á “ đồng văn đồng chủng” (tức là cùng chung nền văn hoá Á Đông, cùng chủng tộc da vàng) nên hi vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp.
*Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp)
Tìm hiểu về phong trào Đông du : Hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là đưa thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật Bản (một nước ở phương Đông) nên gọi là phong trào Đông du. Phong trào bắt đầu từ năm 1905, chấm dứt vào đầu năm 1909; lúc đầu có 9 người; lúc cao nhất (19

File đính kèm:

  • doctuan 5.doc