Giáo án Khoa học 4 - Trao đổi chất ở thực vật

Gọi HS lên bảng TLCH: Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật? Để cây trồng cho năng suất cao hơn, người ta đã tăng lượng không khí nào cho cây?

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu, ghi đầu bài.

- Yêu cầu HS quan sát hình trang 122, 121 SGK, mô tả hình vẽ mà em thấy.

- Gọi HS trình bày.

- GV nhận xét.

+ Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống?

+ Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì?

+ Quá trình trên được gọi là gì?

+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật?

 

docx5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Trao đổi chất ở thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác,...
2. Kĩ năng
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn khoa học.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh
- Học sinh: SGK Khoa học.
III. Các hoạt động dạy học
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
33’
3’
1. Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Nội dung
* Hoạt động 1: Trong quá trình sống thực vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?
* Hoạt động 2: Sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trư* Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS lên bảng TLCH: Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật? Để cây trồng cho năng suất cao hơn, người ta đã tăng lượng không khí nào cho cây?
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu, ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 122, 121 SGK, mô tả hình vẽ mà em thấy.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét.
+ Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống?
+ Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì?
+ Quá trình trên được gọi là gì?
+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật?
- Yêu cầu HS trao đổi cặp, TLCH:
+ Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào?
+ Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào?
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật và sơ đồ sự trao đổi thức ăn ở thức vật và giảng bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật gồm sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn.
- Gọi đại diện HS trình bày.
- GV nhận xét, khen ngợi.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS lên bảng.
-Lắng nghe, ghi bài.
- Quan sát và trao đổi.
- Trình bày: Hình vẽ mô tả cây xanh cần có nước, ánh sáng Mặt Trời, chất khoáng có trong đất từ phân của động vật như: bò, trâu,...Ngoài ra, để cây phát triển tốt còn phải bổ sung thêm khí ô-xi và khí các-bô-níc có trong không khí.
+ Các chất khoáng có trong đất, nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi.
+ Khí các-bô-níc, hơi nước, khí ô-xi và các chất khoáng khác.
+ Quá trình trao đổi chất của thực vật.
+ Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bô-níc và các chất khoáng khác.
- Trao đổi và trả lời:
+ Thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
+ Dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, hơi nước, các chất khoáng và thải ra khí ô-xi, hơi nước và chất khoáng khác.
- Theo dõi.
- Vẽ sơ đồ trong nhóm.
- Trình bày.
-Lắng nghe, thực hiện.
Tiết 5 Khoa học
ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.
2. Kĩ năng
- Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc vật nuôi trong nhà.
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn khoa học.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh
- Học sinh: SGK Khoa học.
III. Các hoạt động dạy học
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
33’
3’
1. Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Nội dung
* Hoạt động 1: Mô tả thí nghiệm.
* Hoạt động 2: Điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS lên bảng TLCH: Thực vật cần gì để sống?
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu, ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS qan sát 5 con chuột trong thí nghiệm, thảo luận nhóm mô tả, phân tích thí nghiệm theo hướng:
+ Mỗi con chuột được sống trong những điều kiện nào?
+ Mỗi con chuột này chưa được cung cấp những điều kiện nào?
- Gọi HS trình bày.
+ Chuột sống ở hộp số 1: được cung cấp ánh sáng, nước, không khí nhưng thiếu thức ăn.
- GV nhận xét.
+ Các con chuột trên có những điều kiện sống nào giống nhau?
+ Con chuột nào thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường? Vì sao em biết điều đó?
- Yêu cầu HS quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước? Vì sao?
+ Con chuột số 1 sẽ chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được một thời gian nhất định.
+ Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bị bịt kín, không khí không thể vào được.
- Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS lên bảng.
-Lắng nghe, ghi bài.
- Quan sát và thảo luận.
- Trình bày: 
+ Chuột sống ở hộp số 2: được cung cấp ánh sáng, không khí, thức ăn nhưng thiếu nước.
+ Các con chuột trên được cùng nuôi thời gian như nhau, trong một chiếc hộp giống 
nhau.
+ Con chuột số 1 thiếu thức ăn 
vì trong hộp của nó chỉ có bắt nước. Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong hộp của nó chỉ có đĩa thức ăn. Con chuột số 4 thiếu không khí để thở vì nắp hộp được bịt kín, không khí không thể chui vào. Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối.
- Quan sát và trả lời:
+ Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4 vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết.
+ Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không được tiếp xúc với ánh sáng.
- Phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng.
-Lắng nghe, thực hiện.sPP

File đính kèm:

  • docxBai_62_Dong_vat_can_gi_de_song.docx